No icon

chua-khoi-benh-tieu-duong-nha-bai-thuoc-tu-cay-co-vuon-nha

Chữa khỏi bệnh tiểu đường nhà 2 bài thuốc từ cây cỏ vườn nhà

Về điều trị bệnh tiểu đường, nhiều thầy thuốc cũng sử dụng cây chuối hột. Trong đó phổ biến nhất là bài thuốc: Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống.

Vốn say mê khám phá tác dụng chữa bệnh của cây cỏ tự nhiên, sư thầy Thích Nguyên Đông (chùa Tế Cát, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) đã sáng chế ra nhiều bài thuốc đơn giản mà hiệu quả, giúp người dân trị bệnh không tốn kém.

Trong số đó, bài thuốc ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường là bài thuốc khá độc đáo của sư thầy. Độc đáo ở chỗ, nó chỉ gồm nguyên liệu duy nhất là cọng lá chuối hột.

Vị thuốc đa năng

Theo danh sách những thầy thuốc chữa bệnh gia truyền của Hội Đông y Việt Nam, chúng tôi đến chùa Tế Cát vào một ngày cuối tuần nắng gắt. Bầu không khí chốn cửa thiền khác hẳn với ồn ào, gió bụi của thế giới bên ngoài, thật yên tĩnh và trong lành. Chẳng thế mà, những bệnh nhân tới đây chỉ cần hít thở bầu không khí cũng thấy những lo lắng trong lòng vơi đi.

 Sư thầy chùa Tế Cát bật mí bài thuốc ổn định đường huyết từ cọng lá chuối hột 1

Sư thầy Thích Nguyên Đông chia sẻ với PV về bài thuốc trị tiểu đường từ cây chuối hột.

Tiếp chúng tôi, sư thầy Thích Nguyên Đông (50 tuổi) cho biết: “Nhà tôi có nghề làm thuốc gia truyền từ lâu, đến tôi là đời thứ 4. Nhưng tôi được học nghề thuốc không phải từ cha mà từ chú ruột. Ngay từ nhỏ, tôi đã theo chú đi hái thuốc khắp nơi. Khi tôi nhập ngũ thì không theo nghề thuốc được nữa. Bẵng đi một thời gian, tình cờ lên Tây Nguyên công tác, tôi bắt gặp rất nhiều cây thuốc quý và rất muốn tìm hiểu. Lúc này, tôi mới nhận thấy nghiệp y thuật đã ăn sâu vào máu mình. Tôi trở lại tìm tòi, học hỏi thêm về nghề thuốc và sau khi đi tu, tôi vẫn khám chữa bệnh tại chùa”. Được biết, bên cạnh những kiến thức nền của gia đình, sư thầy Thích Nguyên Đông đã đi học thêm lớp lý luận Y học cổ truyền của tỉnh Hà Nam Ninh.

Thầy Đông cho biết các bài thuốc gia truyền của gia đình thầy đều xuất phát từ những cây cỏ, động vật Việt Nam. “Có thể nói, đất nước ta chỗ nào có cây cối, động vật sinh vật sống thì nơi đó có cây con làm dược liệu điều chế thuốc. Cây cỏ quanh ta có đến 70% có thể dùng làm thuốc. Bởi vậy, dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc hay, đơn giản mà hiệu quả điều trị rất cao. Ví dụ như cây cỏ nhọ nồi (cỏ mực) trong sách dược liệu cổ gọi là Hạn liên thảo, mọc hoang ở khắp nơi có tác dụng mát huyết, chỉ huyết. Loại cây này chống được sốt xuất huyết, cầm máu khi xuất huyết đường ruột… Nhìn chung, thuốc Nam rất đa dạng, có tác dụng chữa các bệnh từ nặng đến nhẹ, từ bệnh cấp tính đến mạn tính”, thầy Đông cho biết.

Cũng chính bằng những dược liệu sẵn có tại địa phương và trồng tại các vườn thuốc, sư thầy Thích Nguyên Đông đã khám phá ra bài thuốc trị tiểu đường rất đơn giản. Đó là bài thuốc từ cọng lá cây chuối hột. Lý giải về bài thuốc này, thầy Đông cho biết: “Khi chữa bệnh, cách nào đỡ tốn tiền cho người dân nhất thì tôi làm. Thực tế, nhiều cây cỏ tự nhiên bản thân nó đã mang rất nhiều tác dụng, không cần pha trộn hay chế biến theo kiểu phức tạp nào nữa. Chuối hột cũng là một dược liệu quý như vậy”.

Bài thuốc của thầy Đông được áp dụng cho bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo đó, người bệnh lấy cọng lá cây chuối hột vắt lấy nước, uống mỗi một ngày 2 cốc. Điều chú ý là phải lấy cọng lá vào sáng sớm, lúc mặt trời chưa lên. Theo thầy Đông giải thích thì điểm điểm này, cọng chuối còn nhiều nước, khi mặt trời lên hút hết nước thì cọng sẽ rất khô. Người bệnh tùy theo tình trạng bệnh mà sử dụng từ 1-2 tháng.

“Chuối hột là vị thuốc rất đa năng. Ngoài sử dụng cọng lá thì có thể đào lấy củ cây rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Việc dùng thường xuyên và lâu dài cũng có tác dụng ổn định đường huyết. Ngoài ra, chuối hột còn được dân gian dùng trị nhiều bệnh khá hiệu quả mà không tốn kém. Trong cuốn “450 vị thuốc Nam có tên trong bản Dược thảo Trung Quốc”, lá và vỏ quả chuối hột khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng sưng chân; rễ sắc uống chữa cảm mạo, bệnh dạ dày, đau bụng…”.

Sư thầy chùa Tế Cát bật mí bài thuốc ổn định đường huyết từ cọng lá chuối hột 2

Nước vắt từ cọng chuối hột, bài thuốc đơn giản của sư thầy Thích Nguyên Đông

Bài thuốc chữa tiểu đường thể nặng

Trao đổi với chúng tôi về tác dụng của chuối hột trong điều trị bệnh tiểu đường, lương y Vũ Quốc Trung, Trưởng phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng (Hà Nội) cho biết, chuối hột còn gọi là chuối chát, là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh, thànhnh trên cả nước. Quả chuối hột lành, khi chín ăn ngọt nhưng có nhiều hột. Trong dân gian, người ta thường dùng chuối hột để chữa bệnh sỏi thận. Về điều trị bệnh tiểu đường, nhiều thầy thuốc cũng sử dụng. Trong đó phổ biến nhất là bài thuốc: Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống. Dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết. Về các bài thuốc của sư thầy chùa Tế Cát, lương y Vũ Quốc Trung nhận định: “Dùng nước của cọng lá chuối hột điều trị tiểu đường thì tôi chưa nghe thấy bao giờ, nhưng có rất nhiều cách sử dụng khác nhau đối với cùng một cây thuốc. Nước cây chuối hột có tác dụng hạ đường huyết thì hầu hết tất cả các bộ phận của nó cũng có tác dụng với bệnh tiểu đường. Còn bài thuốc “ấp bợ – ati sô” của vị sư thầy này, theo tôi được biết thì đã được Hội Đông y Việt Nam kiểm nghiệm rồi. Còn tác dụng đến đâu còn tùy vào sự thích ứng của cơ thể người bệnh”.

Ngoài bài thuốc đơn giản chỉ sử dụng một vị chuối hột cho bệnh nhân tiểu đường  tuýp 2 thể nhẹ, sư thầy Thích Nguyên Đông còn sáng chế một bài thuốc cho những những bệnh nhân bị nặng hơn hoặc có điều kiện uống thuốc theo thang. Đó là bài thuốc “Ấp bợ – atisô”. Bài thuốc này có 7 vị gồm: Cỏ ấp bợ 20g, atisô 20g, củ chuối hột 20, cỏ ngọt 12g, xa tiền 16g, ngổ tía 20g, ổi khương 20g (gừng vùi vào than hồng cho chín). Với bài thuốc này, nhà chùa đã chữa trị cho nhiều bệnh nhân ổn định đường huyết và giảm hẳn. Tuy nhiên sư thầy cũng lưu ý, đây là bài thuốc do thầy đưa ra để các thầy thuốc tham khảo và sử dụng phục vụ cho cộng đồng. Bệnh nhân khi uống phải được sự hướng dẫn của thầy thuốc, không nên tự uống bởi mỗi người có tình trạng bệnh khác nhau.

Cầm cuốn sổ bệnh nhân tiểu đường đưa cho chúng tôi xem, sư thầy Thích Nguyên Đông cho biết: “Đây là danh sách những người tôi đã hướng dẫn hoặc bốc thuốc cho uống. Sau khi dùng thuốc, bệnh tiến triển hay có triệu chứng gì thì tự họ ghi lại để lưu giữ hoặc cảm ơn nhà chùa”. Trong cuốn sổ, bệnh nhân ghi Nguyễn Thị Hải ở TP. Phủ Lý (Hà Nam) viết: “Tôi bị tiểu đường, điều trị bằng thuốc Tây mà lượng đường không thấy giảm mấy, lượng đường đo khi no trên 10 và đo khi đói là 8. Được người quen giới thiệu, tôi tìm về chùa Tế  Cát. Tôi được thầy Thích Nguyên Đông bốc cho uống 15 thang, nhưng uống hết số thuốc này tôi vẫn chưa thấy có tiến triển gì. Sau đó, tôi quay lại gặp thầy và nói lại tình hình bệnh. Thầy khuyên tôi nên dùng tiếp 15 thang nữa. Thật may mắn là uống hết số thuốc tiếp theo thì tôi thấy lượng đường đã trở về mức ổn định. Sau đó, tôi duy trì uống thuốc thêm vài tháng nữa thì dừng, điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện để duy trì mức đường huyết ổn định. Tôi vô cùng cảm ơn sư thầy Thích Nguyên Đông cũng như chùa Tế Cát đã giúp tôi hết nỗi lo với bệnh tiểu đường”.

Một bệnh nhân khác là Đỗ Văn Bình ở thị trấn Tam Điệp (Ninh Bình) cũng viết: “Tôi bị mắc bệnh tiểu đường đã lâu, hàng ngày thường xuyên uống ít, tiểu nhiều, mồm miệng khô háo, có những đêm mất ngủ vì tiểu tiện quá nhiều. Tôi đã điều trị ở nhiều nơi nhưng bệnh tình không giảm, lượng đường ngày một lên gây biến chứng kèm theo tay chân tê, người ngày một gầy đi. Được người ta mách, tôi đã đến chùa Tế Cát bốc thuốc từ sư thầy Thích Nguyên Đông. Sau 3 tháng dùng thuốc, tôi đi khám thấy lượng đường trong nước tiểu đã giảm rõ rệt, cơ thể khỏe lên, bớt tiểu tiện. Tôi rất cảm ơn sư thầy và nhà chùa”. Sư thầy Thích Nguyên Đông cho biết, đây là những bệnh nhân tới chùa chữa cách đây 2 – 3 năm. Hiện tại, thầy Đông khá bận bịu với công tác của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Nam nên phải đi suốt, ít có thời gian ở chùa bốc thuốc trực tiếp cho người bệnh. Vì vậy, thầy chủ yếu chỉ tư vấn cho người dân hoặc xem bệnh rồi kê đơn để bệnh nhân đến phòng khám của Hội Đông y xã bốc thuốc.

Nguồn: http://soha.vn/song-khoe/2-bai-thuoc-chua-benh-tieu-duong-the-nang-chi-tu-cay-co-vuon-nha-20140823140924911.htm

TAMTHUC

Comment