Đây là một trong những bí ẩn lớn nhất nhưng lại ít được biết đến ở Mỹ. Có một vài lý do tại sao tảng đá tạo hình tổ ong này được nhìn nhận là một bí ẩn.
Nó có dạng hình học thật cân đối đến nỗi thật khó để tin rằng đây là một sản phẩm của tự nhiên.
Nếu đây không phải một hiện tượng tự nhiên, thì có lẽ nó được tạo ra bởi một nền văn minh tiền sử với sự hỗ trợ của công nghệ cực kỳ tiên tiến chưa được biết đến hiện nay.
Tảng đá Tổ ong nằm ở bang Tây Virginia, Mỹ. Tảng đá có nguồn gốc gây tranh cãi này được phát hiện bởi Giám mục Betty Webster và mẹ bà trong một buổi tản bộ hôm chủ nhật.
Tảng đá bí ẩn với bề mặt tạo hình tổ ong. Hiện vẫn chưa rõ nó được hình thành như thế nào. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)
Theo giám mục, “tảng đá được nói đến, nằm cách mặt đất ít nhất 1,8m, và rõ ràng bị lún sâu vào trong lòng đất vài chục cm.
Tảng đá được cấu tạo từ một mô thức tổ ong bất cân xứng, hình thành nên rất nhiều mô thức hình học. Các góc cạnh rập nổi của thiết kế này đủ sâu để làm chỗ bám chân cho những ai muốn chinh phục ngọn núi mini này”.
Lý do nó được gọi là tảng đá tổ ong bởi vì đơn giản nó trông giống một mảnh lưới thép tổ ong.
Một phần tảng đá tổ ong có thể được quan sát tại West Virginia Overlook. (Ảnh: Internet)
TAMTHUCCận cảnh một bộ phận có mô thức cân đối, đều đặn của tảng đá. (Ảnh: Internet)
Người ta tin rằng quá trình này đã diễn ra trong khoảng 250 đến 300 triệu năm trước, trong giai đoạn hình thành dãy núi Appalachian.
Một bộ phận của Tảng đá Tổ ong nguyên gốc đã bị di dời khi người ta xây dựng đập tạo hồ chứa nước Jennings Randolph. Tảng đá Tổ ong đã trở thành một điểm du lịch từ năm 1985. Nó “mở cửa” bảy ngày một tuần tại khu vực West Virginia Overlook. Vì vậy, nếu bạn đang ở gần, hãy dành chút thời gian ghé thăm.
Một mảnh nhỏ của tảng đá này cũng được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian ở thủ đô Washington D.C.
Liệu tạo hóa có thể tạo ra những mô thức cân đối đến vậy? Một giả thuyết phổ biến là: Tảng đá Tổ ong này có thành phần chủ yếu là loại đá cát mềm bị rạn nứt và đứt gãy trong quá trình hình thành các núi ở hạt Mineral, sau đó các vết nứt này được lấp đầy bởi thạch anh trong tự nhiên.
Rốt cục thạch anh đã trở nên cứng chắc và hình thành trong các vết nứt để tạo nên mô thức hình tổ ong như chúng ta thấy ngày nay, khi đá sa thạch mềm hơn bị xói mòn nhanh hơn đá thạch anh, vốn cứng chắc hơn rất nhiều.
Một giả thuyết khác cũng không thể bỏ qua là Tảng đá Tổ ong có nguồn gốc phi tự nhiên, hay nói cách khác là một sản phẩm nhân tạo. Nếu vậy, công cụ hay máy móc nào đã được sử dụng để tạo ra một mô thức hoàn hảo đến kinh ngạc như vậy?. (Ảnh: Internet)
Một giả thuyết khác cũng rất thú vị là: Trường điện từ là tác nhân tạo nên mô thức hình tổ ong của tảng đá này.
Tương tự cách thức hình thành bông tuyết, mô thức hình học của Tảng đá Tổ ong có thể đã chịu ảnh hưởng của một cơn bão điện tại thời điểm hình thành.
Tuy nhiên, đây chỉ là các phỏng đoán. Sự thật là, các nhà khoa học hiện chưa thể giải thích được cách thức hình thành Tảng đá Tổ ong.
Một điểm đáng lưu ý là các tảng đá hình tổ ong tương tự đã được tìm thấy ở thành phố Monongahela, bang Pennsylvania, tuy rằng các mẫu vật này có kích thước nhỏ hơn rất nhiều.
Một giả thuyết khác nữa được một số người đưa ra là Tảng đá Tổ ong có nguồn gốc phi tự nhiên, hay nói cách khác là một sản phẩm nhân tạo. Nếu vậy, công cụ hay máy móc nào đã được sử dụng để tạo ra một mô thức hoàn hảo đến kinh ngạc như vậy?
Bí ẩn vẫn còn đó, và quyết định tùy thuộc vào bạn.
Tác giả: Message to Eagle.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/178731.html