No icon

nguyen-nhan-va-cach-phong-gap-ac-mong-khi-ngu

Nguyên nhân và cách phòng gặp ác mộng khi ngủ

Ác mộng là những giấc mơ gây phiền nhiễu, đánh thức giấc ngủ của con người. Cảm xúc phát triển trong mỗi cơn ác mộng là sự lo lắng, sợ hãi hay đôi khi là tức giận, buồn bã. Ác mộng thường gặp là sự truy đuổi bởi người hoặc động vật hay sự ám ảnh bởi ma quỷ.

 
Những ai sẽ bị gặp ác mộng?
Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc gặp ác mộng là điều không tránh khỏi ở bất kì ai. Theo số lượng thống kê trẻ em thường gặp ác mộng trong độ tuổi 3-4 hoặc 7-8. Tỉ lệ gặp ác mộng của người lớn không nhiều như trẻ em, khoảng 5 – 10% mỗi tháng. Việc gặp ác mộng không phản ánh bất kì vấn đề bất bình thường nào, đó chỉ là một phần trong sự phát triển cơ thể của mỗi con người.
Tại sao con người gặp ác mộng?
Sự lo lắng và căng thẳng
Theo Hiệp hội Quốc tế nghiên cứu những giấc mơ (IASD- International Association for the Study of Dreams), sự đau buồn về việc mất đi một người thân yêu, sự đau khổ khi chứng kiến ​​một cuộc tấn công hoặc tai nạn nghiêm trọng, hay sự rối loạn stress hậu chấn thương tâm lý (PTSD- Post-traumatic stress disorder ) là nguyên nhân gây ra những cơn ác mộng.
Nhưng cơn ác mộng không chỉ xảy ra bởi những chấn thương tâm lý. Nó có thể xuất phát từ sự căng thẳng hàng ngày, chẳng hạn như công việc ,lo lắng  về tài chính, hoặc những thay đổi lớn trong cuộc sống như chia tay, ly hôn.
Thức ăn cay
Trong một cuộc nghiên cứu nhỏ được xuất bản bởi tạp chí Tạp chí quốc tế về tâm thần sinh lý học (International Journal of Psychophysiology) chỉ ra rằng những người đàn ông ăn đồ cay trước khi ngủ có tỉ lệ gặp ác mộng cao hơn với những người không ăn cay. Quá trình trao đổi chất tăng lên khi ngủ gây tác động tới sự hoạt động của não, điều chỉnh suy nghĩ hay giấc mơ. Thức ăn cay khiến nhiệt độ cơ thể tăng ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ.
Đồ ăn chứa chất béo
Năm 2007, một bản báo cáo tâm lý nghiên cứu về lượng thức ăn hữu cơ tiêu thụ của mỗi cá thể đã đưa ra giả thuyết chất béo trong đồ ăn ảnh hưởng tiêu cực đến giấc mơ. Tỉ lệ hàm lượng chất béo trong những loại “thực phẩm rác” (thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người) tỉ lệ thuận với mật độ gặp ác mộng.
Chất cồn
Rượu được coi là một chất xúc tác khiến con người xua tan đi sự căng thẳng  hay mệt mỏi nhưng nó chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Nếu con người quá phụ thuộc vào chất cồn dễ gây nghiện này thì sẽ mang lại ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, giấc ngủ cụ thể là việc đối mặt với những cơn ác mộng hàng ngày.
Thuốc
Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần , đặc biệt là thuốc phiện và những chất kích thích, gây nghiện là những yếu tố gây tác động mạnh đến não bộ và sức khỏe gây nên những cơn ác mộng kéo dài trong giấc ngủ. Một nghiên cứu năm 2008 được công bố trong tạp chí Pyschopharmacology (tạp chí nghiên cứu tác dụng và tác hại của thuốc) cho kết quả rằng thuốc ketamine_ một loại thuốc gây mê, giảm đau khiến tỉ lệ gặp ác mông rất cao trong giấc ngủ của con người.
Bệnh tật, ốm đau
Các nhà khoa học nghiên cứu cho thấy bệnh sốt, cảm cúm là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể con người suy nhược, gây rối loạn giấc ngủ  mang đến những cơn ác mộng không mong muốn.
Làm thế nào để tránh khỏi những cơn ác mộng ?
Một số mẹo nhỏ giúp chúng ta tránh khỏi ác mộng:
– Dựa trên những nguyên nhân gây nên ác mộng, người ta có thể hạn chế những thói quen không tốt gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như giảm phụ thuộc vào thuốc men, bỏ rượu bia, giảm lượng tiêu thụ các loại thức ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ.
– Dành nhiều thời gian thư giãn hơn trong cuộc sống để tránh những tác hại của việc stress tâm lý gây nên.
– Tìm gặp sự tư vấn và giúp đỡ của bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài.

Comment