tai-sao-con-nguoi-lai-bi-benh
Tại sao con người lại bị bệnh?
- bởi map --
- 08/01/2016
Ngày xưa, ở một gia đình nọ, có một cô nương mới 18 tuổi đã qua đời. Sau khi chết xuống đến âm phủ, cô đã kết phu thê cùng với một vị quan tra hình của địa phủ. Sau khi cô gái chết được 1 năm, có 1 lần, nguyên thần người em trai 12 tuổi của cô gái đã đi tới địa phủ. Dưới cõi âm này, cậu ta nhìn thấy chị gái và người anh rể, mấy người họ gặp nhau đều rất vui mừng.
Ngày hôm sau, người anh rể đi tuần, cậu em trai cũng muốn đi theo. Nhưng người anh rể nói: “Chỗ kia sao có thể tùy tiện mà đi được?”. Người chị nhẹ nhàng thuyết phục: “Chàng hãy để em trai đi cùng đi!”. Người chồng nói: “Muốn đi cũng được, nhưng ta phải dán miệng cậu lại đã”. Nói xong, liền dùng một miếng vải dán miệng cậu em vợ lại, rồi 2 người mới lên đường.
Tới nơi, nhìn thấy rất nhiều tội phạm được mang đến tra khảo tội hình, các dụng cụ dùng để tra hình đều có đủ loại. Trong đám tội nhân được mang đến, có một người là chịu loại cực hình: bị nung đốt từ sau lưng, lưng bị là ủi nóng đến mức bốc khói. Người này đau đớn khôn cùng, đau đến mức tê tâm liệt phế. Lúc này, cậu em trai lấy tay túm lấy áo anh rể như muốn nói gì đó, nhưng người anh này lại vỗ nhẹ vào vai cậu, ý bảo không cần phải phản ứng.
Đợi đến khi về nhà, bóc bỏ miếng vải dán trên miệng cho cậu em, người anh rể hỏi: “Lúc nãy, cậu muốn nói gì vậy?”. Cậu em trả lời: “Người bị tra tấn đó là bác trai của tôi, bác trai bị đau như vậy, tôi sao có thể đứng yên được?”.
Người anh rể nói cho cậu em biết: “Người bác trai trong âm phủ này chính là ‘âm mạng’ của bác trai trên dương gian. Ở dưới đây, bác trai bị tra hình, thì chính là tương ứng với người bác trai trên dương gian đang bị bệnh ở lưng. Nguyên nhân là người bác trai này đã dùng vai, lưng vác trộm đồ của người khác. Nếu muốn khỏi bệnh, thì đầu tiên người bác này phải từ nội tâm mà thật lòng hối lỗi và nhận tội. Sau đó hãy dùng tàn hương (tro sau khi đốt hương) trộn với mỡ rán bôi vào chỗ bị đau, mấy ngày sau là có thể khỏi bệnh”.
Nghe vậy, cậu em trai nhanh vội trở về dương gian. Cậu liền lập tức đến gặp người bác trai, quả nhiên thấy người bác này đang bị đau lưng, đau đớn đến mức không thể bước đi được. Cậu hỏi bác trai: “Có phải bác đã vác trộm đồ của người ta không?”.
Bác trai của cậu kinh sợ đến ngẩn người, không hiểu vì sao đứa cháu này lại có thể biết chuyện. Cậu em trai đem sự tình thấy được dưới âm phủ kể hết cho người bác. Người bác trai lúc này mới thật sự thấy hối hận vì chính mình lại tự làm hại mình. Sau đó đã cùng với cháu trai thành tâm dâng hương hối lỗi, rồi dùng mỡ rán trộn với tàn hương bôi vào chỗ đau, quả nhiên không lâu sau thì bệnh khỏi.
Kỳ thực, cách giải thích của y học Trung Quốc cổ đại là phù hợp với khoa học hiện đại. Ví dụ: Trung y giảng nội ngũ độc là giận, buồn, oán, hận, phiền; ngoại ngũ độc là gió, lạnh, khô, nóng, ẩm ướt. Nội ngũ độc là gốc rễ, ngoại ngũ độc là yếu tố bên ngoài, mà nội ngũ độc lại trực tiếp quan hệ đến sát, trộm, dâm, vong, rượu.
Trung y cổ đại có thể từ bộ phận bị bệnh trên cơ thể người bệnh mà đoán được người đó đã mắc sai lầm gì, đã làm điều gì thất đức.
Ví dụ: dâm loạn hoặc oán hận thì gây tổn thương thận và âm bộ; bất nghĩa hoặc muộn phiền thì làm tổn thương phổi; bất nhân hoặc cáu giận thì gây tổn thương gan; tâm bất chính hoặc buồn bực nổi nóng thì tổn thương tim; thất tín hoặc oán thì thương tổn tỳ.
Vậy nên, những người có phẩm đức thiện lương, khoan dung cao thượng và biết nhẫn nhịn … thì sẽ có một thân thể khỏe mạnh, chính là đạo lý này!
Cũng bởi vậy mà người ta mới nói:
Tửu sắc tài khí chắn bốn tường,
Mỗi người đều nhốt trong tường đó,
Có người vượt khỏi tường mà đi,
Không phải thần tiên cũng thọ trường.
Vậy Khi người ta mắc bệnh, chính là “người âm” đang chịu cực hình
Mỗi người sống trên dương gian thì dưới âm phủ đều có một “âm mạng” tương ứng. Khi người trên dương gian đau đớn bệnh tật, thì có thể chính là lúc “âm mạng” đang chịu cực hình.
Kết luận : Bài bài tuy không có sức thuyết phục và đối với người bình thường thì khó có tin. Nhưng dù các bạn không tin, nhưng sự thật vẫn là sự thật.
Ví dụ nếu ta nói chuyện với con phù du, ta bảo : ” Này bạn, bạn có tin không khi mạng số một đời của bạn chỉ bằng giấc ngủ trưa của tôi.”
Cũng vậy, ta là phàm phu khó mà biết được sự việc diễn ra dưới địa ngục ra sao.
Nhưng xét về tín Nhân Quả của Phật Giáo, thì bài này nói đúng luật Nhân Quả thiện Ác (do gánh trộm đồ của người nên bị bệnh ở lưng) như vậy là Chánh. Nó cũng cho ta biết thêm : Tại Sao Con Người Lại Bị Bệnh? Do họ làm Thập
Ác, cổ đức bảo :
Mỗi người đều có ba nghiệp chướng sau đây:
Thân nghiệp: tội lỗi do thân xác gây nên.
Khẩu nghiệp: tội lỗi do miệng lưỡi gây nên.
Ý nghiệp: tội lỗi do ý tưởng gây nên.
Ba nghiệp chướng ấy khiến con người phạm mười điều ác kể ra dưới đây:
Thân nghiệp sanh 3 điều ác:
1/ Sát sanh
2/ Đạo tặc
3/ Tà dâm
Khẩu nghiệp sanh 4 điều ác:
1/ Lưỡng thiệt
2/ Ỷ ngôn
3/ Ác khẩu
4/ Vọng ngữ
Ý nghiệp sanh 3 điều ác:
1/ Tham lam
2/ Sân nộ
3/ Si mê
Vậy mà khi bị bệnh con người lại chạy kiếm thầy thuốc, nếu mà làm ác quá nặng thì chữa sẽ không khỏi và chủ yếu chỉ tốn Tiền mà chẳng giúp đặng ai.
Cách Chữa Bệnh Hiệu Quả Nhất Là Gì?
Người đời nay, xét thấy nặng Nhất nghiệp SÁT SiNH
1. Sám Hối: Thấy có lỗi với những nghiệp Ác thường làm, và nguyện từ nay không tái phạm nữa.
Tác dụng thuốc này:
Sám hối chỉ làm giảm nhẹ nghiệp, mau hết bệnh thôi. Bởi vì nếu lúc trước đề đầu, cắt cổ, đập đầu, đánh vẫy,… đau đớn biết dường nào. Nay xin lỗi chỉ làm nhẹ bớt tội đi mà thôi, để dễ dàng làm Thiện bù đấp lại.
2. Ta nên PHÓNG SANH: để giải nghiệp Sát Sinh từ những tiền kiếp tới hiện nay (có thế do vô tình hoặc cố ý). Khi trị bệnh bằng cách này không những mau hết bệnh, ít tốn tiền thuốc men, khỏi nhọc sức. Mà tương lai còn được phước báo, gieo duyên lành đối với họ.
Trên chỉ về nghiệp Sát Sinh, hãy lấy đó mà suy đối với các nghiệp khác. Cổ Thi :
577. Bớt giết vật đặng mà cúng tế,
Gẫm Thánh-Thần đâu có tư riêng.
Rủi ốm đau bởi tại căn tiền,
580. Hoặc hiện kiếp làm điều bạo-ác.
Phải ăn-năn phước-điền tạo-tác,
Lo thuốc thang khẩn-vái Phật Trời.
Nguyện sửa lòng ắt Phật giúp đời,
584. Xuống phước rộng từ-bi hỉ-xả.
Đấng Thần-Minh công bình trực dạ,
Đâu ăn lo đổi họa làm may.
Mở tâm linh nghĩ đến đoạn này,
588. Điều họa phước ấy cơ báo ứng.
Chẳng biết thân còn toan chứa đựng,
Quả bất lành chưa trả vay thêm.
Cầu cho đời sóng lặng gió êm,
592. Đặng bá-tánh an-nhàn tu niệm.
Comment