cong-nghe-ai-cap-co-dai-chan-vit-tau-thuy-hang-nghin-nam-tuoi
Công nghệ Ai Cập cổ đại: Chân vịt tàu thủy hàng nghìn năm tuổi?
- bởi map --
- 01/07/2015
Một số người tin rằng đây là một trong những bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy người Ai Cập cổ đại đã có vốn kiến thức và trình độ công nghệ vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta. Theo những người ủng hộ giả thuyết phi hành gia cổ đại, vật thể này chứng minh rằng công nghệ cực kỳ tiên tiến đã được sử dụng trong quá khứ, và rằng người Ai Cập cổ đại đã có những công cụ với kỹ nghệ khó tin.
Hoàng tử Sabu là con trai của Pha-ra-ông Adjuib, người cai quản vùng đất Ai Cập vào khoảng giai đoạn năm 3000 TCN.
Vật thể này làm các nhà khảo cổ học bối rối sau khi được ông Walter Brian Emer phát hiện vào năm 1936, ở Sakkara, trong ngôi mộ của Hoàng tử Sabu – con trai Pha-ra-ông Adjuib. Vật thể hình tròn bí ẩn này có đường kính 61 cm và chiều cao 10,6 cm ở bộ phận trung tâm.
Theo các nhà khảo cổ, vật thể này được chế tác cực kỳ cẩn thận bằng một loại đá phiến sét, đòi hỏi một quá trình chạm khắc vô cùng kỳ công. Vật thể này trông giống một bánh xe lõm, với ba lưỡi cong bên trong trông giống với một cái chân vịt tàu thủy, với một cái lỗ ở trung tâm trông rất giống ròng rọc hay bánh xe, có lẽ đóng vai trò của một trục quay.
Cho đến nay, tất cả những ai đã từng dành thời gian phân tích vật thể bí ẩn này đều không thể giải thích công dụng cũng như thiết kế gây tò mò của nó, và thậm chí điều này còn kỳ lạ hơn nữa khi bánh xe còn chưa xuất hiện tại Ai Cập cổ đại trong giai đoạn lịch sử này . Bánh xe thực ra chỉ mới xuất hiện ở Ai Cập sau cuộc xâm chiếm của Hyksos vào cuối thời kỳ Middle Kingdom khoảng năm 1640 TCN, nên có thể nói rằng vật thể bí ẩn này không phải là một bánh xe. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tin rằng vật thể này quá mềm yếu, không thể sử dụng làm bánh xe.
Vật thể kỳ lạ này được làm từ một chất liệu thông thường trong khu vực, và mặc dù có hình dáng kỳ lạ khiến các nhà khảo cổ học và nhà nghiên cứu phải đau đầu trong nhiều năm. Để làm nó không đòi hỏi một trình độ công nghệ vượt quá tầm với của người Ai Cập cổ đại, nhưng nó thể hiện mức độ hoàn mỹ vượt quá đôi bàn tay khéo léo của người thời đó. Vật thể này được coi là bí ẩn vì các nhà nghiên cứu chưa thể đặt nó vào bất cứ đâu trong các niên đại lịch sử Ai Cập, và họ cũng chưa hiểu rõ công dụng thật sự của nó.
Sự tương đồng cửa vật thể này với một cái chân vịt tàu thủy hiện đại quả là điều đáng kinh ngạc, và đây là một trong những đặc điểm đã làm dấy lên các cuộc tranh luận trong giới học giả.
TAMTHUCĐăng tải với sự cho phép từ Ancient Code. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch.
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/cong-nghe-ai-cap-co-dai-chan-vit-tau-thuy-hang-nghin-nam-tuoi.html
Comment