quy-coc-tu-chi-xuong-nui-mot-lan-thu-do-de-deu-la-hien-tai-luu-danh-su-sach
Quỷ Cốc Tử chỉ xuống núi một lần, thu 4 đồ đệ đều là hiền tài lưu danh sử sách
- bởi map --
- 15/04/2017
Trong hơn 2000 năm qua, Quỷ Cốc Tử vẫn được tôn làm bậc thánh nhân trong phép dụng binh, là thủy tổ của Tung Hoành Gia, và là ông tổ của thuật bói toán, xem tướng. Trong Đạo giáo ông được xếp ngang hàng với Lão tử, được tôn là “Vương Thiện tổ sư”.
Quỷ Cốc Tử là một người hái thuốc và tu Đạo thời Xuân Thu. Ông tu ẩn dật một mình trong Quỷ Cốc vì thế mọi người thường gọi ông là Quỷ Cốc tiên sinh. Ông chính là một nhân vật lớn trong Đạo gia. Cả đời, Quỷ Cốc Tử hạ sơn đúng một lần, thu nhận chỉ 4 đồ đệ là: Tôn Tẫn, Bàng Quyên, Tô Tần và Trương Nghi. Lúc mới tiến sơn, họ chỉ là hạng vô danh tiểu tốt, nhưng về sau đã trở thành những nhân vật nổi tiếng lưu danh sử sách.
Vận dụng những thao lược binh pháp mà sư phụ Quỷ Cốc đã truyền thụ, 4 người họ hô phong hoán vũ, tung hoành ngang dọc khắp đất nước vào thời điểm cục diện chính trường nơi nơi đều loạn lạc để bình thiên hạ. Tôn Tẫn là quân sư nổi tiếng của nước Tề thời Chiến Quốc, là đệ tử chân truyền, người thừa kế xuất sắc binh pháp của Quỷ Cốc Tử. Sau này chính Tôn Tẫn cũng viết ra một thiên binh pháp nổi tiếng có tên: “Tôn Tẫn binh pháp”, ngày nay vẫn còn di tích để lại trên các thẻ tre.
Bàng Quyên là sư huynh của Tôn Tẫn, cũng là một người thao lược binh pháp. Bàng Quyên sớm xin thầy xuống núi để lập công danh, sau trở thành đại tướng nước Nguỵ. Nếu tài Tôn Tẫn được 10 thì Bàng Quyên cũng được 7, 8 phần. Sau này hai huynh đệ Bàng Quyên, Tôn Tẫn có một trận huyết chiến một mất một còn, khiến thiên hạ đời đời còn lưu danh.
Trong khi, Tô Tần và Trương Nghi theo học môn du thuyết đã trở thành những thuyết khách nổi tiếng nhất thời đại. Tô Tần bày kế “Hợp tung”, liên kết 6 nước cùng chống Tần. Còn Trương Nghi thi triển “Liên hoành”, sử dụng chính sách “viễn giao cận công” (xa kết đồng minh, gần thì tấn công), kết quả giúp nước Tần hùng bá.
Vậy rốt cuộc Quỷ Cốc tiên sinh truyền dạy cho các đồ đệ những gì? Đó không phải mưu mẹo khôn ngoan hay kế sách thâm độc. Ông truyền cho đồ đệ của mình đạo làm người.
1. Thiên hạ thời thế khác nhau
Xã hội con người luôn có xu hướng vận động, biến chuyển. Nếu xã hội đại loạn ắt sẽ sinh ra bậc cường đạo anh hùng. Nếu đem thiên hạ so với biển khơi, gió kia chính là thời, còn thế tất phải là sóng biển. Gió lớn ắt sẽ xuất hiện sóng to.
Thiên hạ thời loạn lạc, khiến người dễ mê, thần quỷ khó đoán. Chỉ có bậc thánh nhân mới biết tri thời thức thế, dựa theo thời cục mà trọng dụng người tài, bình ổn thiên hạ. Còn phàm là kẻ gian hùng thì thường đi ngược thời thế cho nên ngày càng loạn lạc.
3. Trước định mưu sau hành động
Một thế cờ mà các quân cờ đều bị cất trong hộp, anh không đánh tôi cũng không ắt hẳn là thế cờ thua. Chỉ có khi hai quân xuất trận, thì thế cờ mới trở nên sinh động.
Nếu một người đang lầm đường lạc lối, chủ quan mà mất đất tổn binh, cần phải bình tĩnh, định lại mưu rồi mới hành động tiếp. Nói đúng hơn là, có kế hoạch trước rồi mới ra tay.
4. Khôn khéo hãy đi cùng lương tâm
Khôn khéo là tiểu thuật, nếu không có đạo đức ước thúc, khôn khéo càng nhiều càng dễ mắc sai lầm. Rốt cuộc khi quay đầu lại, không những lợi danh khó được mà an toàn bản thân e rằng cũng khó đảm bảo.
Trên đời này có biết bao người vẫn mãi u mê vì danh lợi, họ không những gây họa cho bản thân mà còn tự tư hại người.
Công bằng mà nói, người giỏi mưu mẹo, khôn khéo thiệt hơn, mà nhân tâm thấp kém, cho dù có bôn ba vất vả, càng tự tư, đạo đức càng đi xuống thì chả mấy chốc mà trở về trắng tay.
5. Ngộ đạo có 4 cảnh giới
Ngộ đạo thảy có 4 cảnh giới: Trước ngộ văn đạo, sau ngộ tri đạo, tiếp ngộ kiến đạo, cuối cùng là đắc đạo.
Thời Xuân Thu, nước Lỗ có Khổng tử ngộ văn đạo, nhưng mãi không thấu được nội hàm, thế là không ngại gian khổ chạy đến Lạc Dương mong vấn đạo “Tiên thánh Lão Đam”.
Sau 3 ngày nghe tiên thánh luận đạo, cuối cùng cũng hiểu ra, nắm rõ được cái lý của thế nhân, từ đó mà lập ra Nho gia khuyên người làm điều tốt. Do vậy đủ thấy, 2 từ “Tri đạo” đã là cảnh giới rất cao thâm rồi.
Người tu đạo giảng vạn sự vạn vật đều có quy luật phát triển, ngộ đạo tức là tìm ra, hiểu ra những quy tắc đó. Nếu không tìm thấy chính là đang u mê, bất định phương hướng, giống như 1 tảng đá giữa dòng sông, cần một minh sư chỉ điểm.
6. Tài năng hãy đi cùng đạo đức
Bất luận một vấn đề học vấn nào đều luôn có đạo lý chi phối. Theo binh pháp mà giảng, tài dụng binh nằm ở chiến bại, nhưng đạo dụng binh làm nằm ở tâm đấu tranh.
Thiện ý dụng binh, không hiếu chiến. Dụng binh chi đạo, nằm ở chỗ không cần đánh mà vẫn phục được người, biến binh đao thành vàng lụa, lấy 4 lạng dẹp ngàn quân.
7. Năng dùng thiện ngôn
Người hay nói điều hay, giảng điều lành, đưa ra nhiều dẫn chứng rộng rãi sẽ khiến người người kính nể, tất sẽ hết lòng phục vụ không muốn rời đi.
Không nói những lời quá cứng nhắc, đưa ra những chỉ thị quá tuyệt đối, sẽ dễ khiến lòng người bất an, nhìn về tương lai một cách mờ mịt u ám.
Không chỉ riêng lời nói mà cách dùng từ, ngữ khí, cách biểu đạt, cử động hình thể, khí chất đều là những công cụ rất tốt để truyền đạt thông tin. Nếu có thể thì hãy lấy “vô thanh thắng hữu thanh”.
8. Thiên, thánh, nhân – Tam đạo
Thiên đạo tức là đạo lý của tự nhiên, cũng ý nói là nắm rõ quy luật sinh khắc biến hóa của vạn sự vạn vật trong vũ trụ. Thánh đạo tức là thông hiểu đạo lý thế gian, an bang định quốc, đưa thiên hạ quy về một mối.
Nhân đạo ý nói đạo lý nhân sinh, cũng tức là cung cách đạo lý làm người, nhờ thấu hiểu mà an cư lạc nghiệp. Ba đạo lý này bổ túc phối hợp cho nhau, thiếu một không được. Xa rời thiên đạo, thánh đạo nguy, xa rời thánh đạo, nhân đạo nan.
Có câu “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Bất luận sự tình gì đều có chế ước của nó. Mỗi sự vật đều có quy tắc bên trong, quy tắc là cái không thể phá, chỉ có tuân thủ hay không thôi. Nếu không tuân thủ ắt phải nhận lấy thảm bại, còn là vì chưa rõ đạo lý thì tất phải tìm sư mà học đạo.
Theo Tinhhoa.net
Vô Tư biên tập
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/co-hoc-tinh-hoa/quy-coc-tu-chi-xuong-nui-mot-lan-thu-4-do-de-deu-la-hien-tai-luu-danh-su-sach.html
Comment