No icon

-dieu-ban-nen-hoi-bac-si-ve-nguy-co-ung-thu

7 điều bạn nên hỏi bác sĩ về nguy cơ ung thư

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta đều bận rộn và một cuộc trò chuyện dài với bác sĩ là điều không dễ dàng. Đặc biệt, cuộc trò chuyện về ung thư là cần thiết nhất nhưng lại khó thực hiện nhất.

Dưới đây là phần tư vấn của Tiến sĩ Linda Nebeling từ Viện Ung thư Quốc gia Mỹ về những điều bạn nên hỏi bác sĩ đối với nguy cơ ung thư của mình.

Bận rộn đến mấy, bạn cũng nên đặt những câu hỏi dưới đây cho bác sĩ về căn bệnh ung thư

Người thân của tôi mắc ung thư, vậy tôi có bị ảnh hưởng?

Nếu thành viên trong gia đình bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, hãy hỏi bác sĩ về nguy cơ của bạn. Không phải tất cả các bệnh ung thư là do di truyền và có thể chẩn đoán ban đầu chưa được chính xác. Thông thường, bác sĩ sẽ hỏi liệu bạn có thay đổi nào về lịch sử y tế gia đình trong thời gian gần đây nhưng nếu bác sĩ quên điều này, bạn phải chủ động.

 7 điều bạn nên hỏi bác sĩ về nguy cơ ung thư - 1

Nếu gia đình có tiền sử bệnh ung thư, tôi có nên thay đổi độ tuổi khám sàng lọc?

Hãy hỏi bác sĩ điều này nếu gia đình bạn có người mắc bệnh ung thư. Lúc đó, bác sĩ sẽ tính toán mức độ ảnh hưởng, di truyền và đưa ra lời khuyên về việc kiểm tra sức khỏe. Ví dụ, nếu mẹ và chị gái của bạn mắc ung thư vú trước 50 tuổi, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên bắt đầu sàng lọc chụp quang tuyến vú trước tuổi 40.

Liệu công việc của tôi có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư?

Theo tiến sĩ Nebeling, thông tin về công việc rất quan trọng, ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư của bạn. Ví dụ, không chỉ nhà máy lọc dầu hoặc mỏ than, những môi trường chứa chất gây ung thư vẫn có thể xuất hiện trong các lĩnh vực khác. Chuyên gia Nebeling khuyên bạn nên nói chuyện với bác sĩ về những nơi bạn từng làm việc (kể cả việc làm thêm), những nơi bạn có khả năng tiếp xúc với hóa chất, cho dù là các loại khí đốt, amiăng.

Tôi có nên tìm dấu hiệu ung thư trên da mình?

“Da là một trong những bộ phận nếu kiểm tra sẽ dễ dàng nhận ra bệnh tật nhất trên cơ thể chúng ta”, tiến sĩ nói. Nebeling nói rằng nhiều bệnh nhân không chịu tự kiểm tra da cho đến khi xuất hiện một vết thương không chịu lành, đi khám mới tá hỏa vì biết mình bị ung thư da. Bác sĩ sẽ chỉ cho bạn những kiến thức cơ bản nhận biết những vùng da tổn thương hoặc nốt ruồi bất thường.

Những loại polyp nào gây ung thư?

Bác sĩ Therese Bevers, Giám đốc y tế Trung tâm phòng chống Ung thư tại Đại học Texas (Viện Anderson), cho biết bà đã gặp nhiều người hoàn toàn không hiểu được kết quả tầm soát ung thư đại tràng của mình.

Theo bác sĩ này, có 2 dạng polyp thường gặp nhất là polyp tăng sản và polyp tuyến. Polyp tăng sản thường có kích thước nhỏ, hay gặp ở đoạn cuối đại tràng, rất ít khi trở thành ác tính. Còn polyp tuyến (adenomatous) là loại polyp bạn nên quan tâm vì không phải tất cả các polyp loại này đều phát triển thành ung thư nhưng chúng được coi là tiền ung thư.

Người bị u tuyến nên đi khám sàng lọc thường xuyên hơn, cứ 3-5 năm/lần tùy thuộc khối lượng và kích thước khối u. Trong khi đó, người có polyp tăng sản chỉ nên khám sàng lọc 10 năm một lần.

 7 điều bạn nên hỏi bác sĩ về nguy cơ ung thư - 2

“Da là một trong những bộ phận nếu kiểm tra sẽ dễ dàng nhận ra bệnh tật nhất trên cơ thể”

Tất cả những xét nghiệm di truyền đều có ích với tôi?

Câu trả lời là không. Chuyên gia Nebeling cho rằng những người có họ hàng hoặc thành viên có quan hệ huyết thống trực tiếp (cha, mẹ, anh chị em, con cái) mắc ung thư, thì bạn mới nên tiến hành những xét nghiệm này.

Tôi có thể làm gì để giảm nguy cơ ung thư?

Nếu lịch sử bệnh tật gia đình hoặc những công việc đã làm trong thời gian qua là không thể thay đổi, thì thói quen là điều bạn nên thay đổi để giảm rủi ro. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên, cho bạn biết những hoạt động lành mạnh tác động lớn đến nguy cơ ung thư của bệnh nhân. Ví dụ: Bỏ thuốc lạ, bôi kem chống nắng, ăn nhiều trái cây, rau quả, tập thể dục thường xuyên, tránh thức uống có cồn…
Theo L. Thoa (Người lao động)

TAMTHUC

Comment