No icon

su-loai-bo-tieng-pali-khoi-ky-thi-cong-chuc-an-do-gay-soc-cong-dong-phat-giao

SỰ LOẠI BỎ TIẾNG PALI KHỎI KỲ THI CÔNG CHỨC ẤN ĐỘ GÂY SỐC CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO

Posted by: MT | 10/04/2015

SỰ LOẠI BỎ TIẾNG PALI KHỎI KỲ THI CÔNG CHỨC ẤN ĐỘ GÂY SỐC CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO

SỰ LOẠI BỎ TIẾNG PALI KHỎI KỲ THI CÔNG CHỨC ẤN ĐỘ GÂY SỐC CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO (.PDF)

SỰ LOẠI BỎ TIẾNG PALI KHỎI KỲ THI CÔNG CHỨC ẤN ĐỘ GÂY SỐC CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO

Bài đăng trên trang Civil Service Indian

http://www.news.civilserviceindia.com/removal-of-pali-from-ias-exam-shocks-buddhists/

Việt dịch: Tống Phước Khải

Quyết định gây tranh cãi về việc loại bỏ tiếng Pali ra khỏi danh mục môn thi tự chọn tại kỳ thi công chức Ấn Độ được chủ quản bởi UPSC, vào tháng 3-2013, đã tạo một cú sốc trong cộng đồng Phật giáo và nhiều tổ chức đã lên tiếng phản đối vấn đề này.

Giáo sư Siddharth Singh, Trưởng khoa Nghiên cứu Phật học và tiếng Pali tại đại học Ấn Giáo Banaras, Varanasi, Ấn Độ, đã dẫn đầu một chiến dịch phản đối quyết định này của UPSC.

Giáo sư Singh đã tạo một trang Facebook mang tên “Save Pali and Buddhist Studies in India”.

Trong một buổi nói chuyện, giáo sư Singh đã phát biểu rằng “Tình cảm của Phật tử tại Ấn Độ đã bị tổn thương bởi quyết định loại bỏ tiếng Pali ra khỏi kỳ thi công chức. Chúng tôi đã viết thư gửi đến Thủ tướng Manmohan Singh, đến lãnh đạo đối lập và đến các thành viên của Rajya Sabha và Lok Sabha về sự bất công nghiêm trọng này. Nhưng đến nay họ vẫn chưa đưa ra lý do hoặc một sự biện minh nào cho việc loại bỏ tiếng Pali khỏi kỳ thi công chức Ấn Độ.” Ông ta cũng đề cập rằng quyết định này đã được thực thi mà không có bất kỳ một lời giải thích hay biện minh nào.

Pali đã từng là một “Môn Văn học Tùy chọn” phổ biển ở kỳ thi công chức Ấn Độ (IAS). Vào năm 2010 có tới 355 thí sinh chọn thi môn Pali trong kỳ thi này, còn năm 2009 thì có 213 thí sinh.

Vậy mà có những ngôn ngữ thậm chí có số thí sinh chọn thi ít hơn nhiều nhưng vẫn không bị loại bỏ khỏi danh sách! Chẳng hạn như các ngôn ngữ Assamese, Bodo, Dogri và Manipuri.

Mức độ sử dụng tiếng Pali không phải là một lý do chính đáng để loại bỏ thứ tiếng này đi, trong khi đây là một ngôn ngữ được sử dụng cho việc nghiên cứu Phật học, mặc dù không còn được sử dụng trong giao tiếp.

Giáo sư Singh yêu cầu chính phủ Ấn Độ thu hồi quyết định về việc loại bỏ tiếng Pali ra khỏi kỳ thi công chức và công nhận tiếng Pali như là một ngôn ngữ cổ điển của Ấn Độ.

HÃY CỨU TIẾNG PALI, NGÔN NGỮ CỔ XƯA CỦA PHẬT GIÁO TẠI ẤN ĐỘ

Bài đăng trên trang Thỉnh nguyện thư Care2 The Petition Site

http://www.thepetitionsite.com/979/079/931/save-pali-ancient-classical-indian-language-of-buddhism-in-india/

(Thỉnh nguyện thư vận động ký tên online của giáo sư Singh vào năm 2014, chỉ đạt 452/1000 chữ ký)

Việt dịch: Tống Phước Khải

Người gửi: Siddharth Singh

Gửi đến: Dr. Manmohan Singh, Thủ tướng Ấn Độ

Số lượng chữ ký: 452

Việc vận động ký tên này để phản đối quyết định gần đây của chính phủ Ấn Độ về việc loại bỏ ngôn ngữ Pali , một cổ ngữ của Ấn Độ ra khỏi kỳ thi công chức của Ấn Độ được tổ chức bởi UPSC (Union Public service Commission). Theo một thông tin khác, tiếng Pali đã bị loại bỏ khỏi danh sách ngôn ngữ cổ của Ấn Độ. Tiếng Pali là thứ tiếng được cho là phương ngữ của lời dạy của riêng Đức Phật được lưu giữ trong Tam Tạng kinh điển. Đây là một kho tàng kiến thức của Ấn Độ giáo và Phật giáo và trở thành công cụ chuyển tải trong việc tuyên truyền Phật giáo trên toàn thế giới, trong khi bản thân tôn giáo này đang đứng trước nguy cơ tận diệt ở chính quê hương của mình.

Quyết định này của chính phủ Ấn Độ là phi lý, bất công và phản ánh sự thiếu hiểu biết của các quan chức Ấn Độ và các nhà lãnh đạo chính trị đối với di sản của riêng mình. Việc loại bỏ tiếng Pali của UPSC đã dẫn đến những sự phản đối mạnh mẽ không chỉ bởi những người có liên quan với công việc nghiên cứu Pali và Phật giáo mà còn tất cả những người nghiên cứu, kính ngưỡng hoặc có liên quan đến nền Ấn Độ học và Phật học trong bất kỳ hình thức nào.

Hãy lên tiếng phản đối quyết định thiếu khôn ngoan này bằng cách ký thỉnh nguyện thư gửi đến Tiến sĩ Manmohan Singh, Thủ tướng Ấn Độ để tạo áp lực đối với chính phủ Ấn Độ thu hồi quyết định của mình.

Advertisements


100%

Nguồn KinhMatGiao

Comment