No icon

dam-cuoi-ma-se-duyen-cho-nguoi-song-va-ke-da-khuat

Đám cưới ma: Se duyên cho người sống và… kẻ đã khuất

Đám cưới ma là một truyền thống được cho là đã trải dài từ triều đại phong kiến đầu tiên của Trung Quốc: Nhà Tần, trong khoảng niên đại từ 221 TCN-206 TCN. Tuy nhiên, các ghi chép sớm nhất một cách có hệ thống về tập tục này dường như bắt đầu từ triều đại tiếp theo, thời nhà Hán (206 TCN – 220 SCN). Mục đích của phong tục này là để đảm bảo nếu một người nam hoặc người nữ độc thân bị chết trẻ, họ sẽ vẫn đi xuống âm gian với một người vợ hoặc chồng, từ đó bảo vệ danh tiếng dòng họ và đảm bảo họ có một người bạn đồng hành sang thế giới bên kia.

Đám cưới ma: Làm an lòng hồn ma và đem may mắn đến cho người còn đang sống

Hình thức đám cưới ma phổ biến nhất là việc kết duyên cho một người đàn ông và một người phụ nữ đều đã mất, bất kể họ đã được đính hôn hay chưa. Tuy nhiên, phong tục này không chỉ nhằm đảm bảo người đã mất có một người bạn đời. Theo truyền thuyết, nếu ai đó qua đời mà chưa có một đám cưới ma đúng cách, anh ta hay cô ta sẽ quay trở lại ám gia đình của mình cho tới khi được tổ chức một nghi lễ như vậy.

Zhong Kui, the being that banished ghosts and evil entities in ancient China (Wikimedia Commons) Chung Quỳ, vị Thần giáng yêu trừ ma trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc. (Ảnh: Wikimedia)
Chung Quỳ, vị Thần giáng yêu trừ ma trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc. (Ảnh: Wikimedia)

Nếu gia đình bị ám, các thế hệ trẻ hơn sẽ đứng trước nguy cơ tán gia bại sản hoặc làm mất danh tiếng dòng họ. Do đó, đám cưới này không chỉ đơn thuần dành cho người chết, nhưng cũng quan trọng tương đương, hoặc đôi lúc hơn, cho những thành viên còn sống trong gia đình.

Đám cưới ma cho người sống: Sự thiên vị cho đàn ông trong cuộc sống và sau khi chết

Tuy vậy, một đám cưới giữa hai người đã chết không phải là loại hình đám cưới ma duy nhất. Điều thú vị là, cả hai người tham gia không nhất định phải là đã chết. Cũng có một truyền thống là nếu người chồng chết trẻ, vợ sắp cưới của anh có thể quyết định tổ chức đám cưới với một người khác đại biểu cho anh ta trong hôn lễ. Tuy rằng người chồng đã chết, nhưng người phụ nữ sẽ được cung cấp một căn nhà và sự bảo hộ từ họ nhà chồng (bao gồm chú bác, cô dì…) và do đó người phụ nữ sẽ không chịu rủi ro nếu không bao giờ lên xe hoa – điều bị coi thường thậm tệ trong văn hóa Trung Quốc cổ đại.

A young woman requesting money to have a ghost marriage with her boyfriend who died in a 2008 earthquake, Chongqing, China (TheShrineoDreams) Một cô gái trẻ đang hỏi xin tiền để tổ chức một đám cưới ma với người bạn trai đã thiệt mạng trong trận động đất năm 2008 ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. (Ảnh: Internet)
Một cô gái trẻ đang hỏi xin tiền để tổ chức một đám cưới ma với người bạn trai đã thiệt mạng trong trận động đất năm 2008 ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, nếu một người phụ nữ bị chết trẻ và chưa cưới, cô sẽ không thể được tổ chức một tang lễ đúng cách hay lập bài vị, vì đó là trách nhiệm của gia đình nhà chồng chứ không phải gia đình bố mẹ đẻ của cô. Một người đàn ông còn sống cũng có thể làm một đám cưới ma tương tự nếu cô dâu của anh ta chết trẻ. Có rất ít bằng chứng về sự tồn tại của đám cưới ma giữa một người đàn ông còn sống và một cô dâu đã chết, vì sự bảo hộ sau khi chết cũng như một loạt các quyền tự do rộng lớn hơn khi còn sống là dành cho đàn ông, bất kể anh ta độc thân hay đã cưới.

Đám cưới sau khi chết ở Pháp

Trung Quốc đã từng (nhưng hiện không phải là) nền văn hóa duy nhất từng thực hành tập tục đám cưới ma. Trong Thế chiến I, một tập tục tương tự đã được áp dụng ở Pháp, khi những người phụ nữ mất chồng sắp cưới trong chiến trận vẫn mong muốn được kết hôn với họ, nên đã tổ chức hôn lễ với một người đại diện (cho người chồng sắp cưới đã mất).

Tập tục này vẫn tiếp diễn sau 40 năm và dần được biết đến là “đám cưới sau khi chết” sau khi một sự cố vỡ đập bi thảm khiến một người phụ nữ cầu xin được cho phép kết hôn với chồng sắp cưới của cô vốn đã thiệt mạng trong vụ tai nạn này. Kể từ đó, tập tục này đã được bảo vệ dưới đạo luật hôn nhân của Pháp và vẫn có thể được áp dụng với các lý do khác nhau.

Đám cưới ma và những đứa trẻ tương lai: Bộ lạc Nuer

Các nền văn hóa khác cũng được biết đến với việc tiếp nhận phong tục này về sau, nổi bật nhất là một số bộ lạc ở Sudan. Trong bộ lạc Nuer, thông thường anh trai của chú rể sẽ thế chỗ người chồng sắp cưới của cô dâu trong lễ cưới như một người đại biểu, tuy rằng người anh trai này sẽ phải kết hôn với “vợ của người em trai quá cố” như một người chồng thực sự. Do đó, nếu bất kỳ đứa trẻ nào được sinh ra từ sự kết hợp giữa anh trai chú rể quá cố và cô dâu, những đứa trẻ này sẽ được nhìn nhận là con của chú rể quá cố chứ không phải của người anh trai đang sống.

Traditional Nuer wedding dance (Wikifoundry) Điệu múa đám cưới truyền thống của bộ lạc Nuer. (Ảnh: Wikifoundry)
Điệu múa đám cưới truyền thống của bộ lạc Nuer. (Ảnh: Wikifoundry)

Dịch vụ phi pháp ở Trung Quốc

Tuy rằng khái niệm đám cưới ma dường như là một truyền thống kỳ lạ đối với những ai lần đầu tiên nghe về nó, nhưng tập tục này dường như thông dụng hơn rất nhiều so với một người có thể tưởng tượng. Nó thể hiện một mức độ kính trọng đối với người bạn đời đã mất của người chồng/vợ còn sống, đến nỗi đôi lúc đã làm lu mờ ý nghĩa bảo vệ ban đầu (việc người chết trở lại ám gia đình) ở Trung Quốc cổ đại.

TAMTHUC

Tập tục này đã biến đổi theo thời gian ở bên ngoài Trung Quốc, bất chấp việc nó vẫn tồn tại dưới một dạng thức truyền thống (đôi lúc bất hợp pháp) tại các vùng nông thôn Trung Quốc. Gần đây đã ghi nhận các trường hợp những phụ nữ đã chết bị quật mồ, trộm thi thể để đem bán làm cô dâu ma dưới một hình thức kinh doanh bất hợp pháp.  

Tác giả: Ryan Stone, Ancient Origins.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/dam-cuoi-ma-se-duyen-cho-nguoi-song-va-ke-da-khuat.html

Comment