cac-duong-ranh-bi-an-o-tho-nhi-ky-dau-tich-cua-nen-van-minh-hang-nghin-nam-truoc
Các đường rãnh bí ẩn ở Thổ Nhĩ Kỳ: Dấu tích của nền văn minh hàng nghìn năm trước?
- bởi map --
- 28/04/2016
Một nhà nghiên cứu tuyên bố rằng các đường rãnh lún cổ đại, bí ẩn đan chéo nhau tại Thung lũng Phrygian ở Thổ Nhĩ Kỳ đã được tạo ra bởi một chủng tộc người thông minh, chưa từng được biết đến cách đây khoảng 12–14 triệu năm trước.
Tiến sĩ Alexander Koltypin, nhà địa chất học, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Khoa học Tự nhiên, thuộc trường Đại học Quốc tế Độc lập Sinh thái và Chính trị Moscow, Nga gần đây đã hoàn thành các cuộc nghiên cứu tại di chỉ ở Anatolia, nơi xuất hiện các rãnh lún kỳ dị, được miêu tả là “các rãnh lún hóa đá trên những trầm tích đá tạo thành do tro bụi núi lửa cố kết lại”, theo tờ Daily Mail.
Theo các cách miêu tả truyền thống, các đường rãnh cắt ngang địa hình Thung lũng Phrygia đã xuất hiện trong nhiều giai đoạn lịch sử. Các con đường cổ nhất được cho là đã được tạo ra trong thời kỳ của Đế quốc Hittite (khoảng năm 1600–1178 Trước CN). Khi thời gian trôi qua, các con đường dần cắt sâu vào đá mềm bởi những bước chân của người Phrygia, rồi đến người Hi Lạp, và cuối cùng đến Alexander Đại đế và đội quân của ông. Những con đường này cuối cùng đã trở thành một phần trong hệ thống xa lộ của La Mã, theo trang Culture Routes in Turkey (Các tuyến đường văn hóa ở Thổ Nhĩ Kỳ).
TS Koltypin cho rằng những đường rãnh này thực sự đã được tạo ra bởi các phương tiện qua lại, nhưng không phải do những chiếc xe bò hoặc xe ngựa có trọng lượng nhẹ. Thay vào đó, ông cho rằng “các loại xe chạy trên mọi địa hình cổ xưa chưa từng được biết đến” này khá lớn và nặng.
TS Koltypin và các đồng nghiệp đã tiến hành khám nghiệm những cánh đồng đá xen kẽ các đường rãnh sâu, và cho rằng những đường rãnh này thực sự đã được tạo ra bởi các phương tiện qua lại, nhưng không phải do những chiếc xe bò hoặc xe ngựa có trọng lượng nhẹ. Thay vào đó, ông cho rằng “các loại xe chạy trên mọi địa hình cổ xưa chưa từng được biết đến” này khá lớn và nặng. Ngoài ra, ông đã ước định niên đại của chúng vào khoảng 14 triệu năm trước, và tuyên bố chúng đã được sử dụng bởi một nền văn minh chưa từng được biết đến trước đây.
Các nhà địa chất học nhận định rằng những rãnh lún này chắc chắn có niên đại từ thời tiền sử, dựa trên dấu tích phong hóa và các vết rạn nứt được quan sát tại hiện trường.
“Phương pháp định tuổi các loại đá núi lửa đã được nghiên cứu và triển khai rất thành công”, TS Koltypin cho hay.
Ông lưu ý rằng khoảng cách giữa hai cặp đường rãnh bất kỳ là khá đồng đều, và khoảng cách này trùng khớp với khoảng cách giữa các bánh xe của các loại xe cộ hiện đại. Tuy nhiên, những đường rãnh này là quá sâu so với các loại xe ô-tô hiện nay, từ đó làm dấy lên thêm nhiều câu hỏi về loại phương tiện giao thông đã được sử dụng vào thời đó.
Các rãnh lún có độ sâu tối đa 1 mét, và trên sườn của chúng là các vết xước nằm ngang, dường như là gây ra do các đầu trục xe chìa ra ngoài bánh xe cổ đại.
TAMTHUCTác giả: Liz Leafloor, Ancient Origins.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Ngọc Mai biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/cac-duong-ranh-bi-an-o-tho-nhi-ky-dau-tich-cua-nen-van-minh-hang-nghin-nam-truoc.html
Comment