trai-nghiem-can-tu-roi-co-the-chung-kien-ca-mo-nao-cua-chinh-minh
Trải nghiệm cận tử: Rời cơ thể, chứng kiến ca mổ não của chính mình
- bởi map --
- 07/02/2016
Nhiều người quan tâm đến những gì xảy ra sau khi chết, nhưng không phải ai cũng dám thảo luận hay nghiên cứu về nó… Tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu về trải nghiệm cận tử cho thấy kết quả rất thú vị, người ta có thể “rời khỏi cơ thể, chứng kiến những sự việc xác thực có thể kiểm chứng được”.
Khi được 35 tuổi, ca sĩ Pam Reynolds đã phải trải qua một ca phẫu thuật não bất thường và táo bạo. Cô đã có một trải nghiệm cận tử (near-death experience-NDE) trong quá trình phẫu thuật. Tuy rằng tất cả các giác quan cảm thụ của cô đều đã bị tê liệt vào thời điểm phẫu thuật và não bộ của cô đã ngừng hoạt động, nhưng cô vẫn có thể nghe thấy các bác sĩ phẫu thuật nói chuyện và xem họ tiến hành ca mổ.
Điều cô nhìn thấy và nghe thấy đã được xác thực sau này khi kiểm tra các báo cáo của các bác sĩ phẫu thuật tại hiện trường. Trường hợp này xảy ra vào năm 1991 và nó đã cung cấp một trong những bằng chứng xác thực nhất, mạnh mẽ nhất về sự tồn tại của trải nghiệm cận tử như một hiện tượng bên ngoài não bộ. Trường hợp này đã cho thấy những cảm giác được báo cáo bởi những người từng trải nghiệm hiện tượng thoát ra khỏi cơ thể này là chân thực, chứ không chỉ đơn thuần là các ảo giác xuất hiện bên trong một bộ não bị trục trặc.
Tuy rằng trường hợp của Reynolds là một trong ví dụ mạnh mẽ nhất, nhưng cô không phải là người duy nhất từng báo cáo nhìn thấy những thứ trong trạng thái bên ngoài thân thể và đã được kiểm chứng sau này.
Bác sĩ, tiến sĩ Sam Parnia đang tiến hành một nghiên cứu chuyên thu thập một cách có hệ thống các số liệu về các trường hợp trải nghiệm cận tử và nhận diện những trường hợp đó. TS Parnia là một bác sĩ hồi sức tích cực và đứng đầu nghiên cứu hồi sức tại trường Y, Đại học Stony Brook ở New York. Ông là người chỉ đạo dự án AWARE tại các bệnh viện trên toàn thế giới.
(Ảnh: Creatas/Creatas/Thinkstock)
Trong các bệnh viện tham gia khảo sát, những bệnh nhân được cứu sống lại sau khi trải qua tình trạng ngừng tim (sự chấm dứt sự lưu thông bình thường của máu do tim ngừng đập) và não bộ ngừng hoạt động, với cơ thể trong trạng thái chết lâm sàng, sẽ được yêu cầu báo cáo lại xem họ đã cảm thấy, nghe thấy, và nhìn thấy những gì.
Một số vật đánh dấu cũng đã được chuẩn bị sẵn. Nếu một người rời cơ thể của anh ta hay cô ta và chẳng may nhìn thấy những vật đánh dấu này, vốn được giấu kín ở những nơi bên ngoài tầm mắt người bệnh, thì điều đó cho thấy một trải nghiệm chân thực bên ngoài thân thể.
Tuy nhiên, Jan Holden, giáo sư tại trường Đại học North Texas (Mỹ) và là một nhà nghiên cứu trải nghiệm cận tử lâu năm, đã nhận thấy một số ‘thiếu sót’ trong những nghiên cứu như vậy. Trong số 5 nghiên cứu trong đó các mục tiêu thị giác được thiết lập, không có một trường hợp thành công đơn lẻ nào từng được báo cáo. Kết quả này có thể có liên hệ với bản chất của các mục tiêu, bà nói. “Điều họ [những người từng có trải nghiệm cận tử] tập trung vào thường là những đồ vật có ý nghĩa cảm xúc và tâm linh hơn so với ví như một hình vuông màu xanh dương ở góc phòng với một hình tam giác và một con số được viết trên đó”, GS Holden nói tại hội thảo của Hiệp hội Quốc tế Nghiên cứu Trải nghiệm Cận tử (International Association for Near-Death Studies – IANDS) vào ngày 29 tháng 8 năm 2014 tại Newport Beach, bang California, Mỹ.
Một thách thức khác những nghiên cứu này đối mặt là các vật đánh dấu này có thể được quan sát bởi ai đó đứng trên một chiếc thang. Do đó, một người có thể lý luận rằng, bất kể khó tin như thế nào, người kia có thể đã nghe kể về hoặc nhìn thấy các vật đánh dấu thông qua các giác quan thông thường.
Một trong những thứ cô đã ghi nhận được, và sau này đã được xác thực là lời nhận xét của một trong những bác sĩ phẫu thuật. Cô đã nghe thấy vị bác sĩ đó nói rằng các động mạch của cô rất nhỏ và cô đã nhận diện được người bác sĩ đó.
Trong báo cáo phẫu thuật của mình, người bác sĩ này có ghi rằng bà đã thảo luận về kích thước động mạch có phần hơi nhỏ của cô Reynolds, và thời gian này trùng khớp với mốc thời gian trong trí nhớ của cô Reynolds.
Liệu cô có thể đã nghe kể về nó thông qua các phương thức thông thường?
“Vào giai đoạn ban đầu của quá trình phẫu thuật, các tai nghe vừa khít sẽ được đặt vào mỗi tai như một bài kiểm tra phản ứng của thính giác và não bộ. Những tai nghe này sẽ chặn đứng các ống tai và hoàn toàn loại bỏ khả năng của thính giác”, ông Sabom đã viết. Hai mắt của cô Reynolds đã bị tra mỡ và dán băng dính.
Hoạt động sóng não liên tục được giám sát và các sự kiện như lên cơn động kinh thùy thái dương—vốn đôi lúc được giả thuyết là một nguyên nhân gây nên hiện tượng trải nghiệm cận tử—là “cực kỳ khó xuất hiện”, Tiến sĩ Spetzler báo cáo.
Maria nhìn thấy một đôi giày tennis
Một trong những trường hợp được TS Holden nghiên cứu là của Maria, một nữ lao động nước ngoài. Khi đang ghé thăm những người bạn của mình ở thành phố Seattle, cô đột nhiên lên cơn đau tim. Câu chuyện của Maria đã được TS Bruce Greyson và Charles P. Flynn kể lại trong cuốn sách “Trải nghiệm Cận tử: Các vấn đề, triển vọng và quan điểm (The Near-Death Experience: Problems, Prospects, Perspectives)”.
Trong trải nghiệm NDE của mình, Maria cho biết cô đã rời khỏi cơ thể mình và quan sát khu vực bên ngoài phòng bệnh. Cô đã nhìn thấy một vật thể trên gờ tường tầng ba của tòa nhà. Đây là một đôi giày tennis có một chỗ mòn vừa khít một ngón chân cái to, và có một dây giày mắc kẹt bên dưới gót. Cô đã cung cấp các chi tiết khác miêu tả đôi giày này. Một nhân viên chăm sóc y tế đã kiểm tra vị trí đặt đôi giày theo lời kể của cô Maria.
Thật sự có một đôi giày ở đó. Người nhân viên y tế này đã nhặt đôi giày lên và để ý thấy các chi tiết kể trên thật sự chỉ có thể được nhìn thấy tại vị trí quan sát của một ai đó lơ lủng bên ngoài, hoặc tương tự như vậy. Không thể nhìn thấy những đôi giày này từ chỗ các ô cửa sổ.
Xem video trường hợp của Pam Reynolds:
Trong chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưỏng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.
Tác giả: Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên Anh ngữ
Xin đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/trai-nghiem-can-tu-roi-co-the-chung-kien-ca-mo-nao-cua-chinh-minh.html
Comment