No icon

khong-tu-luan-ve-dao-ly-dang-sau-viec-bat-ve

Khổng Tử luận về đạo lý đằng sau việc bắt ve

Hẳn bạn đã từng nghe “Không gian khó, không có thành công”, chỉ khi bạn thực sự đầu tư thời gian và công sức vào một việc gì đó, bạn mới có thể thành công, và trên cả sự thành công về công việc ấy, còn là sự  “thành nhân”, có nghĩa là sự phát triển của cá nhân bạn đã bước lên được một bậc thang mới.

Khổng Tử là nhà triết học lỗi lạc trong lịch sử . Ông sáng lập ra trường học tư, thu nhận nhiều học trò bất kể xuất thân sang hèn, đưa giáo dục mở rộng cho bình dân, đem tri thức văn hóa truyền bá cho dân gian, ông được đánh gia là người cống hiến to lớn đối với giáo dục thời cổ đại.

Có một câu chuyện Khổng tử dạy các học trò về đạo lý đằng sau việc bắt ve. Chuyện kể rằng một ngày nọ, Khổng Tử cùng các môn đệ chu du đến nước Sở. Khi đi ngang qua một khu rừng, họ gặp một ông lão gù lưng đang dùng gậy tre để bắt ve. Mỗi lần giơ gậy lên là một lần ông bắt được ve, không bỏ sót một con nào, trông đơn giản như ông dễ dàng nhặt cái gì đó ở dưới đất lên.

Khổng Tử đến gần, cúi đầu chào ông lão và hỏi: “Tiên sinh, kỹ thuật bắt ve của tiên sinh thật thành thục, tiên sinh có đạo lý gì?” Ông lão nhìn lên rồi trả lời: “Thời điểm tốt nhất để bắt ve là vào tháng Năm hoặc tháng Sáu. Khi không đúng thời điểm, đừng vội vàng mà phải kiên nhẫn; khi thời điểm đến, phải tận dụng thời gian để bắt được càng nhiều ve càng tốt, nếu không thì phải đợi sang năm. Khi ta mới đầu bắt ve, ta chỉ bắt được giống như những người khác, ta thường xuyên bắt trượt. Sau đó ta quyết định tự rèn luyện, ta đặt một viên bi nhỏ trên đầu gậy tre và đứng im giữ cây gậy sao cho viên bi không rơi xuống. Ta mất một vài tháng để làm điều này và cuối cùng ta có thể giữ được viên bi trên cây gậy. Sau đó, gần như mỗi lần bắt ve hầu như ta đều bắt trúng. Rồi ta quyết định đặt ba viên bi trên đầu gậy tre, ta tự rèn luyện mình giữ viên bi đúng vị trí. Khi ta có thể giữ được ba viên bi trên đầu gậy tre, tỷ lệ bắt trượt của ta còn ít hơn nữa. Sau đó ta quyết định đặt năm viên bi trên gậy tre và lại rèn luyện bản thân để giữ các viên bi không bị rơi xuống. Đến khi ta có thể làm điều đó, việc bắt ve trở nên dễ như nhặt cái gì đó ở dưới đất lên vậy, ta không bắt trượt con nào cả.”

Khổng Tử nghe vậy liền khen ngợi: “Thật tuyệt vời!”

Ông lão tiếp tục: “Khi đang bắt ve, ta giữ cơ thể mình bất động như khúc gỗ. Ta giữ chặt cánh tay mình. Cho dù trời đất rộng lớn ra sao, cho dù mọi thứ xung quanh ta thế nào, ta sẽ không thấy gì ngoài đôi cánh của con ve mà ta muốn bắt. Ta sẽ không nhìn lại, không nghiêng người và không bận tâm đến bất kỳ phiền nhiễu nào. Ta chỉ hoàn toàn để tâm vào con ve; không gì khiến ta thay đổi sự chú ý của ta vào nó. Làm sao ta có thể bắt trượt con ve khi ở trong trạng thái như vậy?”

Khổng Tử cảm thán không thôi, ông quay về phía các môn đệ và nói: “Dụng tâm chuyên nhất, tinh thần tập trung cao độ, sẽ có thể đạt đến cảnh giới thần kỳ. Vị lão nhân gù lưng này hoàn toàn đạt đến tầng thứ đó!”

vien bi 1

Câu chuyện này không chỉ dừng lại ở việc làm sao bắt được nhiều ve, đây còn là cách mà người xưa học Đạo tu hành. Học Đạo là từ những việc nhỏ vậy nên nguyên tắc của Đạo có ở khắp nơi. Ông lão trong câu chuyện giữ cơ thể bất động như khúc gỗ khi bắt ve, mắt ông chỉ chú ý vào cánh ve và không thấy gì xung quanh. Đây chính là việc ông lão đã bỏ qua mọi can nhiễu bên ngoài, dụng tâm chuyên nhất, tinh thần tập trung cao độ.

Đạo lý này cũng có thể áp dụng đối với nỗ lực của con người để có được những thành công trong công việc. Hơn nữa, một khi con người ta chỉ  nghĩ đến việc lớn của họ, những lời ong tiếng ve đều không làm họ bận tâm. Có lẽ đó cũng có nghĩa là họ đã ở trên một tầng thứ cao hơn.

Luân lý đạo đức là cái gốc làm người

 

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/khong-tu-luan-ve-dao-ly-dang-sau-viec-bat-ve.html

Comment