A DI ĐÀ NHƯ LAI (.PDF)
Biên soạn: Huyền Thanh
Biên soạn: HUYỀN THANH
Hồng Danh A Di Đà được ghi nhận qua tên Phạn là Amṛta có nghĩa đen là bất
tử, nghĩa bóng là Cam Lộ và Hồng Danh này đã được ghi nhận rất nhiều trong các Đà
La Ni của Mật Giáo. Lại do hiển bày đặc tính Trường Thọ bằng cách dùng nước
Cam Lộ (Amṛta), khi uống vào thì chẳng già chẳng chết, nên được tôn là Cam Lộ
Vương (Amṛta-rāja), hoặc Cam Lộ Vương Như Lai (Amṛta-rāja-Tathāgata), Cam Lộ
Đại Minh Vương (Amṛta-mahā-vidya-rāja) hay Kim Cương Cam Lộ Thân (Vajraamṛta-
kāya). Do các danh hiệu này mà Đức Phật A Di Đà được ghi nhận là một trong
các Bản Tôn Diên Mệnh Trường Thọ.
Sau này Hồng Danh A Di Đà được ghi nhận qua tên phạn là Amita nghĩa là: Vô
Lượng và được xưng là Vô Lượng Phật (Amita-buddha: biểu thị cho nhân cách Giác
Ngộ của Trí Tuệ và Từ Bi không có cùng tận). Từ ý nghĩa Vô Lượng này cho nên A
Di Đà Phật được dịch ý là Vô Lượng Thanh Tịnh Phật (Amita-śuddha-buddha: biểu
thị cho sự Thanh Tịnh không có cùng tận dứt hẳn mọi bơn nhơ phiền não), Vô Lượng
Quang Phật (Amitābha-buddha: biểu thị cho Trí Tuệ giải thoát), Vô Lượng Thọ Phật
(Amitāyus-buddha: biểu thị cho Đại Định giải thoát).
Kinh Vô Lượng Thọ ghi nhận 12 Hồng Danh của Đức Phật A Di Đà là:
1_ Vô Lượng Quang
2_ Vô Biên Quang
3_ Vô Ngại Quang
4_ Vô Đối Quang
5_ Diệm Vương Quang
6_ Thanh Tịnh Quang
7_ Hoan Hỷ Quang
8_ Trí tuệ Quang
9_ Bất Đoạn Quang
10_ Nan Tư Quang
11_ Vô Xứng Quang
12_ Siêu Nhật Nguyệt Quang
Kinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm ghi nhận 13 Hồng Danh là:
1_ Vô Lượng Quang
2_ Vô Ngại Quang
3_ Thường Chiếu Quang
4_ Bất Không Quang
5_ Lợi Ích Quang
6_ Ái Lạc Quang
7_ An Ổn Quang
8_ Giải Thoát Quang
9_ Vô Đẳng Quang
10_ Bất Tư Nghị Quang
11_ Quá Nhật Nguyệt Quang
12_ Đoạt Nhất Thiết Thế Gian Quang
13_ Vô Cấu Thanh Tịnh Quang
Kinh Đại Bảo Tích 17_18 ghi nhận 15 Hồng Danh là:
1_ Vô Lượng Quang
2_ Vô Biên Quang
3_ Vô Trước Quang
4_ Vô Ngại Quang
5_ Chiếu Vương Quang
6_ Đoan Nghiêm Quang
7_ Ái Quang
8_ Hỷ Quang
9_ Khả Kiến Quang
10_ Bất Tư Nghị Quang
11_ Vô Đẳng Quang
12_ Bất Khả Xứng Lượng Quang
13_ Ánh Tệ Nhật Quang
14_ Ánh Tệ Nguyệt Quang
15_ Yểm Đoạt Nhật Nguyệt Quang
Kinh Sukhāvatī-vyūha ghi nhận 19 Hồng Danh là:
1_ Vô Lượng Quang (Amitābha)
2_ Vô Lượng Quang Minh (Amita-prabha)
3_ Vô Lượng Minh (Amita-prabhāsa)
4_ Vô Đối Chiếu Quang (Asamāpta-prabha)
5_ Vô Trước Quang (Asanghata-prabha)
6_ Diệm Vương Quang (Prabhāśikhotsṛṣṭa-prabha)
7_ Thiên Châu Quang (Sadivya-maṇi-prabha)
8_ Vô Ngại Quang Minh Nhiễm Quang (Apratihata-raśmi-rāga-prabha)
9_ Mỹ Quang (Rājanīya-prabha)
10_ Ái Quang (Premanīya-prabha)
11_ Hỷ Quang (Pramodanīya-prabha)
12_ Từ Quang (Samgamanīya-prabha)
13_ An Ổn Quang (Upoṣanīya-prabha)
14_ Bất Đoạn Quang (Nibandhanīya-prabha)
15_ Cực Tinh Tiến Quang (Ativīrya-prabha)
16_ Vô Đẳng Quang (Atulya-prabha)
17_ Siêu Nhân Vương Chính Kiến Vương Quang (Abhibhūya-narendramaunayendra-
prabha)
18_ Khúc Áp Tĩnh Mãn Nguyệt Nhật Quang (Śraṃtasamcayendu-sūryajihmīkaraṇa-
prabha)
19_ Khúc Áp Siêu Hộ Thế-Nhân Đà La-Phạm Thiên-Tịnh Cư-Đại Tự Tại-Nhất
Thiết Quang (Abhibhūya-lokapāla-śakra-brahma-śuddhāvāsa-maheśvara-sarvadevajihmīkaraṇa-
prabha)
Tạng Bản ghi nhận 19 Hồng Danh là:
1_ Vô Lượng Quang
2_ Vô Lượng Chiếu
3_ Vô Đối Quang
4_ Vô Trước Quang
5_ Vô Ngại Quang
6_ Thường Phóng Quang
7_ Thiên Châu Quang
8_ Vô Ngại Quang Minh Vương Quang
9_ Thành Ái Quang
10_ Hoan Hỷ Quang
11_ Tối Thắng Hoan Hỷ Quang
12_ Thỏa Mãn Quang
13_ Khả Kiến Quang
14_ Hòa Hiệp Quang
15_ Bất Khả Tư Nghị Quang
16_ Vô Đẳng Quang
17_ Khúc Áp Nhân Vương Thiên Vương Quang
18_ Khúc Áp Nhật Nguyệt Lịnh Ám Muội Quang
19_ Khúc Áp Hộ Thế-Nhân Đà La-Phạm Thiên-Tịnh Cư-Đại Tự Tại-Nhất Thiết
Thiên-Lịnh Ám Muội Quang.
Ngoài ra Đức A Di Đà Phật còn có tên gọi là Kỳ Thọ Mệnh Vô Lượng, Quang
Minh Vô Lượng, Năng Hộ Hữu Chúng Sinh Viên Mãn Vô Lượng Thọ Mệnh, Vô
Lượng Quang Minh.
Phật Giáo Tây Tạng thường xưng tán Ngài qua Hồng Danh A Di Đà Thiên
(Amita-deva:Vô Lượng Thiên) và trì niệm Tâm Chú là “OṂ AMITA-DEVA HRĪḤ”
A Di Đà Phật là Giáo Chủ của Thế Giới Cực Lạc (Sukhā-vatī) ở phương Tây,
dùng Quán Thế Âm và Đại Thế Chí làm hai vị Đại Bồ Tát hầu cận. Trong đó Bồ Tát
Quán Thế Âm (Avalokiteśvara) biểu thị cho Từ Bi, còn Bồ Tát Đại Thế Chí (Mahāsthāmaprāpta)
biểu thị cho Trí Tuệ.
Trong Kinh nói: Thọ mệnh của Đức Phật ấy với nhân dân kéo dài vô lượng vô
biên a tăng kỳ kiếp cho nên có tên là Di Đà.
Trong quốc thổ Cực Lạc, thọ mệnh của chúng sinh là vô lượng, Đức Phật Di Đà
cũng có thọ mệnh vô lượng, bởi vì thế giới Cực Lạc là tâm Đại Bi của Phật A Di Đà là
nơi thành tựu của sức Đại Nguyện, là Pháp Giới chẳng thể luận bàn.
Thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà là ánh sáng của vô lượng, thọ mạng của
vô lượng, cho nên chúng sinh của thế giới Cực Lạc ấy có thọ mạng kéo dài liên tục
chẳng dứt, có thể dùng sự bất đoạn đó mà tu hành. Tu hành ở thế giới Cực Lạc có thể
đạt được tính nhất quán, cũng ở trong thế giới này nhất định đạt được thành tựu.
Từ Mật ý trên để giảng “Vô Lượng Thọ” chẳng phải là toàn bộ thọ mệnh lâu dài
của cảnh bên ngoài mà đó là phương diện Lý của thế giới Cực Lạc. Tất cả chúng sinh
cuối cùng sẽ thành Phật, viên mãn Phật Quả. Mà sau khi viên mãn Phật Quả, tức là an
trú tại Thường Tịch Quang tức là vĩnh viễn an trú ở cảnh giới Vô Lượng Thọ của cõi
Niết Bàn yên tĩnh.
Đức Phật A Di Đà và chúng sinh của Thế Giới Ta Bà (Sāha-loka-dhātu) này rất
là có duyên nên có thể trợ giúp cho chúng ta thành tựu cảnh giới của Vô Lượng Thọ.
Trong Kinh Phật thường đề cập đến mỗi vị Phật Đà có thọ mệnh ngang bằng một
ngàn kiếp nhằm giải thích mỗi loại đều có thời gian dài ngắn, Đó là cách nói để làm rõ
ý trên. Nhưng đem Mật Ý trên để nói thì tuổi thọ của Đức Phật không thể đem thời
gian dài ngắn mà nói là Niết Bàn (Nirvāṇa), tức là Thường Tịch Quang hay phóng tỏa
ánh sáng, hay Xuất Ứng bởi vì có nhân có duyên cho nên cũng có thể nói là Vô Gián
Vô Lượng Thọ.
Trong Tạng truyền Phật Giáo, Đức Phật A Di Đà là một trong ba Tôn trường thọ
hay tăng trưởng thọ mệnh với phước Đức Trí Tuệ của chúng sinh, tránh khỏi, diệt trừ
cái chết yểu không đúng thời.
Y theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: Khi còn ở Nhân Địa, Ngài là vị Tỳ Khưu
Pháp Tạng thời ở trước Đức Phật Thế Tự Tại Vương (Lokeśvara-rāja) phát khởi Tâm
Vô Thượng Đạo, dùng 48 Hoằng Nguyện thề nguyện xây dựng Thế Giới Cực Lạc
(Sukhā-vatī) rất trang nghiêm không thể sánh ở trong cõi Phật của mười phương, siêng
năng tu tập Bồ Tát Đạo mà thành Phật.
A Đi Đà Phật có Bi Nguyện rộng lớn, Tâm Từ sâu xa mà Pháp Môn Niệm Phật
ấy lại đơn giản dễ hành nên trong Phật Giáo Đại Thừa, Đức Phật A Di Đà chiếm địa vị
rất trọng yếu. Tại các quốc gia tín ngưỡng Đại Thừa có rất nhiều người tin theo. Trung
Quốc cổ đại có nói Pháp: “Nhà nhà A Di Đà, cửa cửa Quán Thế Âm” chính là sự phổ
biến lưu truyền tín ngưỡng A Di Đà.
Tại Đại Hùng Bảo Điện trong Tự Viện Phật Giáo ở Trung Quốc thường cung
phụng Tượng Phật của ba Tôn đại biểu cho ba Thế Giới khác nhau ở Đông, Tây và
chính giữa. Tức là Hoành Tam Thế, hoặc xưng là Tam Bảo Phật, Tam Phương
Phật. Trong tạo hình này thì A Di Đà Phật được an trí ở bên phải của Đức Phật Thích
Ca Mâu Ni, ngồi Kiết Già trên đài sen, hai tay kết Định Ấn, ngửa lòng bàn tay đặt
chồng lên nhau trên bàn chân, trong lòng bàn tay lại có một tòa đài sen biểu thị cho ý
“Tiếp dẫn chúng sinh vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc Tịnh Thổ, hóa sinh ở trong
hoa sen”… (xem tiếp trong file PDF)
Comment