suc-manh-cua-tu-tuong-thi-nghiem-truyen-y-nghi-yeu-thuong-va-thu-han-toi-hu-com-video-
Sức mạnh của tư tưởng: Thí nghiệm truyền ý nghĩ yêu thương và thù hận tới hũ cơm (video)
- bởi map --
- 09/05/2016
Rất nhiều thí nghiệm khoa học đã chỉ ra rằng tư tưởng của chúng ta có thể làm biến đổi thế giới vật chất. Thật may mắn là các thí nghiệm đó đều rất dễ làm và thú vị tuyệt vời, ai cũng có thể tự làm được.
Thí nghiệm 1: Cơm cũng biết ‘sống’
Khi chúng ta gửi đến cơm một thông điệp dạng tiếng nói, chữ viết, âm nhạc, hình ảnh… thì cơm đều tiếp nhận được điều ấy. Mỗi một thông điệp khác nhau thì cơm sẽ phản ứng khác nhau. Nếu đó là thông điệp tốt lành thì cơm cũng tốt lành, có thể để đến 1 tháng mà vẫn thơm, không mốc hỏng. Thông điệp xấu ác thì cơm xấu, mới để vài ba ngày đã hôi thối, mốc đen.
Cách làm rất dễ:
Lấy một ít cơm, chia làm 2 phần bằng nhau, cho vào 2 lọ sạch giống nhau. Đổ lượng nước bằng nhau vào mỗi lọ rồi đậy lại. Dán nhãn một lọ bằng những từ ngữ tốt đẹp như “Tôi yêu bạn”, “Hạnh phúc”, “Kỳ diệu”, … Lọ cơm kia dán nhãn ghi những thông điệp xấu ác kiểu như “Đồ ngu”, “Tao sẽ giết mày”, “Đau khổ”… Mỗi ngày một lần, tập trung tư tưởng và nói với mỗi lọ cơm những lời như trên nhãn đã ghi (thường là 30 giây mỗi ngày), yêu cầu tỉnh táo, tập trung ý nghĩ.
Quan sát kết quả thu được sau một khoảng thời gian (thường là 2 tuần trở lên).
Các bạn sẽ thấy là: Thời gian hàng ngày nói với cơm càng nhiều, tư tưởng phát ra hướng về các lọ cơm càng mạnh, thí nghiệm càng kéo dài thì khác biệt càng rõ.
Có rất nhiều người khác nhau đã thử thí nghiệm cơm như thế và các kết quả của họ đều khá thú vị.
Kết quả thu được sau hơn 1 tháng, trong thí nghiệm cơm do Tiến sỹ Masaru Emoto tiến hành
Lọ cơm “Tôi yêu bạn” và lọ cơm “Đồ ngu”
Còn ở 2 lọ mới, kết quả sẽ khiến bạn phải suy nghĩ.
Ở lọ cơm có dán nhãn “Bạn làm tôi tổn thương nhưng tôi vẫn nguyện cầu phúc lành cho bạn”, tình trạng của cơm vẫn rất tốt, gần bằng như ở lọ “Tôi yêu bạn”. Nó chỉ hơi tệ hơn đôi chút mà thôi. Có một vết mốc nhỏ nằm dưới đáy lọ như trong hình mũi tên chỉ.
Lọ cơm “Bạn làm tôi tổn thương nhưng tôi vẫn nguyện cầu phúc lành cho bạn”
Còn ở lọ cơm không gắn nhãn và chúng ta hoàn toàn phớt lờ nó đi, tình trạng cơm cũng rất tồi tệ. Nó chỉ nhỉnh hơn lọ gắn chữ “Đồ ngu” một chút xíu.
Lọ cơm “Bạn làm tôi tổn thương nhưng tôi vẫn nguyện cầu phúc lành cho bạn”, điều đó cũng tương tự như điều mà người xưa vẫn gọi là “lấy đức báo oán”, kết quả tốt đẹp. Lọ cơm bị phớt lờ cũng tương tự như những nạn nhân của tình trạng lạnh lùng vô cảm trong xã hội. Chúng ta đều biết sự lãnh đạm thờ ơ cũng có sức tàn phá ghê gớm như thế nào đối với nhân loại.
Thí nghiệm 2: Nước của chúng ta
Nhóm nghiên cứu của Tiến sỹ Masaru Emoto đã ghi lại hình ảnh hàng triệu mẫu nước kết tinh khác nhau, và cuối cùng đã kết luận rằng: Khi mọi người gửi những thông điệp tốt và xấu khác nhau tới nước, dù là dưới dạng đoạn văn, hình ảnh, âm thanh, đoạn nhạc hay những hình thức khác, thì nước đều thấy được những thông tin đó, và quá trình kết tinh của nó sẽ cho ra những mẫu hình khác nhau.
Những thông điệp tốt đẹp, biết ơn và thánh thiện sẽ tương ứng với tinh thể nước tươi đẹp, cân đối và trong sáng. Trong khi những thông điệp của lòng căm hờn, nỗi đau và sự lo lắng sẽ tương ứng với những tinh thể nước xấu xí, vỡ nát, đen tối… Những suy nghĩ khác nhau sẽ đem lại những mẫu nước kết tinh khác nhau.
Tinh thể nước được nhận thông điệp “Tình yêu và Cảm ơn”
Tinh thể nước nhận thông điệp “Đồ ngu”
Tinh thể nước bị nhận thông điệp “Mày làm tao phát ốm, tao sẽ giết mày”
Kết quả cùng một nước nhưng cho nghe các loại nhạc khác nhau. Nhạc rock nặng làm tinh thể nước trông thật ghê sợ.
Dùng tư tưởng để xử lý ô nhiễm nước
Có những nhóm người đã thử sử dụng ý nghĩ để xử lý ô nhiễm nước. Hàng trăm người đã thể hiện ý nghĩ tốt đẹp trước một cái hồ bị ô nhiễm. Một vài ngày sau, những đám tảo mục nát trong hồ đã biến mất và nước hồ đã trở nên sạch hơn, và điều này kéo dài được 6 tháng.
Những thí nghiệm này có thể gợi ý cho chúng ta thấy lý do tại sao ngày nay có nhiều thảm họa thiên nhiên đến như vậy. Trên thế giới có 7 tỷ người. Nếu tư tưởng của 1 tỷ người là xấu xa thì không chỉ hành vi của họ tàn phá thế giới mà ngay cả những suy nghĩ của họ cũng gây thảm họa cho thế giới. Bởi vì, ý nghĩ của chúng ta có thể thay đổi môi trường và thực tại, do đó khi chúng ta có những suy nghĩ tốt đẹp, nói chuyện ân cần, làm những việc tốt và sống tốt, ví dụ như hàng triệu người cùng cầu nguyện bằng những tư tưởng chính trực và nhân từ, thì chúng ta có thể thay đổi cả thế giới này.
Xin hãy nhìn xem những hình ảnh sau đây:
Nước máy lấy tại Higashi Nihonbashi trước khi nhận được nguyện cầu
Nước máy từ chính chỗ đó nhưng sau khi nhận được thông điệp tốt lành trong 10 ngày
Hình ảnh này được chụp 3 ngày sau khi tai nạn hạt nhân xảy ra ở Tokaimura, Nhật Bản vào tháng 9/1999. Tinh thể của nước được lấy từ một cái giếng, cách hiện trường vụ tai nạn hạt nhân khoảng 400 mét. Chúng ta có thể thấy tác động rõ ràng của phóng xạ ở đây
Hình ảnh của tinh thể nước cũng tại giếng đó, sau khi những thông điệp yêu thương và cảm thông được gửi tới nơi này
Tinh thể nước lấy từ đập Fujiwara trước khi được nguyện cầu. Nước ở đây ô nhiễm nặng.
Tinh thể nước lấy từ đập Fujiwara sau khi được nguyện cầu
Tinh thể nước được lấy từ Kobe Nhật Bản ngay sau khi trận đại động đất Hanshin-Awaji xảy ra.
Tinh thể nước cùng nơi đó 3 tháng sau, khi khu vực này được quan tâm chia sẻ từ những người lương thiện khắp thế giới.
Nước máy tại Tokyo
Nước máy tại Tokyo sau khi nhận được những tư tưởng tốt lành do một nhóm 500 người phát đến
Ý thức và vật chất, cái nào quan trọng?
Như vậy, các thí nghiệm chỉ ra rằng không chỉ nước có khả năng tiếp nhận và phản ứng với các dòng tư tưởng, mà thực vật, cơm và những vật chất khác cũng có khả năng này. Các nhà vật lý lượng tử cũng đã chứng minh rằng tất cả mọi năng lượng của vũ trụ này có quan hệ qua lại lẫn nhau và vì vậy những thông điệp trên thế giới này đều có ảnh hưởng tới nhau. Khoa vật lý lượng tử cũng chứng tỏ rằng ý thức rất quan trọng trong việc định hình thực tại vật lý. Trong trường hợp thí nghiệm với nước thì năng lượng tư tưởng đã làm thay đổi cấu trúc tinh thể của phân tử nước. Không phải ngẫu nhiên mà người Trung Quốc có câu “Trong lòng nghĩ suy gì, trời đất đều biết cả”.
Trong nhiều thế kỷ, người ta luôn tranh cãi với nhau rằng “cái nào có trước” – ý thức hay vật chất, nhưng thực ra chúng chỉ là 2 mặt của một đồng tiền, quyện vào nhau. Chúng tuy hai mà là một.
Một số “nhà khoa học chủ lưu” nói rằng các thí nghiệm của Tiến sỹ Masaru Emoto là “không có thật”, và họ phớt lờ các kết quả này. Tuy nhiên, sự thật vẫn là sự thật dù có ai thích sự thật hay không. Nhiều nhà nghiên cứu chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư đều đã lại các thí nghiệm của Tiến sỹ Masaru. Bạn cũng có thể tự làm thử thí nghiệm đơn giản với cơm và mọi người xung quanh sẽ phải thốt lên rằng: “Thật tuyệt vời, chuyện này là sự thật!”.
Minh Trí tổng hợp
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/suc-manh-cua-tu-tuong-thi-nghiem-truyen-y-nghi-yeu-thuong-va-thu-han-toi-hu-com-video.html
Comment