Trong nhiều loại thí nghiệm khoa học, các nhà nghiên cứu phải đề phòng hiệu ứng người thí nghiệm. Các nhà khoa học tiến hành thí nghiệm có thể đưa ra các gợi ý tinh vi cho đối tượng thí nghiệm con người dựa trên các thiên hướng chủ quan của chính bản thân họ. Lấy ví dụ, ngôn ngữ cơ thể hay giọng nói đều có thể truyền đạt một thông tin nào đó tới đối tượng, từ đó ảnh hưởng đến biểu hiện hay phản ứng của họ.
Do đó, một nhà khoa học có thể đã vô tình tác động đến kết quả thí nghiệm, đặc biệt trong các thí nghiệm liên quan đến các phản ứng hay tâm lý của người. Hiệu ứng người thí nghiệm này thậm chí có thể có một tác động lớn hơn đối với các thí nghiệm kiểm chứng công năng tinh thần.
Thuật ngữ “công năng tinh thần” ám chỉ tất cả các khả năng tinh thần, như dịch chuyển đồ vật từ xa, thần giao cách cảm, hoặc tiên tri. Những người hoài nghi, hoặc những người có ý định lật tẩy công năng tinh thần, thường bác bỏ nó dựa trên cơ sở cho rằng các nỗ lực nhằm lặp lại các thí nghiệm để chứng minh sự tồn tại của công năng tinh thần đều không thành công.
Tuy nhiên, tiến sỹ Garret Moddel thuộc Đại học Calorado cho rằng hiệu ứng người thí nghiệm có thể là một trong những nguyên nhân khiến các thí nghiệm này thất bại. Ngoài ra, mức độ tin tưởng của đối tượng thí nghiệm về sự tồn tại của công năng tinh thần cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng vận dụng công năng.
Sinh viên của ông đã tiến hành thí nghiệm trên 12 đối tượng, yêu cầu họ đoán quân bài được giơ lên trong khi không thể nhìn thấy nó. Trước cuộc thí nghiệm, các đối tượng được hỏi xem liệu họ có tin vào công năng tinh thần hay không. Bất kể trả lời thế nào, họ đều được cung cấp các tài liệu ngắn gọn theo chiều hướng ủng hộ hoặc phản bác nghiên cứu công năng tinh thần; mỗi loại đều trích dẫn các nghiên cứu khác nhau làm bằng chứng. Theo cách này, các đối tượng sẽ được chia thành bốn nhóm.
Những người tin vào công năng tinh thần được cung cấp tài liệu ủng hộ loại công năng này đã đoán chính xác 27% tổng số lần. Theo xác suất ngẫu nhiên, họ chỉ nên đoán đúng 20% tổng số lần.
Những người tin vào công năng tinh thần được cung cấp tài liệu ủng hộ loại công năng này đã đoán chính xác 27% tổng số lần. Theo xác suất ngẫu nhiên, họ chỉ nên đoán đúng 20% tổng số lần. Xác suất không xảy ra là 25 trên 1. Đây được xem là một kết quả thống kê đáng lưu ý ủng hộ công năng tinh thần.
Ba nhóm còn lại—những người có khuynh hướng không tin hoặc những người được cung cấp tài liệu nhằm thúc đẩy sự nghi vấn của họ ngay trước cuộc thí nghiệm—có kết quả đoán đúng khá sát với tỷ lệ ngẫu nhiên (tức 20%).
Trong trao đổi với trang Skeptico năm 2010, tiến sĩ Moddel nói: “Như mọi người đã biết, tôi cho rằng, ở một mức độ nào đó, toàn bộ cái luận điểm cho rằng cần phải tái lặp các thí nghiệm kiểm chứng công năng tinh thần chỉ là một cách đánh lạc hướng. … Như thí nghiệm này và các thí nghiệm khác đã cho thấy, công năng tinh thần có tính chất ý đích và công năng này không chỉ dựa trên ý định của đối tượng thí nghiệm, mà còn cả ý định của người thực hiện thí nghiệm.
“Công năng tinh thần có tính chất ý đích và công năng này không chỉ dựa trên ý định của đối tượng thí nghiệm, mà còn cả ý định của người thực hiện thí nghiệm”.
— Tiến sỹ Garret Moddel
“Thật sự rất khó kiểm soát điều đó bởi lẽ nếu một người tham gia thí nghiệm thực sự nghĩ rằng toàn bộ chỉ là một trò bịp, thì về cơ bản họ đã phá hỏng thí nghiệm đó. Một người hoài nghi sẽ nói: “Ồ, đó chỉ là cái lý luận vớ vẩn của những người ủng hộ thôi”. Trên thực tế, nếu nghiêm túc nghĩ về nó, chúng ta sẽ thấy điều này hoàn hoàn lô-gic. Đây là một loại hiện tượng phụ thuộc vào ý định, nên tất nhiên ý định của những người liên quan đóng vai trò rất quan trọng”.
Tiến sĩ Moddel tốt nghiệp cử nhân ngành kỹ thuật điện tại Đại học Stanford và bảo vệ luận án tiến sĩ ngành vật lý ứng dụng tại Đại học Harvard. Các công trình phổ biến hơn của ông tập trung vào lĩnh vực kỹ thuật lượng tử, nhưng ông cũng là một nhà ủng hộ tích cực nghiên cứu về công năng tinh thần.
Tác giả Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Đọc bản gốc ở đây.
Chân Tâm biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/khong-de-kiem-chung-cong-nang-tinh-than-nhung-khong-pha%cc%89i-vi-no-khong-ton-ta%cc%a3i.html