nhung-con-bao-van-menh-trong-lich-su-su-can-thiep-than-thanh-hay-chi-la-trung-hop-ngau-nhien
Những cơn bão vận mệnh trong lịch sử: Sự can thiệp thần thánh hay chỉ là ‘trùng hợp ngẫu nhiên’?
- bởi map --
- 09/04/2016
Trong tất cả các trận chiến trong lịch sử nhân loại, có một số có liên hệ với các cơn bão ly kỳ. Ngoài ra, một số tình tiết trong những trận chiến như vậy còn xảy đến theo một trật tự hoàn hảo, tới mức có người còn quy sự thành bại của chúng cho các yếu tố thần thánh.
Cơn lốc xoáy trong trận chiến năm 1812
Vào ngày 25/8/1814, khi Nhà Trắng và những toà nhà công vụ khác đang lụi tàn dưới ngọn lửa của quân Anh (thời Mỹ còn là thuộc địa của Anh, chưa thành nước độc lập), thì bầu trời bỗng chốc tối sầm lại và một trận mưa rào đổ xuống, dập tắt các đám cháy. Một cơn cuồng phong với sức tàn phá lớn nhất từng được thấy ở thành phố Washington DC ập xuống, tàn sát nhiều binh lính Anh hơn tất cả số đạn dược từng được bắn ra bởi quân nổi dậy Mỹ, theo Sở Dự báo Thời tiết Quốc gia Mỹ (National Weather Service).
Liệu đây “chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên” hay cơn bão này đã xuất hiện “do thiên ý” vào đúng thời điểm?
Đô đốc Anh George Cockburn được cho là đã nói chuyện với một người phụ nữ địa phương khi ông và đoàn quân của mình tháo chạy khỏi thành phố giông bão, theo ghi chép của các nhà khí tượng học Kevin Ambrose, Dan Henry và Andy Weiss trong cuốn sách “Thời tiết Washington” (Washington Weather).
Đô đốc Cockburn hỏi: “Đây có phải là loại giông bão bà thường thấy ở đất nước quỷ quái này không?”. Người phụ nữ trả lời: “Không, thưa ngài, đây là một sự can thiệp của Thượng Đế để đánh đuổi kẻ thù ra khỏi thành phố của chúng tôi.” Vị đô đốc đáp lại: “Không hẳn vậy đâu, thưa bà. Cơn bão này thực ra đã hỗ trợ kẻ thù phá huỷ thành phố của các vị đấy”.
“Đây là một sự can thiệp đặc biệt của Thượng Đế để đánh đuổi kẻ thù ra khỏi thành phố của chúng tôi.”
“Cuộc chiếm đóng thành phố Washington”, một bản khắc gỗ năm 1814 trong tuyển tập “Lịch sử Anh Quốc” của hoạ sĩ Paul de Rapin. (Ảnh: Wikimedia)
Nước mưa đã dập tắt các đám cháy, và trận cuồng phong có lẽ đã làm quân Anh khiếp sợ, nhưng cơn bão này cùng lúc đã phá huỷ thành phố, đặc biệt là những khu vực dân cư.
Đây quả là một hiện tượng thời tiết bất thường đối với thành phố Washington DC. 7 cơn lốc xoáy đã ập xuống thành phố này kể từ đó, nhưng chưa một cơn lốc nào có sức tàn phá khủng khiếp đến vậy. Đây là cơn lốc duy nhất gây thiệt hại về người.
Nước Anh được cứu khỏi Hạm đội tàu chiến của Tây Ban Nha
TAMTHUCSự kiện này đã không thể ngăn được ý đồ xâm lược Hy Lạp của quân Ba Tư; nó chỉ ngăn chặn được ý đồ lần này. Tuy nhiên, đây lại là lần duy nhất mà Ba Tư có thể thành công. Người Hy Lạp đã chống đỡ và đẩy lùi được quân Ba Tư trong các trận chiến sau đó.
Khi quân Ba Tư dong thuyền đến gần thành phố Athos thì đột nhiên một cơn bão ập xuống, phá hủy 300 chiến thuyền và tàn sát 20.000 người.
Theo quan điểm của người Hy Lạp cổ đại, có vẻ như Thần biển Poseidon đã ra tay bảo vệ họ. Hoặc, có thể những người Ba Tư đã bị các vị Thần trừng phạt vì mắc tội ngạo mạn, bởi họ dám tiến vào vùng biển xuất hiện giông bão với một tâm thái coi trời bằng vung.
Vùng biển trong khu vực này nổi tiếng với các cơn giông bão. Tuy vậy, thời điểm xảy ra cơn bão cụ thể này thật sự quá hoàn hảo, và siêu thường.
Thời tiết đã thay đổi số phận của Đế quốc Mông Cổ
Truyền thuyết kể rằng Thành Cát Tư Hãn đã từng dùng ma thuật để điều khiển thời tiết và đánh bại kẻ thù của ông bằng những cơn bão tố cuồng nộ.
Năm ngoái, một nghiên cứu được công bố trên Tập san của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (Proceedings of the National Academy of Sciences) đã đưa ra một cách giải thích thông thường hơn về việc thời tiết đã thiên vị quân xâm lược Mông Cổ.
Sự trỗi dậy của Thành Cát Tư Hãn trùng khớp với giai đoạn 15 năm liên tiếp khí hậu ôn hoà nhất, ẩm ướt nhất mà vùng đất này từng được trải qua trong hơn 1100 năm. Một giai đoạn hạn hán gay gắt ngay trước đó có lẽ đã thúc đẩy các cuộc xâm lược mở mang bờ cõi. Còn giai đoạn khí hậu có độ ẩm cao này đã tạo nên nhiều đồng cỏ bạt ngàn, một điều kiện lý tưởng cho việc chăn thả đàn ngựa của người Mông Cổ, và nhờ đó tăng cường sức mạnh cho quân đội Nguyên Mông.
Thời tiết đã chống lại Khả Hãn Hốt Tất Liệt, cháu ruột của Thành Cát Tư Hãn, khi ông nhăm nhe xâm chiếm Nhật Bản vào ngày 29/10/1274. “Nếu không nhờ hai trận bão đó, Nhật Bản có thể đã là một phần của Trung Quốc ngày nay”, Kerry Emanuel, giáo sư khí tượng học từ Học viện Công nghệ Massachussetts (MIT), đã viết trong cuốn sách của ông với nhan đề “Cơn gió Thần thánh: Lịch sử và Khoa học về các Cơn bão” (Divine Wind: The History and Science of Hurricanes).
Nếu không nhờ hai trận bão đó, Nhật Bản có thể đã là một phần của Trung Quốc ngày nay.
—GS. Kerry Emanuel, Học viện Công Nghệ Massachussetts
“Với quân số ít ỏi và vũ khí kém tân tiến hơn, người Nhật đã nhanh chóng bị đẩy lùi vào sâu bên trong đất liền”, GS. Emanuel viết. Nhưng khi màn đêm buông xuống, các hoa tiêu người Hàn Quốc trong hàng ngũ quân Mông Cổ đã cảm nhận được một cơn bão đang tiến đến gần. Người Nhật đã hy vọng có một khoảng thời gian trì hoãn để đợi quân tiếp viện; nhưng thay vào đó một cơn bão dữ dội đã giúp họ quét sạch toàn bộ quân Mông Cổ. Kết quả: gần 13.000 quân địch đã thiệt mạng.
Nếu không nhờ hai trận bão đó, Nhật Bản có thể đã là một phần của Trung Quốc ngày nay. (Ảnh: Internet)
Trong chuyên mục Khoa học Huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưởng có thể kích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ để có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.
Tác giả Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên Anh ngữ.
Xem bài gốc ở đây.
Hoàng Sâm biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/nhung-con-bao-van-menh-trong-lich-su-su-can-thiep-than-thanh-hay-chi-la-trung-hop-ngau-nhien.html
Comment