No icon

nhung-qua-cau-ty-nam-tuoi-tai-nam-phi-chung-duoc-tao-ra-nhu-the-nao

Những quả cầu 2,8 tỷ năm tuổi tại Nam Phi: Chúng được tạo ra như thế nào?

Oopart (Đồ tạo tác lạc chỗ- out of place artifact) là một thuật ngữ chỉ nhiều vật thể thời tiền sử được tìm thấy tại nhiều nơi trên khắp thế giới, dường như cho thấy một trình độ tiến bộ công nghệ không tương xứng với thời đại chúng được tạo ra. Những Oopart thường gây khó chịu cho các nhà khoa học bảo thủ, và truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu liều lĩnh mở ra những lý thuyết thay thế, và khuấy lên tranh luận.

Những quả cầu được tìm thấy tại các mỏ khai thác ở Nam Phi đã khơi gợi tính tò mò của các nhà nghiên cứu trong hàng thập kỷ.

Theo nhà nghiên cứu Michael Cremo và những nhà nghiên cứu văn hóa tiền sử khác, các quả cầu này đóng góp thêm vào kho tàng chứng tích gợi ý rằng đời sống thông minh có thể đã tồn tại trên Trái đất rất lâu trước thời điểm chúng ta vẫn thường nhìn nhận.

Cremo đã đi khắp thế giới để thu thập thông tin về những món đồ tạo tác lạc chỗ (Ooparts); ông đã tập hợp những phát hiện của mình trong cuốn sách nổi tiếng: “Khảo cổ cấm: Lịch sử bí ẩn của nhân loại”.

Năm 1984, khi đang nghiên cứu các quả cầu, ông đã liên hệ với Roelf Marx, người quản lý bảo tàng Klerksdorp, Nam Phi, nơi lưu trữ một vài quả cầu như vậy. Marx mô tả các quả cầu này có niên đại khoảng 2,8 tỷ năm tuổi, với một lớp bề mặt rất cứng và một cấu trúc dạng sợi bên trong. Ông cảm thấy khá kỳ lạ và khó hiểu.

Theo Cremo, Marx đã viết: “Không có gì mang tính khoa học về các quả cầu này từng được công bố, nhưng sự thật là: Chúng được phát hiện trong các mỏ đá cao lanh, được khai thác gần thị trấn nhỏ Ottosdal ở phía tây Transvaal. Loại đá cao lanh này… là một khoáng chất thứ cấp khá mềm, chỉ đạt 3 điểm trên thang Mohs [một thang đo độ cứng của khoáng chất tính trên thang 10 điểm] và được hình thành bởi quá trình lắng đọng trầm tích khoảng 2,8 tỷ năm trước.

“Mặt khác, các quả cầu này, vốn có cấu trúc dạng sợi bên trong với một lớp vỏ cứng chắc bao bên ngoài, dù sử dụng thép cũng không làm chúng bị làm xước. Thang độ cứng Mohs được đặt theo tên nhà khoa học Friedrich Mohs. Ông đã chọn ra mười khoáng chất để làm mốc tham chiếu độ cứng, trong đó bột đá tan là mềm nhất và kim cương là cứng nhất”.

thang do do cungThang đo độ cứng Mohs. (Ảnh: tumblr.com)

Theo Marx, vì thép đứng trong khoảng từ 6,5 tới 7,5 điểm trên thang Mohs, nên các quả cầu này còn cứng hơn mức đó.

Phải chăng chúng được hình thành trong tự nhiên?

TAMTHUC

Các viên đá cẩm thạch Moqui ở Utah, Mỹ

moqui-marbles

Tại Utah, những quả cầu tương tự đã được phát hiện. Chúng có niên đại khoảng 2 triệu năm tuổi, và được gọi là các viên bi Moqui. Truyền thuyết kể rằng những tổ tiên di cư của thổ dân bản địa Mỹ Hopi đã chơi trò chơi với những viên bi cẩm thạch này và để chúng lại như lời nhắn nhủ những người thân của họ rằng họ đang hạnh phúc và khỏe mạnh.

Những viên đá cẩm thạch Moqui có lõi bằng cát và vỏ ngoài cứng, tròn được cấu tạo từ ô xít sắt. Các cuộc phân tích của Heinrich trên một quả cầu Klerkdrop cho thấy nó được cấu tạo từ đá hematite, một dạng khoáng chất của ô-xít sắt. Ông đã phát hiện một quả cầu Klerksdrop khác có thành phần khoáng chất wollastonite cùng hematite và geothite, một ô-xít sắt hydrat hóa.

Broken_Moqui_MarbleTiết diện cắt ngang của một viên đá cẩm thạch Moqui, với lõi bằng cát và vỏ ngoài cứng, bên trong được cấu tạo từ ô xít sắt (phần màu đỏ đậm). (Ảnh: wikimedia)

Những người tuyên bố quả cầu này là hiện tượng tự nhiên đã đưa ra các giả thuyết khác nhau về cách thức hình thành của chúng. Tiến sỹ Karrie Weber từ Đại học Nebraska-Lincoln đang nghiên cứu các vi khuẩn mà theo bà, có thể đã giúp hình thành các quả cầu từ phó phẩm trong các tiến trình sống của chúng.

Nhà địa chất Dave Crosby đã tiến hành nghiên cứu tại Utah nơi phát hiện ra các viên Moqui, và lúc đầu ông đã đưa ra giả thuyết cho rằng một vụ va chạm thiên thạch đã làm bắn rải rác những quả cầu bị nung chảy, trước khi chúng cô đặc lại trên cát. Khi kiểm tra kỹ hơn, như được giải thích trên trang RocksandMinerals.com, ông không phát hiện bằng chứng cho thấy một vụ va chạm thiên thạch. Sau đó ông phát triển một giả thuyết liên quan tới việc nước mưa hòa tan sắt và các khoáng chất khác, rồi thẩm thấu chúng xuống mạch nước ngầm. Khi chúng chảy qua nước ngầm, các ion lắng đọng xung quanh các hạt cát để tạo thành các quả cầu.

Cremo và những nhà nghiên cứu khác ủng hộ quan điểm Oopart là bằng chứng về những nền văn minh tiên tiến thời tiền sử, cho rằng các nhà khoa học thuộc dòng chính thống cần phải có thêm dũng khí để sẵn sàng chấp nhận các bằng chứng có khả năng mâu thuẫn với nhận thức phổ biến hiện nay.

Tác giả: Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.
Đọc bản gốc ở đây
Chân Tâm biên dịch

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/nhu%cc%83ng-qua%cc%89-cau-28-ty%cc%89-nam-tuoi-ta%cc%a3i-nam-phi-chung-duo%cc%a3c-ta%cc%a3o-ra-nhu-the-nao.html

Comment