No icon

tao-tac-lac-cho-cua-thoi-dai-chiec-bua-co-nien-dai-trieu-nam-tuoi

Tạo tác lạc chỗ của thời đại: Chiếc búa có niên đại 100 triệu năm tuổi?

Năm 1934, ở cộng đồng London, hạt Kimble, bang Texas, Mỹ, người ta đã phát hiện ra một chiếc búa được bọc trong lớp đá có niên đại hơn 100 triệu năm tuổi. Nhiều người cho rằng chiếc búa được tạo ra từ rất lâu trước khi con người xuất hiện và thuộc về một thời kỳ văn minh khác nhưng một số lại phủ nhận và cho rằng đây có thể là một trò lừa đảo.

chiec bua london texas
(Ảnh: Bible.ca)

Oopart (đồ tạo tác lạc chỗ – out of place artifact) là thuật ngữ chỉ những hiện vật thời tiền sử, được tìm thấy tại nhiều nơi trên thế giới, dường như cho thấy một trình độ tiến bộ công nghệ không tương xứng với thời đại chúng được tạo ra. Những oopart thường làm nản lòng các nhà khoa học truyền thống, kích thích những nhà nghiên cứu ưa mạo hiểm đi tìm các lý thuyết thay thế và châm ngòi cho các cuộc tranh luận.

Carl Baugh là người hiện đang sở hữu chiếc búa, ông tuyên bố chiếc búa đã được phân tích tại Phòng thí nghiệm Battelle ở thành phố Columbus, bang Ohio, Mỹ và đây là phòng thí nghiệm từng phân tích các mẫu đá trên Mặt Trăng cho NASA. Theo Baugh, kết quả phân tích cho thấy chiếc búa có một thành phần hợp kim hiếm gặp — 96,6% sắt, 2,6% Clo, 0,74% lưu huỳnh, và không có carbon.

Ngày nay carbon thường được sử dụng để gia cố sắt giòn, nên quả thật là rất kỳ lạ khi thiếu vắng thành phần này chiếc búa. Clo cũng thường không được tìm thấy trong sắt và phần sắt của chiếc búa thể hiện một trình độ thủ công rất cao khi không tạo ra bất kỳ bong bóng nào trong kim loại. Ngoài ra, chiếc búa còn được tẩm một lớp oxit sắt chống gỉ – vốn không dễ dàng hình thành trong các điều kiện tự nhiên.

Glen J. Kuban, một nhà nghiên cứu cổ sinh học đã bày tỏ nghi ngờ về chiếc búa của Baugh trong một bài viết năm 1997 với tựa đề “The London Hammer: An Alleged Out-of-Place Artifact”. Ông cho rằng các phân tích đã được tiến hành riêng rẽ thay vì được tiến hành phân tích tổng thể tại phòng thí nghiệm Battelle.

Theo Kuban, lớp đá bao quanh chiếc búa có chứa các vật liệu có niên đại hơn 100 triệu năm nhưng không có nghĩa nó được hình thành từ xa xưa đến vậy. Đá vôi có thể đã bị trộn lẫn với các vật liệu cổ xưa đó trước khi kết hạch xung quanh chiếc búa này.

Bản mô phỏng chiếc búa London trong một hình ảnh trình chiếu của Tiến sĩ Doug Newton đến từ tổ chức nghiên cứu sáng tạo phi lợi nhuận Trinity. (Ảnh chụp màn hình/YouTube)
Bản mô phỏng chiếc búa London trong một hình ảnh trình chiếu của Tiến sĩ Doug Newton đến từ tổ chức nghiên cứu sáng tạo phi lợi nhuận Trinity. (Ảnh chụp màn hình/YouTube)

Trước sự việc này, Đại Kỷ Nguyên đã liên hệ với Phòng thí nghiệm Battelle để xác nhận sự thật. Một phát ngôn viên cho biết, cô chưa từng nghe nói về chiếc búa đó trong suốt 15 năm làm việc tại đây, nhưng cô sẽ thử kiểm tra xem sao.

Tuy nhiên, Baugh đã phản biện rằng, “hóa thạch trong lớp đá bao quanh chiếc búa đã lưu lại những chi tiết sắc nét – chứng tỏ chúng chưa từng được gia công lại mà là một khối thống nhất từ trước”. Điều này cho thấy các hóa thạch và chiếc búa xuất hiện trong cùng một thời kỳ, chứ không phải bị trộn lẫn với các chất liệu như tuyên bố của Kuban.

Để minh chứng cho niên đại của chiếc búa, ông Baugh đã chỉ ra chi tiết – một phần cán tay cầm bằng gỗ của chiếc búa đã biến thành than đá. Và các bức ảnh chụp chiếc búa cũng cho thấy một bộ phận màu đen của chiếc búa nhìn trông giống như than đá.

TAMTHUC

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/tao-tac-lac-cho-cua-thoi-dai-chiec-bua-co-nien-dai-100-trieu-nam-tuoi.html

Comment