hao-quang-trong-nhung-buc-anh-chup-chung-la-gi
‘Hào quang’ trong những bức ảnh chụp, chúng là gì?
- bởi map --
- 17/03/2015
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Các bức ảnh chụp sử dụng các phương pháp đặc biệt sẽ cho thấy một quầng ánh sáng bao bọc thân thể người, người ta cho rằng đó là năng lượng mà người đó phát ra.
Một số người cho đây là một loại năng lượng tâm linh, số khác thì lại cho đây là một loại năng lượng vật lý bình thường của cơ thể người.
Nhà phát minh Semyon Kirlian đã thiết lập thể loai nhiếp ảnh này vào năm 1939. Ông phát hiện rằng khi một trường điện cao áp được tạo ra xung quanh một người hay một vật thể và vật thể đó được đặt trên một chiếc đĩa nhiếp ảnh, một bức ảnh sẽ hiện lên chiếc đĩa, cho thấy ánh sáng tỏa ra xung quanh nó.
Dưới đây là một số giả thuyết về ánh sáng đó là gì:
Bệnh tật
Tiến sĩ Gary Schwartz và tiến sĩ Katherine Creath thuộc trường Đại học Arizona đã tiến hành một nghiên cứu về sự phát xuất biophoton (ánh sáng sinh học) ở thực vật, từ đó thiết lập liên hệ giữa những sự phát xuất này với hào quang.
Sau khi xem xét hàng nghìn bức ảnh trong quá trình hơn 2 năm, họ đã phát hiện được rằng “vết thương (như bị đứt tay) và các mô bị bệnh sẽ phát xuất biophoton nhiều hơn, mối liên hệ này rất rõ ràng“.
Tiến sĩ Schwartz đã nhận bằng tiến sĩ từ Harvard. Ông giảng dạy bộ môn tâm thần học và tâm lý học tại Yale, và hiện là giáo sư tại trường Đại học Arizona. Tiến sĩ Creath là giáo sư trợ giảng bộ môn khoa học thị giác tại trường Đại học Arizona.
Có một cách giải thích cho hiện tượng hào quang nêu ở trên: các trường điện từ của vi-rút và vi khuẩn tác động đến tế bào của cơ thể và gây tổn thương. Nhưng tiến sĩ Victor Stenger thuộc trường Đại học Colorado-Boulder cho rằng “cách giải thích sáng tạo” này về hào quang là không đáng tin. Theo tờ MIT Technology Review, người ta biết rằng, tế bào vi khuẩn và các dạng tế bào khác sử dụng sóng điện từ cao tần để liên lạc, gửi và tồn trữ năng lượng. Thế nhưng các lý thuyết khác liên quan đến hiện tượng điện từ của vi khuẩn hiện vẫn còn đang tranh cãi.
TAMTHUCTerence Hines, một giáo sư tâm lý học thuộc trường Đại học Pace ở New York, đã nói rằng vầng hào quang xung quanh vật thể là được gây ra do độ ẩm.
“Các vật thể sống…có độ ẩm. Khi luồng điện tiến vào vật thể sống, nó sẽ sản sinh ra một vùng ion hóa chất khí xung quanh vật thể được chụp ảnh. … Độ ẩm này được truyền qua từ vật thể này đến bề mặt thể sữa của phim chụp và gây nên một sự thay đổi đổi của hình ảnh điện tích trên phim”, Hines viết trong cuốn sách “Pseudoscience and the Paranormal” (Tạm dịch: Khoa học giả tạo và hiện tượng siêu thường).
Ông nói rằng nhất là khi cảm xúc của một người bị kích động, người đó sẽ đổ mồ hôi.
Nhiệt lượng từ cơ thể
Tiến sĩ Stenger nói rằng ánh sáng trên ảnh chụp phải có liên quan đến nhiệt độ. Ông viết: ”Ánh sáng này là kết quả của sự chuyển động ngẫu nhiên của tất cả các hạt tích điện trong cơ thể do nhiệt lượng gây ra. Cơ thể của ngựa chứa đầy các hạt tích điện và nhiệt độ của cơ thể làm các hạt đó di chuyển tứ tán. Loại ánh sáng phát xuất từ một cơ thể sống có hình dạng đặc trưng hoàn toàn quyết định bởi nhiệt độ cơ thể. Khi mức nhiệt độ đó tăng lên, bạn có thể bắt đầu nhìn thấy ‘hào quang’.”
“Nếu tồn tại các trường năng lượng sinh học, thì khoảng 200 năm kiến thức về vật lý, hóa học, và sinh học cần phải được xem xét lại”
– tiến sĩ Stenger viết.
Ông phủ nhận tất cả các hình ảnh hào quang, coi chúng là ảo ảnh hoặc chỉ là do xu hướng muốn nghĩ ra các hình ảnh “không có thật”.
Phương thức giao tiếp
Tiến sĩ Schwarz và tiến sĩ Creath đưa ra giả thuyết trong nghiên cứu của họ về năng lượng “kiểu hào quang” xung quang các thực vật. Họ cho rằng loại năng lượng này có thể được sử dụng để giao tiếp giữa các loài thực vật. Nguồn năng lượng này có xu hướng mạnh hơn khi thực vật ở gần nhau.
Họ đã viết: “Trong những bức ảnh này, và hàng nhìn những ảnh khác được ghi nhận trong thư viện của chúng ta, có thể thấy các loài thực vật ‘phát sáng trong bóng tối’ hướng ra ngoài cơ thể, tạo ra các hình dạng ‘hào quang’ giống các nhà nhân điện và những người nhạy cảm đã mô tả. Hơn nữa, ảnh chụp giữa các bộ phận khác nhau của cây cho thấy có một ‘sự cộng hưởng’ tiềm năng, nếu không nói là ‘sự giao tiếp’ giữa các thực vật, theo đúng như lý thuyết biophoton đương thời”.
Tara MacIsaac, Epoch Times
Quý Khải biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/hao-quang-trong-nhung-buc-anh-chup-chung-la-gi.html
Comment