CHÚ LUÂN ĐÀN TRƯỜNG (.PDF)
Mantra Cakra Maṇḍala
Soạn dịch: HUYỀN THANH
_Chú Luân (Mantra Cakra) nghĩa là đem chữ của Chú viết thành hình bánh xe, voay vòng theo bên phải (chiều xoay của kim đồng hồ), chuyển chẳng ngưng… hàm chứa nghĩa Pháp Luân thường chuyển với viên mãn cát tường.
_Đàn Trường (Maṇḍala): về mặt Lý của Mật Pháp thì Đàn Trường có bốn loại:
1_Tô vẽ đầy đủ dung mạo, tướng tốt của các Tôn thì xưng là Đại Mạn Trà La (Mahā-maṇḍala còn gọi là Tôn Hình Mạn Trà La)
2_Tam Muội Gia (Samaya) của các Tôn tức vẽ bày nhóm vật khí cầm tay hoặc tay kết Thủ Ấn… biểu thị cho Bản Thệ, thì xưng là Tam Muội Gia Mạn Trà La (Samayamaṇḍala)
3_Chữ Phạn của chủng tử (Bīja) với Chân Ngôn (Mantra) của các Tôn được xưng là Pháp Mạn Trà La (Dharma-maṇḍala)
4_Đem sự nghiệp uy nghi của các Tôn đúc tạo thành tượng thì xưng là Yết Ma Mạn Trà La (Karma-maṇḍala)
Như vậy Phạn Tự Chú Luân (bánh xe Chú được viết bằng chữ Phạn) thuộc về Pháp Mạn Trà La, có diệu dụng là tạo ra sự suy nghĩ cho Hành Giả, giữ gìn và thâu tóm nghĩa lý làm tiền đề cho sự tham khảo của Hành Giả tạo nên đề mục quán tưởng trì niệm nhằm đi vào Chính Định để phát sinh Trí Tuệ. Còn Thần Chú là ngôn ngữ bí mật được phát ra do sức Thiền Định nên có thần lực không thể đo lường.
Về mặt Sự thì người tu trì Chân Ngôn cần phải biết quán niệm hình tượng Bản Tôn của Pháp tu, cho nên một số Đạo Sư Mật Giáo đã phối hợp Đại Mạn Trà La với Pháp Mạn Trà La tức vẽ hình tượng của Bản Tôn với các chữ của Chân Ngôn xoay vòng chung quanh, hình thành Chú Luân Đàn Trường nhằm giúp cho người tu hành: thấy nghe, đeo đội, lễ bái, cúng dường… hay tiêu trừ nghiệp chướng, đạt được Công Đức thù thắng. Ngoài ra, việc này còn biểu thị cho Pháp Bảo có thể dùng an trí trong nhà, hoặc đeo trên thân để hộ thân, an trấn nhà cửa.
Comment