Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
vang-biet-chay-va-noi-nuong-nau-cua-linh-hon-chiem-thanh Vàng biết chạy và nơi nương náu của linh hồn Chiêm Thành
Sunday, 21/12/2014 09:00 am
Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Như một thói quen, một sự tò mò khó lý giải cứ vào những đêm trăng sáng, nhiều người lại đến khu phế tích Tháp Đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế) để xem vàng hiển linh.

Có người may mắn thấy, có người không. Song dường như được tận mắt chiêm ngắm những điều lạ lùng này vẫn là sự tò mò háo hức. Có người còn kể lại rằng đã nhiều lần thấy vàng có thể di chuyển giữa không trung nhưng khi chạy tới thì liền vụt biến mất.

Có khi mải miết lùa theo, bỗng nhiên vàng hóa thành cục đá. Ngỡ ngàng hơn nữa, không chỉ ở Huế mà quần thể tháp cổ (hay còn gọi là Tháp bà Ponagar) giữa lòng phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) vẫn từng tồn tại một kho vàng. Nhiều dấu tích đã minh chứng cho điều này.


Chưa thể khẳng định được, những loại “vàng hời” trong nỗi ám ảnh những người dân đến xóm Tháp có biết chạy hay không nhưng niềm tin đó đã tồn tại trong nhiều người như một bấu víu tâm linh. Nơi đó với những dấu tích cũng hiển hiện sự tồn tại của người Chiêm Thành một thuở.

Tiếng động lạ từ những đêm khuya vắng

Trần Miên Thảo, một nhà khảo cứu văn hóa nhiều lần về Huế vẫn phân vân giãi bầy với tôi rằng: “Nghe về phế tích này đã nhiều, có nhiều huyễn hoặc lắm nhưng phải tận mắt chứng kiến tôi mới tin được. Thế nên có đợt cả tuần lễ tôi về quanh quẩn ở đây chỉ để một lần được xem thứ “vàng hời” đó nó ra làm sao. Ấy thế nhưng vì thiếu may mắn hay sao mà nhiều đêm trăng tôi canh ở phế tích này mà vẫn không thấy được. Chỉ có những đêm khuya thanh vắng, từ trong tháp cổ của phế tích này mới vọng ra tiếng âm u rất kỳ quái, thâm trầm. Có đêm tôi mường tượng ra như tiếng hành quân của hàng trăm binh sỹ từ thời đại Chiêm Thành. Càng tiến lại gần tiếng thâm u ấy càng rõ rệt hơn. Tuy nhiên, khi mang đèn pin bật lên soi vào khu phế tích này thì mọi tiếng động lại như chìm lặng xuống”.

Như minh chứng thêm cho lời nói của ông Thảo, bà Lụa, người dân ở Hương Thủy quả quyết: “Khu phế tích này nghe nói thiêng liêng lắm. Thời tôi sinh ra đã có rồi. Trải qua bao biến cố nó đã trở nên rêu phong và bị cây cối phủ lấp. Nhưng ở đó vẫn là chốn bất khả xâm phạm với nhiều người. Cứ vào những đêm khuya thanh vắng, tiến về phía phế tích đó tiếng động lạ sẽ dội vào tai. Có lúc thì trầm bổng như những điệu nhạc, có lúc lại chắc nịch như tiếng chiêng lệnh cho các đội quân ra trận. Rất khó diễn đạt một cách rành mạch. Nhưng rõ ràng, rất khác. Nhiều lần rồi, tôi trở đi trở lại để xem mình có bị ảo giác hay tai có vấn đề gì không nhưng lần nào cũng nghe dội về một thứ âm thanh kỳ bí đó”.

Theo đoán định của ông Trần Miên Thảo, có thể tiếng vọng đó là cộng hợp của các âm thanh giữa gió, tiếng côn trùng. Thứ âm thanh hỗn hợp này khi đi qua phế tích bị lọc lại bởi lớp gạch đá còn sót nên phát ra âm thanh lạ như vậy. Thế nhưng điều khó giải thích là ngay trong những đêm trời im lặng như tờ, không mảy may chút gió thì âm thanh từ phế tích này vẫn phát ra như thường.

Vàng biến thành vật thể sống và biết chạy

“Lần đó tôi hoảng hết cả người. Phải mất một lúc định hình thì mới dám đứng lại nhìn. Hàng loạt vàng biến hóa thành các vật thể cứ bay lượn giữa không trung. Đó cũng là vào một đêm trăng sáng, sau khi đi thăm một số người bạn về qua khu phế tích này, đang vừa đi vừa hóng mát thì tôi thấy cảnh tượng đó. Liền chạy về nhà kêu thêm người thân ra chứng kiến điều lạ lẫm này nhưng khi có đông người chạy ra thì không còn thấy vàng đâu nữa. Mấy lần sau, cứ đêm đêm tôi lại ra xem bóng vàng sáng rực lên và di chuyển, tôi cố lùa theo xem cận cảnh nhưng càng tiến tới thì vàng càng bay ra xa, không tài nào nắm bắt được. Vàng hiện lên thành cả con chó, con rồng, con gà… ngay trước mắt mình ấy. Lúc đầu chuyện này khiến nhiều người khó tin nhưng sau nhiều người trong xã đều được chứng kiến nên không còn mấy ai lạ lẫm nữa”- Ông Trần Thanh Ngọc, một người may mắn thấy vàng chạy giữa đêm vắng kể lại.

Xóm Tháp còn có tên gọi khác là thôn Liễu Cốc Thượng. Hầu hết các bậc cao niên trong thôn này đều không nhớ đích xác mốc hình thành các tòa tháp này. Ông Trần Trung, một người già trong thôn cho biết: “Sở dĩ người ta gọi là Xóm Tháp vì trong xóm này có mấy cái tháp cổ đó. Chắc đã có đến hàng nghìn năm rồi. Từ ngày tôi sinh ra đã thấy nó hiện hữu ở đây. Trước kia cứ ngày lễ người ta đều mang nhang ra đây thắp và cầu mọi vật sinh sôi lẫn bình yên cho làng mình. Dù chỉ là tín ngưỡng nhưng dường như sau một lần kêu cầu thấy cuộc sống thuận lợi hơn”. Những người già Xóm Tháp kể lại rằng: Từ thuở xưa, tòa tháp cổ này rất uy nghi và tráng lệ. Hai tòa tháp được xây dựng cách nhau chừng gần 10m. Tất cả vật liệu đều là một loại gạch đá rất đặc biệt. Có lúc lấy búa đập vào cũng không tài nào vỡ ra được. Thế nhưng trong chiến tranh, bom đạn liên miên, hai tòa tháp dẫu kiên cố đến mấy cũng không đủ sức để chống chọi nên đến nay chỉ còn lại hai chân tháp, xung quanh cỏ đã mọc lên chìm lấp và hiển hiện một vẻ thâm u, kỳ bí. Xóm Tháp xưa kia là nơi định cư của dòng tộc Vua Chàm, nên hầu hết người Chăm sinh sống ở đây. Nhưng rồi qua bao biến cố, người Chăm quay về với cố cựu và quê hương gốc của mình ở Ninh Thuận, Bình Thuận nên vùng đất này nhường lại cho những người xứ Huế.

Thứ vàng hiện lên thành các vật thể mà những người dân thấy trong những đêm khuya ấy là thứ vàng chỉ nhìn thấy chứ không thể lấy được, thấy bóng dáng con người chúng lập tức biến mất. Ông Cự, một người nhiều lần thấy vàng di chuyển kể: “Kinh nghiệm sinh sống lâu năm của tôi ở đây cho thấy cứ mỗi khi vàng hiện lên là báo hiệu những điều tốt lành cho làng. Nếu ai cứ cố mà báng bổ hay đuổi bắt vàng bằng được là bị ốm đau ngay. Nếu không biết đường mang hương ra tháp cổ mà thắp kêu cầu thì cứ ốm dai dẳng mãi không thôi đấy”. Ông Quốc Đồng, người nhiều lần đến thăm hai chiếc tháp cổ này cũng tỏ ra ngạc nhiên: “Lối kiến trúc của loại tháp này rất đặc biệt. Các vật liệu này rất khó tìm thấy ở thời hiện đại. Có lần tôi đến đây lấy một mẫu gạch về phân tích nhưng quên không thắp hương về cứ mệt mỏi trong người mãi không thôi. Sự linh thiêng dường như là có thật”.

Sự báo ứng kỳ lạ

Người dân ở Xóm Tháp vẫn rỉ tai nhau lời sấm truyền rằng: Hễ ai đào bới tháp để tìm vàng thì sẽ lụi bại trong đau đớn. Chẳng biết có phải là sự tình cờ ngẫu nhiên không mà năm 2010, ông Trần Văn Chung sau khi nghe nói thấy vàng sáng chóe xuất hiện hàng đêm đã quá tò mò đến đây đào bới. Đào mãi chẳng được gì mà phải nằm một chỗ suốt cả tuần vì lên cơn sốt liên miên. Như thói quen khó lý giải cứ có chuyện gì bất an, người dân Hương Thủy lại đến đâu cầu sự bình an, cầu cho cả sự thanh thản khi gặp chuyện muộn phiền. Bà Nguyễn Thị Nhung tâm sự: “Đào bới tháp là bị điềm báo ngay đấy. Có lần, người ta mang cả máy đến khoan tháp nhưng khoan đến đâu mũi khoan gẫy đến đó. Toàn va phải đá cứng, không tài nào xâm nhập được. Cụ Nguyễn Thị Nhỏ nay đã gần 80 tuổi cũng kể rằng: “Các đời ông, đời cha tôi kể lại rành mạch rằng, xưa Vua Chàm có đóng đô ở đây một thời gian chớp nhoáng. Vì vậy có thể nhiều của cải, châu báu của hoàng tộc Chiêm Thành được cất giấu ngay dưới chân tháp này.

Nhưng rồi sau đó có một trận binh biến rất tàn khốc, hoàng tộc Chàm rút chạy về xứa Phan Rang, rất nhiều tướng lĩnh và nhiều chức sắc trong dòng tộc Chăm đã tử nạn trong cơn loạn lạc và được chôn cất ngay quanh chân tháp này. Nghe kể vậy nhưng tôi cũng chưa được tự thân chiêm nghiệm sự chính xác của nó. Thế nhưng đã có nhiều đêm, tôi thấy hình dáng những người Chăm đi trên những vạt cỏ quanh hai phế tích tháp cổ này. Nhiều người rồi, do báng bổ lời nguyền nên đã gặp hạn đen”. Không biết lời giãi bầy của cụ Nguyễn Thị Nhỏ có bao nhiều phần trăm chính xác. Nhưng sâu chuỗi các sự kiện lại thì rõ ràng rất có thể, vua Chiêm Thành đã từng có mặt ở đây trong một thời gian ngắn ngủi.

Nhiều người khác còn kể rằng, dưới thời Pháp thuộc, lính Pháp cùng các các tên chư hầu người Việt đem máy móc hiện đại tới tìm vàng ở đây nhiều lần đều bất thành. Chúng dùng máy khoan để dò tìm, nhưng tất cả mũi khoan khi chạm xuống mặt đất đều gãy một cách kỳ lạ. Có lần nhiều thợ khoan đang hăng hái đào bới bỗng lăn ra ngất xỉu. Từ đó lời nguyền quanh tháp cổ này càng trở nên huyền nhiệm hơn.

Lời cầu đêm trăng, quả đồi vàng và thần vệ nữ

Như một niềm tin đã ăn sâu vào tâm thức, bà Trần Thị Lan, một người dân ở tận trung tâm thị xã Hương Thủy bộc bạch: “Có thể đi cùng những thỏi vàng hiển linh thành các vật thể đó còn có linh hồn của những nhà chức sắc thời đại Chiêm Thành nên những đêm trăng chúng tôi rất hay đến đây cầu nguyện”.

Thánh nữ Y A Na làm bằng đá sau khi tượng bằng vàng ròng bị mất

Lời cầu nguyện thiêng từ những đêm trăng

“Không phải cầu nguyện để có nhiều của cải, cũng không phải cầu nguyện để được giàu có mà không phải đổ mồ hôi làm lụng mà chúng tôi chỉ cầu cho cuộc sống được yên bình hơn, không gặp phải những tai nạn bất thường trong cuộc sống. Lời cầu nguyện này, tôi tin là linh nghiệm”. Trước kia quanh Xóm Tháp vì đất đai thuận tiện nên có vài người đã chôn cất người thân ở đó nhưng như có điềm báo chẳng lành nên họ phải di chuyển mộ đi nơi khác. Bởi vậy người dân nơi đây lại có thêm niềm tin; quanh 2 tháp cổ không ai được xâm phạm hay chôn cất thêm người khác nữa.

Ông Nguyễn Văn Cấn, một người già trong xóm cho biết: “Không ai được đụng đến đất quanh tháp đâu, nếu không gặp quả bảo ngay đấy”. Và thực tế có người đã bị đau bệnh sau đó phải mất nhiều đêm trăng đến bên tháp cầu nguyện mới có thể qua khỏi. Theo tài liệu mà chúng tôi có được thì tháp Đôi Liễu Cốc là công trình đặc trưng của văn hóa Chăm được xác định trên 1.100 năm tuổi, gồm một tháp lớn và một tháp nhỏ. Tháp lớn có chiều cao khoảng 4m, tường tháp dày 1,6m, diện tích lòng tháp khoảng 9m2. Bên trong tháp còn lưu giữ một đoạn vòm cuốn gạch của đỉnh tháp, đây là nét đặc trưng kết cấu thể hiện trong các công trình kiến trúc – văn hóa tôn giáo Chăm. Tháp nhỏ hoàn toàn giống tháp lớn về chất liệu cũng như kỹ thuật xây dựng nhưng diện tích lòng tháp chỉ rộng chừng 7m2. Ngày 20-7-1994 công trình Tháp Đôi Liễu Cốc được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia theo quyết định số 921/QĐBT. Hiện nay di tích Tháp Đôi Liễu Cốc đang ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng rất cần được trùng tu tôn tạo.

Quả đồi vàng, minh chứng từ những tấm bia

Thật ngẫu nhiên đến kỳ lạ khi rời Xóm Tháp ở Huế trở về khu di tích Tháp bà Ponagar ở Nha Trang (Khánh Hòa) chúng tôi cũng tìm được nhiều dấu tích và những lời kể minh chứng cho khu tháp từng là một quả đồi chứa rất nhiều vàng và châu báu. Cũng giống như hai chiếc tháp cổ ở Huế, quần thể tháp Chăm Ponagar có tuổi thọ khảng 1.100 năm tuổi. Theo ông Miên Thảo có thể trên đường rút chạy, Hoàng đế Chiêm Thành đã dừng chân ở Nha Trang một thời gian. Lúc đó thần vệ nữ là Thánh Y A Na có tài sắc và lòng nhân ái bao dung, được hầu hết những người chức sắc trong dòng tộc Chăm nể phục và yêu mến nên khi Vua Chàm rút đi đã để mảnh đất này lại cho thần nữ Y A Na cai quản và ngự trị trong những tòa tháp này.

Theo lời kể lại thì Y A Na còn gọi là Nữ thần Ponagar. Nữ thần này, do bọt nước biển và ánh mây trời sinh ra ngoài biển khơi. Một hôm, nước biển dâng cao đưa bà vào bến sông Yjatran ở Kauthara (Cù Lao ngày nay). Sấm trời và gió hương liền nổi dậy báo cho muôn loài biết tin bà giáng thế. Tức thì, nước trên nguồn dồn lại thành sông chảy xuống đón mừng bà và núi cũng hạ mình thấp xuống để đón rước bà. Sau khi hiển hiện bà miệt mài giúp vương triều Chăm phục dựng và chinh phạt rất nhiều kẻ xâm lăng. Bà đi đến đâu chim muông kéo đến chầu hai bên đường, hoa cỏ cũng xinh tươi rực rỡ hơn để điểm hương cho mỗi bước chân bà đi. Còn có một lý giải khác đầy màu sắc huyền nhiệm về Y A Na rằng: Xưa kia tại núi Đại An (nay là Đại Điền), có hai vợ chồng tiều phu già không con, trồng rẫy dưa. Dưa chín, thường bị hái trộm.

Rình rập, một đêm ông lão bắt được thủ phạm. Khi biết được kẻ hái là một cô gái nhỏ xinh đẹp nhưng mồ côi, ông liền mang về nuôi. Không ngờ, cô gái ấy vốn là tiên nữ, vì lý do nào đó, phải giáng trần, chính là Y A Na và sau này Y A Na được gả cho thái tử vua Chàm. Sau khi Y A Na mất, biết đến sự linh thiêng của nàng Y A Na nên rất nhiều triều đại lẫn các thủ lĩnh các nước láng giềng đua nhau mang các cống vật trong đó chủ yếu là ngọc ngà, vàng thỏi, ngà voi… đến dâng nạp lên thánh nữ với mong muốn cháy bỏng cầu quốc gia được thanh bình, vương triều vững chắc và không xảy ra biến loạn. Có lần đồ cống nạp nhiều quá khiến cả quả đồi nhỏ này chồng chất vàng.

Minh chứng cho điều này là rất nhiều tấm bia dựng quanh tháp Ponagar ngày nay. Tất cả các tấm bia đều được ghi bằng loại chữ cổ nhưng đã được nhiều nhà nghiên cứu dịch ra. Có tấm bia ghi rõ rằng: Đức vua xứ thượng Lào đã dâng cúng cho nữ thần của Ponagar những đồ vật gồm: Một chiếc mũ miện vàng, một vòng cổ có các hạt châu ngọc. Ngài dâng cho nữ thần Nhỏ một số vật dụng và đồ trang sức được làm bằng vàng hoặc bạc và một chiếc mũ miện vàng nặng 9 thil (lạng) cùng một vòng cổ có những viên ngọc. Công chúa Garbhalaksmi, người chị cả của Paramabodhisatva, dâng cho nữ thần của Ponagar một vrat vàng nặng 56 thil.

Pulyan Sri Yuvaraja, Hoàng tử Vyu, con cả của Sri Paramabodhisatva, đã dâng cúng cho nữ thần Nhỏ một chiếc đĩa bằng bạc nặng 33 thil. Tất cả đều là lòng thành với cầu mong thánh nữ hãy ban những bình an, thịnh đạt cho đất nước chúng tôi. Ông Miên Thảo khẳng định rằng: Tuổi thọ những tấm bia cổ này cũng ngang với các tòa tháp thờ thánh nữ Y A Na nên sự ghi chép về các châu báu cống nạp cho thánh nữ là có cơ sở. Vì nếu không thì những người Chăm thời ấy cũng chẳng dựng nên những tấm bia này làm gì.

Trong một tấm bia khác thời Vua Paramabodhisatva, người bảo vệ vương triều và Vương quốc Chăm cũng ghi lại: Năm 1178, Công chúa Ratnavali quý phái dâng cho nữ thần Ponagar một tharan bạc nặng 15 thil, một đồ trang sức đeo ngực bằng vàng nặng 1 thil, một vòng đeo cổ bạc 15 thil. Nhiều tấm bia cổ khác cũng ghi rõ những dấu tích và các sản vật từ những vị vua Chàm lẫn các triều đại quanh vùng đến dâng lễ cho thánh nữ Y A Na.

Cuộc bạo loạn lịch sử, vàng trôi theo biển cả (?)

Đúng lúc vàng bạc, châu báu dâng lên thánh nữ Y A Na chất cao thành núi thì xảy ra một cuộc bạo loạn. Cuộc bạo loạn lớn nhất, gây nhiều tổn thất và mất mát nhất dưới triều đại Chiêm Thành. Ông Đạo Hùng, một người Chăm già thổn thức đầy tiếc nuối kể rằng: “Các thế hệ ông cha tôi đều truyền lại rằng, nếu không có biến cố lịch sử năm đó thì bây giờ những người Chăm vẫn còn được sở hữu nhiều châu báu lắm. Thậm chí có lúc vàng chất ngập cả lối đi lên đền thờ thánh nữ Y A Na, nhìn đâu cũng toàn thấy vàng”.

Theo các ký tự được ghi trong các văn bia ở tháp bà Ponagar thì cái mốc xảy ra những trận binh biến lịch sử đó bắt đầu từ năm 774. Năm đó, ngôi đền thiêng bị bọn xâm lăng cướp đi nhiều vật báu. Sau khi cướp chúng còn định phóng hỏa đốt các ngôi tháp. Tuy nhiên được xây dựng quá kiên cố nên chúng không thể phá hủy được.

Trong một tấm bia do Vua Chàm là Satyavarman khắc năm 784, các ký tự nói rõ: “Binh biến xảy ra quá bất ngờ. Quân địch quá hùng mạnh, táo tợn và tham lam. Những kẻ đó ăn những thức ăn còn ghê tởm hơn thức ăn của lũ ma đói, những kẻ xấu xa và hung dữ như Yama (ma quỷ) đã đến đây bằng những chiếc thuyền. Bọn chúng như những Daityas (con cọp đói) được trang bị vũ khí làm ở thượng giới, đã lấy đi linga, hàng loạt châu báu”.

Trong trận binh biến đó, Vua Chàm –  Satyavarman đã thân chinh lên chiến thuyền, chỉ đạo đoàn quân mang tất cả sức lực để chiến đấu. Trong trận giao đấu cực kỳ khốc liệt diễn ra suốt cả tuần lễ, nhiều châu báu bị địch cướp và mang lên thuyền chìm cả xuống biển khơi. Phần còn lại quanh tháp Ponagar cũng rơi vãi và thất lạc gần hết. Khi trận chiến tàn thì vàng bạc cũng tan biến hết ra biển khơi. Các ký tự bằng tiếng Chăm cổ trên các tấm bia cho thấy, số vàng bị cướp và trôi xuống biển là nhiều vô kể.

Trong nhiều vật quý đó phải kể đến tòa tháp bằng vàng ròng nặng hàng trăm kg, pho tượng nữ thần Y A Na được đúc bằng vàng ròng nặng 200 kg. Do thấy lòng tham của các thế lực xung quanh liên tục nhòm ngó nên sau khi kết thúc trận binh biến này, Vua Chàm Jaya Indravarman đã cho phục hồi đền thờ Ponagar. Lần này có lẽ để tránh lòng tham của các thế lực thù địch, tượng thần nữ được tạc bằng đá. Hiện nay bức tượng này vẫn y nguyên không hề bị xâm phạm gì. Ông Đạo Nhất Tiến, một hậu duệ xa xôi của dòng tộc vua Chàm nuối tiếc: “Dù không còn được uy nghi như trước nhưng những công trình của vương triều Chàm vẫn là một hệ thống kiến trúc độc đáo của người Chăm nói riêng và Việt Nam nói chung”.

Linh thiêng thần vệ nữ

Ông Đạo Nhất Tiến cũng khẳng định rằng: “Giờ đây cuộc sống khó khăn không còn những châu báu, vàng bạc để dâng lên thánh Y A Na nữa nhưng trong các dịp đại lễ (diễn ra 29-4 đến 2-5 dương lịch hàng năm) cộng đồng con cháu người Chăm ở khắp nơi đều tụ về đây để dâng lên thánh nữ Y A Na những sản vật gắn bó gần gũi với cuộc sống người dân như; gà, heo, lúa mỳ… Trong những đêm hành lễ suốt những ngày diễn ra lễ hội đó dường như ai cũng tin lời cầu nguyện của mình được thánh nữ ghi nhận và phù hộ cho”.

Ông Tiến còn đoán định rằng, rất có thể trong cuộc binh biến lịch sử năm xưa, một số bảo vệ tháp Ponagar đã đào một đường hầm bí mật chuyển vàng đi nơi khác. Nhưng ý kiến của ông Tiến cũng chỉ mới là đoán định. Hiện nay thánh Y A Na vẫn tồn tại sừng sững và được xem bà mẹ của xứ sở Trầm Hương. Tượng bà cao gần 1m, rộng 1,05m, hình vòm cung được chạm khắc họa tiết tinh xảo với hình rắn thần Makara huyền bí. Nữ thần được thể hiện trong thế ngồi xếp bằng, 2 tay chính duỗi ra đặt trên 2 đầu gối để trấn an người mộ tín và ban phước, 8 cánh tay phụ mỗi tay cầm các vật biểu trưng như mũi tên, đoản kiếm, mũi lao rất cổ kính và đầy huyễn hoặc. Với những đặc sắc này, giữa năm 2013, Bộ VH-TT&DL đã chính thức công nhận quần thể tháp Chăm cùng tượng thánh nữ Y A Na và lễ hội tháp bà Ponagar là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo: An ninh thủ đô

TAMTHUC