lieu-co-ton-tai-bat-ky-bang-chung-khao-co-nao-ve-da-nhan-bigfoot-phan-
Liệu có tồn tại bất kỳ bằng chứng khảo cổ nào về dã nhân Bigfoot? (Phần 1)
- bởi map --
- 03/03/2016
Năm 2015, GS Mitchel Townsend đã được đề cập trong một bài viết tuyên bố rằng họ đã phát hiện được bằng chứng khảo cổ cho sự tồn tại của Bigfoot, loài vượn người bí ẩn được cho là đã trú ngụ trong những cánh rừng ở khu vực Tây Bắc của Bắc Mỹ.
Bài viết có tiêu đề “Bằng chứng về Bigfoot nằm ở các khúc xương, giáo sư đại học nói (Proof of Bigfoot is in the bones, college instructor says)” nói rằng GS Townsend đã tìm thấy các chồng xương trong rừng với bằng chứng của các vết răng cắn khá lớn của người trên đó, và đây là bằng chứng cho sự tồn tại của Sasquatch (một cách gọi khác của dã nhân Bigfoot). Cuối bài viết, GS Townsend đã thách thức các nhà khoa học phản bác tuyên bố cho rằng các khúc xương bị gặm họ đã tìm thấy là bằng chứng cho sự tồn tại của dã nhân Bigfoot.
Lời thách thức được chấp nhận! Thật may mắn khi tôi có một người đồng nghiệp tuyệt vời như vậy tại trường Đại học Michigan State University, và nghiên cứu của cô về ngành mồ học (taphonomy) đã được trích dẫn trong nghiên cứu của Mills và Townsend (hiện chưa được công bố). Hôm nay, tôi sẽ phân tích bối cảnh đằng sau và các cách diễn giải tiềm năng cho các bằng chứng về Bigfoot trên phương diện khảo cổ học và khảo cổ sinh học.
Bối cảnh
Biển báo qua đường dành cho người đi bộ trên đường cao tốc Pikes Peak Highway tại thị trấn Cascade, bang Colorado, Mỹ có ghi: Do các vụ chứng kiến một loài sinh vật trông giống “Big Foot” trong khu vực, biển báo này đã được dựng lên cho sự an toàn của bạn. (Ảnh: Wikimedia)
Trước hết, hãy cùng điểm qua một số bối cảnh và lịch sử của loài quái vật lông lá này. Bigfoot, cũng được gọi là Sasquatch, là một loài sinh vật giống khỉ hay vượn người bí ẩn được cho là đã cư trú trong những khu rừng tại khu vực phía Tây Bắc Thái Bình Dương của Mỹ và Canada. Rất nhiều nhóm dân tộc bản địa trong vùng này đều lưu truyền các câu chuyện về những con quái thú giống người khá dữ tợn sẽ cắp đi những đứa trẻ, cho đến những loài sinh vật hiền lành hơn đã lẩn trốn trong rừng và tránh né thế giới hiện đại.
Bộ sưu tập chủ chốt đầu tiên các câu chuyện về Bigfoot đã xuất hiện vào những năm 1920; đây là một bộ sưu tập các câu chuyện địa phương của tác giả J. W. Burns. Các bài viết của ông Burns tuyển chọn các câu chuyện khác nhau của người bản địa miêu tả các quái thú giống người tương tự và lý luận rằng chúng đều là các bằng chứng về cùng một thực thể đơn nhất, từ đó phổ biến cái tên Sasquatch.
Các ghi chép về những vụ chứng kiến dã nhân Bigfoot của người phi bản địa ở Mỹ (ví dụ như người da trắng) bắt đầu trong khoảng năm 1850, với các ghi chép kể về những người thợ săn đã bị đánh ngã bởi các con quái thú đi bằng hai chân. Các câu chuyện khác từ thế kỷ 19 bao gồm “Dã nhân ở Hẻm núi Crow” và “Dã nhân Winsted” đều đã báo cáo bắt gặp các loài sinh vật lông lá lớn trông giống người nhưng không phải người. Năm 1924, một nhà khai thác quặng ở Vancouver đã báo cáo rằng ông đã bị Sasquatch bắt cóc, và những người thợ mỏ ở bang Washington cũng báo cáo rằng họ đã bị Dã nhân tấn công.
Ảnh chụp dã nhân Bigfoot nổi tiếng từ khung hình thứ 352 của thước phim Patterson–Gimlin. (Ảnh: Wikimedia)
Các vụ chứng kiến nổi tiếng nhất của loài sinh vật này là trong khoảng tầm nửa thế kỷ trước. Một trong những vụ chứng kiến nổi tiếng nhất là việc phát hiện ra các dấu chân trần rất lớn xung quanh một công trình xây dựng ở bang California, Mỹ vào năm 1958. Một công nhân xây dựng đã làm các bức tượng thạch cao của những dấu chân này, và sự kiện này đã giúp phổ biến cái tên ‘Bigfoot (chân to)’ như một biệt hiệu dành cho con quái thú. Vài năm sau, người ta phát hiện ra rằng các dấu chân này thực chất là một trò bịp – hai bàn chân này đã được tạo ra bởi Ray Wallace, anh trai của người giám sát đội công nhân xây dựng. Cháu trai của Wallace và những người khác trong họ đã chia sẻ câu chuyện về việc sử dụng đôi bàn chân gỗ dài 40,6 cm để tạo ra những vết chân như vậy.
TAMTHUCCác đặc điểm khác như ngón tay cái có 3 đốt sẽ có thể được quan sát khá dễ dàng trên bộ xương – cấu trúc ngón tay cái có 3 đốt xuất hiện ở hầu hết các loài linh trưởng, nhưng đặc điểm này là rất kỳ lạ trừ phi loài sinh vật này có cấu tạo nửa người nửa khỉ lùn Tarsier hay khỉ đuôi sóc. Lông của chúng có thể được thu thập từ một chỗ chôn cất nếu hội tụ đủ các điều kiện thích hợp – chúng tôi đã tìm thấy lông trong những chỗ chôn cất có hoàn cảnh khô ráo hoặc kỵ khí (như ở các vùng đầm lầy than bùn). Nếu chúng ta có thể thật sự tìm thấy một bộ xương của Bigfoot, rất có khả năng chúng ta sẽ có thể nhận diện nó dựa trên một chiều cao và tầm vóc lớn bất thường – nếu nó cao 2,7 m và nặng 450 kg thì chắn hẳn sẽ có các mảnh xương rất lớn – và việc sở hữu các ngón tay cái 3 đốt là điều rất hiển nhiên.
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/lieu-co-ton-tai-bat-ky-bang-chung-khao-co-nao-ve-da-nhan-bigfoot-phan-1.html
Comment