No icon

co-nen-dot-vang-ma-hay-khong

Có nên đốt vàng mã hay không?

Cứ mỗi mùa lễ hội đến, cả nước lại lao nức mua sắm cho ông bà mình đủ các loại hàng mã, từ tiền vàng cho đến mũ, áo, ngựa, người hầu,… cho đến các loại “dời ơi đất hỡi”.

Nhưng điều đó không giải quyết được điều gì mà khiến người Phật tử phải chịu sự vô minh lớn.

1. PHẢN BỘI NIỀM TIN NHÂN QUẢ :

– Bạn là Phật tử, bạn thường hoan hỷ và khuyên người hãy “tin sâu nhân quả”. Nhưng việc làm của các bạn ra sao?

+ Các bạn không tin người thân của các bạn có thể tái sinh chuyển thế vào các cảnh giới khác nhau tuỳ theo nghiệp báo, mà các bạn luôn nuôi một quan điểm đó là người chết sống ở … “cõi âm” hay “âm ti”,… Điều đó là phản nhân quả thứ nhất!

đốt vàng mã

+ Các bạn biết rằng ” Một khi vô thường đến, mọi thứ không mang theo, chỉ có nghiệp theo mình” nhưng các bạn lại … đốt hàng mã và nghĩ rằng người thân mình sẽ nhận được. Đó là phản nhân quả thứ hai!

+ Một người đa mất, 6 căn đều hoại, đối với họ chẳng còn thứ gì có thể giao thiệp với thế giới vật chất này. Bạn có bao giờ thấy bạn sắp mâm cơm cúng mà thấy mâm cơm đó bị ăn bớt mất miếng thức ăn nào không? Bạn có thấy họ bay ngự trên bàn thờ không?… Vì người thân của bạn chẳng thể làm gì khi 6 căn của họ đã tan hoại cùng cơ thể bỏ lại. Họ không nhìn thấy, không nghe thấy, không ngửi được, không nếm được, không còn cảm thọ, thứ duy nhất họ biết đó là tâm bạn giờ ra sao! Đó là phản nhân quả thứ ba!

+ Đốt giấy làm hàng mã thì sẽ ra tro. ngoài ta không ra cái gì khác như người ta từng nghĩ. Đó là phản nhân quả thứ tư!

2. NUÔI TÂM SÁT SINH và LÃNG PHÍ

Do các bạn không hiểu cội nguồn của việc đốt vàng mã, chính vì không biết các bạn nuôi tâm sát sinh. Tội chính từ không biết (vô minh) mà ra.

Thời xưa khi có quý tộc mất, hay có đại dịch,…, các tế đàn được lập ra. Trong tế đàn, tiêu tốn rất nhiều của cải và giết đi vô số sinh mạng, rất nhiều người bị tế sống, rất nhiều động vật bị giết chỉ vì một tế đàn, vàng bạc châu báu cũng phải đem bỏ.

Nhận thấy sự vô ích và phi lý trong các tế đàn mà một hình thức được lập ra để ngăn chặn sự tàn ác và tiêu tốn của cải vào điều vô ích. Đó chính là đồ giả thay thế đồ thật, một hình thức “trộm long tráo phượng”, nhờ vậy mà rất nhiều của cải, rất nhiều sinh linh được sống.

Tuy nhiên đó là ở thời kỳ lạc hậu, còn trong thế giới văn minh chúng ta, khi những tập tục tế sống ấy không còn hoặc chỉ tồn tại ở một số ít nơi. Thì thiết nghĩ, hậu nhân phải hiểu tấm lòng từ bi và dụng ý của người đi trước khi tạo ra đồ giả, thì nên bỏ hẳn việc làm vô ích ấy. Đằng này, hậu nhân lại càng say mê sắm những đồ giả đắt tiền, nào người hầu, nào thú nuôi, thú cưỡi,… Làm tiêu tốn của cải và nuôi tâm mình với quan điểm hiến tế những người hầu, thú cưỡi, thú nuôi kia xuống cho ông bà dùng.

3. BẤT HIẾU

Chúng ta luôn ca ngợi sự hiêu thảo nhưng ngày thường khi ông bà cha mẹ còn sống thì không dốc lòng, ân cần chăm sóc. Đến khi họ mất đi, khóc dòng, nghĩ rằng những thứ mình đốt xuống có thể bù đắp những tháng ngày không chăm sóc, trông nom của mình đối với họ thì thật là đáng gọi là bất hiếu.

Mọi thứ mang không đi, chỉ có nghiệp theo mình. Hiểu được câu đó, người con, người cháu phải dốc lòng làm thiện để có được nhiều công đức hồi hướng phước nghiệp cho họ. Thay vào đó, người sống lại đâm đầu vào đốt lấy đốt để một thứ giả tạo với mong muốn người chết nhận được. Đó có phải là bất hiếu?

4. TIẾP TAY CHO MÊ TÍN, DỊ ĐOAN, VÀ NHỮNG NGƯỜI LÀM LỢI TRÊN SỰ MÊ TÍN CỦA MÌNH

Hàng mã ngày càng có nhiều mẫu mã mới, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. Đồng nghĩa với đó, giá trị của đống hàng mã đó có khi lên đến hàng trăm cho đến hàng triệu. Tất cả vì sự mê tín, phô trương của người dân mà tiếp tay cho tệ nạn ra đời. DDMT cũng không rõ đã từ bao giờ mà cái tục đốt xe, đồng hồ, đốt máy bay, người hầu … xuất hiện nhưng chắc chắn một điều là tất cả để phục vụ cho lòng tham của người thế gian cố tình gán cho mong muốn của người quá cố cũng như sự mê tín đến khổ sở của họ.

3. DỐI MÌNH – DỐI NGƯỜI – BỊ NGƯỜI DỐI

Dối mình thì chớ, lại đi dối người, lại còn bị chính người dối. Sự vô minh đó cứ chảy mãi, và nó không thể dẫn đến trí tuệ. Cánh cổng tiến đến chân lý như thật của Phật giáo sẽ đóng lại với những người tự nhận mình là Phật tử như thế.

Bài viết được www.xuanngiao.com sưu tầm, quan điểm của bạn ra sao về tục đốt vàng mã trong dân gian?

TAMTHUC

Comment