bieu-tuong-co-dai-ve-chim-phuong-hoang-co-nguon-goc-tu-dau
Biểu tượng cổ đại về chim phượng hoàng có nguồn gốc từ đâu?
- bởi map --
- 07/05/2015
Biểu tượng của chim phượng hoàng, cũng giống như loài chim thần này, chết đi và tái sinh xuyên suốt qua các nền văn hóa và theo chiều dài lịch sử.
Truyền thuyết cổ đại có nói về một loài chim thần, sáng chói và lấp lánh, sống vài trăm năm trước khi chết bằng cách bùng cháy trong ngọn lửa. Sau đó nó sẽ tái sinh từ tro bụi để bắt đầu một cuộc sống mới. Biểu tượng này mạnh mẽ đến nỗi đã trở thành chủ đề và hình tượng vẫn được sử dụng thường xuyên trong nền văn hóa và văn học dân gian phổ biến ngày nay.
Chim phượng hoàng huyền thoại là một loài chim to lớn, khổng lồ rất giống với đại bàng hay chim công. Nó tỏa ánh sặc sỡ màu đỏ, tím, và vàng, và có liên hệ với mặt trời mọc và lửa. Đôi lúc loài chim này được bao bọc bởi một vầng hào quang, làm cho nó tỏa sáng trên bầu trời. Cặp mắt của nó màu xanh dương và sáng như ngọc bích. Nó tự dựng cho mình một giàn thiêu, và làm bùng cháy với chỉ một lần vỗ cánh. Sau khi chết, nó sẽ trỗi dậy một cách rực rỡ từ đống tro tàn và bay đi.
Phượng hoàng hồi sinh từ đống tro tàn trong quyển Sách về các loài Sinh vật Huyền thoại của Friedrich Johann Justin Bertuch (1747-1822) (Ảnh: Ancient Orgins)
Phượng hoàng biểu tượng cho sự tái sinh, và tượng trưng cho rất nhiều hình tượng, như “mặt trời, thời gian, đế chế, sự luân hồi, sự phong thánh, sự phục sinh, cuộc sống trên thiên đường, chúa Giê-su, thánh Mary, sự trinh khiết, và một người vượt trội”.
Trong cuốn The Phoenix in Egyptian, Arab, & Greek Mythology (tạm dịch: Phượng hoàng trong các Truyền thuyết Ai cập, Ả rập, & Hy Lạp) Tina Gamet kể về một loài chim sống rất lâu như sau, “Khi nó cảm thấy cái kết của nó đang đến gần, nó sẽ xây dựng một tổ chim bằng loại gỗ thơm tốt nhất, châm lửa để ngọn lửa bùng lên bao phủ lấy bản thân trong đó.
Từ đống tro tàn, một con phượng hoàng mới sẽ trỗi dậy, trẻ trung và mạnh mẽ. Rồi nó sẽ ướp đống tro tàn của bậc tiền bối trong một quả trứng làm từ nhựa thơm, và bay đến thành phố mặt trời Heliopolis, tại nơi đây nó sẽ đặt quả trứng lên bệ thờ Thần Mặt trời”.
Có những phiên bản khác ít phổ biến hơn nói rằng chim phượng hoàng sẽ chết rồi chỉ đơn giản phân hủy trước khi tái sinh.
Người Hy Lạp đặt tên cho nó là Phoenix nhưng nó có liên hệ với loài chim thần Bennu của Ai Cập, loài chim sấm của thổ dân Mỹ, loài chim lửa của Nga, và loài chim phượng hoàng của Trung Quốc, cũng như loài chim Hō-ō của Nhật Bản.
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/bieu-tuong-co-dai-ve-chim-phuong-hoang-co-nguon-goc-tu-dau.html
Comment