nhung-nguoi-khong-duoc-an-banh-mi
Những người không được ăn bánh mì
- bởi map --
- 17/12/2015
Bánh mì là món ăn được nhiều người lựa chọn khi không có thời gian vào bếp hay ngồi nhâm nhi bún phở, món ngon vào buổi sáng. Tuy nhiên, với một số người, cần bỏ thói quen này để đảm bảo sức khỏe.
Bánh mì là món ăn ưa thích của nhiều người vì tiện lợi, nhanh gọn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết, trong bánh mì có chứa nhiều chất phụ gia có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người ăn nếu như ăn quá nhiều.
Không giống như các loại thực phẩm khác, bánh mì và những sản phẩm chế biến từ bánh mì thường không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cơ thể.
Bánh mì được làm từ một ít bột mì, nhào với bột nở khiến bánh phồng to lên. Do đó, nó không có nhiều chất dinh dưỡng, chỉ là thức ăn bổ sung có tác dụng “chữa đói” kịp thời.
Bánh mì thường chứa nhiều chất phụ gia, đặc biệt là muối, nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, hầu hết các loại bánh mì, đặc biệt là bánh mì đóng gói trong siêu thị, cửa hàng thường chứa rất nhiều muối.
Đặc biệt khi bạn ăn dưới dạng hamburger hay pizza, sanwich có nghĩa bạn đang nạp một lượng muối vượt mức vào cơ thể.
Ngoài ra, nghiên cứu mới cũng cho biết, những người ăn nhiều bánh mỳ trắng sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim so với những phụ nữ ăn ít loại thực phẩm này.
Dưới đây là danh sách những người tuyệt đối không nên ăn bánh mì:
Người bị bệnh tim mạch
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, những người đã ăn các loại ngũ cốc yến mạch thì kết quả cho thấy trong cơ thể họ đã giảm được các cholesterol xấu.
Trong khi đó ngũ cốc lúa mì lại làm tăng tổng số cholesterol xấu. Các loại cholesterol xấu này có liên quan chặt chẽ đến các bệnh tim mạch.
Người bị tim mạch không nên ăn nhiều bánh mì.
Người bị cao huyết áp
Các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm, bánh mù, đặc biệt là mì gói chứa rất nhiều tinh bột và không đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, người bị cao huyết áp cũng là đối tượng tuyệt đối không nên ăn bánh mỳ.
Người hay bị táo bón
Với những người thường mắc chứng táo bón, khó tiêu cần nạp nhiều thực phẩm chứa chất xơ.
Tuy nhiên, bánh mỳ lại là loại đồ ăn nghèo chất xơ và thường chứa một lượng lớn tinh bột kết dính. Nếu ăn nhiều sẽ khiến tình trạng táo bón của bạn tồi tệ hơn.
Người bị bệnh tiểu đường tuýp 2
Theo các nhà khoa học trên Thế giới, tiểu đường type 2 chiếm khoảng 80-90% so với các loại tiểu đường khác.
Người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 thường gặp ở những người trưởng thành tức là sau tuổi 30.
Hiện không có cách điều trị đặc hiệu bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng có thể quản lý – hoặc thậm chí ngăn chặn các biến chứng tiểu đường bằng cách ăn các loại thực phẩm lành mạnh, tập thể dục và duy trì trọng lượng khỏe mạnh.
Với đối tượng này, ăn nhiều bánh mỳ trắng, gạo trắng, mì ống trắng và bất cứ thứ gì làm từ bột trắng sẽ có hệ quả tương tự như đường khi cơ thể bắt đầu tiêu hóa chúng.
Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường tuyệt đối không nên ăn bánh mì.
Người béo phì
Người bị béo phì cũng không nên ăn nhiều bánh mì, dễ khiến bạn tăng cân thêm.
Ăn quá nhiều bánh mì sẽ làm bạn tăng cân. Chính vì vậy, nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng, bạn nên loại bỏ bánh mì ra khỏi khẩu phần ăn của mình.
Người đang mệt mỏi
Các nhà khoa học cho rằng, ăn bánh mì ít mang lại lợi ích cho sức khỏe, chưa kể là gây hại. Bánh mì được coi là nguyên nhân của chứng “Mệt mỏi mãn tính”.
Bánh mì có chứa những chất như protein biến đổi gene, gây ra các triệu chứng của sự mệt mỏi liên tục và hiện tượng thừa cân.
Các nhà khoa học đã từng chỉ ra rằng việc sử dụng bánh mì trắng với số lượng không giới hạn dẫn đến thiếu chất xơ trong cơ thể, gây ảnh hưởng hoạt động bình thường của não bộ.
Cuộc sống hiện đại, nhiều người thường dùng bánh mì trong các bữa ăn và đây chính là nguyên nhân dẫn tới sự mệt mỏi của cơ thể.
Nguồn: http://soha.vn/song-khoe/nhung-nguoi-can-noi-khong-voi-banh-mi-2015121710564834.htm
TAMTHUC
Comment