phong-van-hoc-gia-nguoi-my-chuyen-nghien-cuu-ve-luan-hoi
Phỏng vấn học giả người Mỹ chuyên nghiên cứu về luân hồi
- bởi map --
- 26/10/2015
Tiến sĩ Jim Tucker thuộc Khoa Nghiên cứu Tri giác Đại học Virginia, một người nổi tiếng nghiên cứu về lĩnh vực luân hồi. Ông đã xây dựng một kho số liệu gồm 2000 trẻ em có khả năng nhớ về tiền kiếp. Có một số trẻ em có ký ức được xác định phù hợp với đời sống của một người chết nào đó khi họ còn sống, chứng minh chuyện nhớ về tiền kiếp là có thật.
Trong nghiên cứu của Tiến sĩ Jim Tucker ông thích dùng từ “sinh tồn” (survival) mà không phải là “luân hồi” (reincarnation). Vừa qua ông đã nhận lời phỏng vấn và chia sẻ với báo Đại Kỷ Nguyên.
Xây dựng kho dữ liệu các trường hợp nhớ về tiền kiếp
Tiến sĩ Jim Tucker đã xây dựng một kho dữ liệu các trường hợp nhớ về tiền kiếp. “Chúng tôi đã nghiên cứu 2500 trường hợp, mỗi trường hợp phân tích 200 thông số. Qua phân nhóm các trường hợp, chúng tôi tìm được một số khuôn mẫu mà nếu theo trường hợp riêng lẻ thì không phát hiện được”.
Tiến sĩ Jim Tucker nhận thấy, việc nhớ tiền kiếp ở bé trai dễ xảy ra hơn bé gái. Điều này có vẻ khá lạ, vì thời thơ ấu của nữ giới thường phát triển ngôn ngữ tốt hơn nam giới. Nghiên cứu cho thấy, có 90% trẻ nhớ về tiền kiếp nói chúng là người có cùng giới tính trước đây, và các bé trai nhớ về tiền kiếp nhiều hơn bé gái, đồng thời đa số trường hợp chết không bình thường. Những cái chết bất thường do trẻ nhớ lại chiếm khoảng 73% là nam giới, điều này phù hợp số liệu thống kê của nước Mỹ về số người chết bất thường trong 5 năm thì có 72% là nam giới.
Những vết thương trong tiền kiếp và vết bớt trong kiếp này
Nhiều trường hợp nổi tiếng khi đứa trẻ nhớ lại tiền kiếp thấy mình chết vì bị thương tích. Thế rồi kiểm tra trên thân thể trẻ có vết bớt khớp với vị trí vết thương mà chúng bị ở tiền kiếp.
Tại sao vết thương trong tiền kiếp có thể ảnh hưởng đến thân thể của bé trong kiếp tiếp theo? Làm sao “cái tôi ý thức” lại làm dấu được trên thân thể?
Tiến sĩ Jim Tucker nói: “Chúng tôi biết, hình ảnh tồn tại trong ý thức nhiều khi sẽ in dấu lại trên thân thể. Ví dụ, có sự xuất hiện của cái gọi là Dấu Thánh (stigmata), có những người khi chuyên tâm cầu Chúa bỗng nhiên thấy trên thân thể xuất hiện vết thương giống như của Chúa Jesus mà trong Kinh thánh kể lại. Có thể thấy, nếu có người bị chết vì gặp thương tích, vậy thì ‘cái tôi ý thức’ sẽ lưu lại, sau đó in dấu trong ký ức kiếp sau và để lại vết tích trên thân thể thai nhi”. Vì thế, ‘cái tôi ý thức’ có thể làm cho vết thương trong kiếp trước chuyển thành vết bớt trên thân thể trong kiếp tiếp theo.
Các trường hợp nhớ lại tiền kiếp thường đến từ những gia đình không tin vào chuyện tiền kiếp
Con của anh ta, cậu bé James Leininger vào lúc 2 tuổi bắt đầu mơ thấy ác mộng. Bé James Leininger kể lại, máy bay của nó sau khi bay lên từ con tàu Natoma thì bị quân Nhật bắn hạ, nó có người bạn tên Jack Larson. Nó còn xác định trên tấm ảnh hiện trường nó bị rơi tại đảo đảo Iwo Jima. Những lời kể hoàn toàn khớp với sự kiện lịch sử.
Tiến sĩ Jim Tucker nói Đại học Virginia rất thích thú với công việc này. Ông nói, phương pháp nghiên cứu của ông là khoa học, không có bất cứ suy nghĩ mang tính định kiến nào trong việc nghiên cứu.
Lý do không nghiên cứu về thôi miên
Tiến sĩ Jim Tucker không nghiên cứu dựa vào thôi miên, ông nói: “Thôi miên là công cụ không đáng tin cậy, vì nhiều khi người ta không dễ phân biệt được đó là ký ức thật hay vì hoang tưởng do thôi miên”. Dù vậy ông cũng thừa nhận có những trường hợp ngoại lệ thu thập được bằng chứng thông qua thôi miên.
Sau khi chết sẽ như thế nào
Khoảng 20% trẻ khi nhớ lại tiền kiếp có nhắc đến chuyện chúng được bay lên và nhìn thấy thân thể của mình, có những trường hợp được chỉ dẫn đi đến nơi cha mẹ kiếp sau của chúng, có số thì đi nơi khác và trải qua những kinh nghiệm khác.
Về câu hỏi, công việc của ông sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của ông về cái chết như thế nào, Tiến sĩ Jim Tucker nói:
“Nhiều năm qua tôi đã bị thuyết phục, thế giới không chỉ là thế giới vật chất… có bộ phận thần thức khác… không có lý do nào có thể khẳng định chắc chắn rằng ý thức phải có một bộ não sống chứa nó mới tồn tại.”
Ông nói: “Tôi vẫn không muốn nghĩ đến cái chết quá sớm, nhưng tôi hy vọng sau khi mình chết sẽ có những trải nghiệm mới”.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/phong-van-hoc-gia-nguoi-my-chuyen-nghien-cuu-ve-luan-hoi.html
Comment