suy-nghi-cam-xuc-giong-nhau-cua-mot-nhom-nguoi-co-the-gay-ra-hieu-ung-nhat-dinh-toi-moi-truong
Suy nghĩ, cảm xúc giống nhau của một nhóm người có thể gây ra hiệu ứng nhất định tới môi trường
- bởi map --
- 16/03/2016
Các nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Princeton, Mỹ đã cho thấy, khi 2 hay nhiều người cùng mang một cảm xúc, suy nghĩ giống nhau thì sẽ tạo ra những tác động vật lý nhất định lên môi trường xung quanh. Theo đó, sự gắn kết giữa các cá nhân sẽ làm gia tăng sức mạnh này.
Tiến sĩ Roger Nelson đã làm việc ở phòng thí nghiệm “Nghiên cứu các Hiện tượng Dị thường” thuộc trường đại học Princeton (Princeton Engineering Anomalies Research-PEAR) trong hơn 20 năm qua. Ngoài ra, ông hiện đang giữ chức giám đốc “Dự án Ý thức Toàn cầu” (Global Consciousness Project) – một dự án hợp tác giữa các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới nhằm kiểm chứng sức mạnh đến từ ý thức của con người.
Theo đó, vào những năm 1990, các nghiên cứu của PEAR bắt đầu cho thấy tâm trí con người có thể tác động đến hành động của một cỗ máy gọi là máy tạo biến cố ngẫu nhiên (random event generator-REG). Cỗ máy này sẽ cho ra kết quả 1 hoặc 0. Trong thí nghiệm của mình, các nhà khoa học đã yêu cầu những người tham gia hướng suy nghĩ của họ đến cỗ máy để khiến nó tạo ra một kết quả nhất định.
Kết quả thu được cho thấy, REG đã biểu thị một thiên hướng tương ứng với sự lựa chọn của người tham gia tại một mức tỷ lệ cao hơn nhiều so với xác suất ngẫu nhiên. Họ cũng phát hiện ra rằng, nếu có một sự gắn kết cảm xúc giữa những người tham gia, kết quả thu được sẽ cho kết quả chênh lệch lớn hơn nữa.
Cỗ máy REG thậm chí đã đi chệch hơn nữa khỏi các dự đoán mang tính ngẫu nhiên “trong các nghi lễ, các buổi hòa nhạc, và các hoạt động sáng tạo đòi hỏi sự tập trung của những người tham dự”, so với trong “các tình huống thông thường hay hỗn loạn”, theo thông tin tóm tắt từ bài diễn thuyết của TS Nelson tại hội nghị thường niên Xã hội hướng đến Khám phá Khoa học (Society for Scientific Exploration) diễn ra vào cuối tháng 5 vừa qua.
Trong hội nghị này, TS Nelson đã đặt ra một số câu hỏi lớn, bao gồm: “Đối với các cuộc tấn công như khủng bố 11/9 hoặc các trận động đất kinh hoàng, liệu những cảm xúc đến từ một nhóm người với số lượng lớn có thể tạo ra một hiệu ứng nào đó không? Sự cuồng nhiệt đến từ một triệu fan hâm mộ thì sao? Liệu chúng có thể làm thay đổi việc tạo ra các kết quả ngẫu nhiên trong thiết bị của chúng ta không?”
Để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này, TS Nelson đã tham gia “Dự án Ý thức Toàn cầu” – một dự án hợp tác giữa các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới nhằm kiểm chứng sức mạnh đến từ ý thức của con người.
Theo đó, trong dự án này, các nhà nghiên cứu đã đồng thời quan sát độ lệch của các máy REG được đặt trên toàn thế giới – khi giới truyền thông toàn cầu đưa tin về các sự kiện lớn.
“Chúng tôi đã thu thập được một độ lệch chuẩn lên đến 7 đơn vị sigma để trả lời cho câu hỏi căn bản: có hay không một cấu trúc trong các dự liệu ngẫu nhiên trong các khoảng thời gian mà con người dành sự chú ý cho các sự kiện giống nhau toàn cầu? Tỷ lệ cho câu trả lời ‘không’ ở đây là 1/1.000 tỷ, nhưng đằng sau đó, các phân tích thứ cấp cho thấy có một cấu trúc sâu hơn. Các kết quả tìm thấy chỉ ra rằng có các kết nối nằm sâu trong vô thức giữa con người mà có thể là nguồn gốc của các tương quan chúng tôi quan sát được trong các dữ liệu ngẫu nhiên khác”, TS Nelson nói.
Nhà sinh học Rupert Sheldrake đã miêu tả hiện tượng cộng hưởng nhóm dưới một góc độ khác. Lấy ví dụ, một nhóm động vật được huấn luyện để biểu lộ một hành vi nhất định khi tiếp xúc với một kích thích nhất định. Khi một nhóm động vật được huấn luyện, một nhóm động vật khác chuẩn bị được huấn luyện tương tự sẽ tiếp nhận loại hành vi nhất định này nhanh hơn. Như thể nhóm thứ hai đang tiếp thụ các mô thức hành vi cộng hưởng từ nhóm thứ nhất ngay cả khi hai nhóm chưa có tiếp xúc vật lý với nhau.
TAMTHUC
Comment