Xưa nay chúng ta đều được dạy rằng khủng long đã tuyệt chủng từ 65 triệu năm về trước, theo mô hình thuyết tiến hóa Darwin. Các hóa thạch khủng long luôn luôn được gán cho một con số 65 triệu năm tuổi trở lên. Lâu đời như vậy, xương cốt khủng long lẽ ra đều đã hoàn toàn hóa đá.
Ấy vậy mà gần đây người ta đã tìm thấy mô mềm, DNA, tế bào xương, tế bào máu, mạch máu, các protein như collagen, v.v.. trong không chỉ một mà là hàng ngàn mẫu xương khủng long (không hóa thạch), ở rải rác khắp nơi trên địa cầu! [1] Đáng kinh ngạc hơn, trong nhiều trường hợp xác những con khủng long ấy thậm chí vẫn còn bốc mùi phân hủy.
Quý độc giả lưu ý:Loạt bài về thuyết tiến hóa trên Đại Kỷ Nguyên được phân thành 2 mục chính sau:
Quý độc giả có thể bookmark, ghi lại đường link hai mục trên để tiện theo dõi loạt bài này một cách có hệ thống. Các bài mới sẽ được thêm vào hai mục trên. Trân trọng thông báo. |
Thực ra người ta đã sớm phát hiện máu và mô khủng long từ cách đây hơn nửa thế kỷ tức là vào đầu những năm 1960, nhưng các sự kiện này đều bị những người phái tiến hóa chống đối quyết liệt và cho chìm vào quên lãng. Họ công kích những người có công phát hiện ra xương khủng long còn tươi là “những kẻ điên khùng”, hoặc cười nhạo và phớt lờ các phát hiện ấy. Khi đó các sự kiện đều nhanh chóng bị ỉm đi thành công, bởi internet chưa phát triển. Chẳng hạn:
Mọi chuyện chỉ trở nên sáng sủa hơn từ khi internet ra đời. Năm 1993, nhà khoa học Mary Schweitzer tuyên bố tìm thấy tế bào máu khủng long bên trong một mảnh xương khủng long bạo chúa, mà trước đó đã được các nhà tiến hóa xác định “80 triệu năm tuổi”.
Vào năm 1997, Schweitzer từng hỏi Jack Horner một nhà tiến hóa rất nổi danh, rằng tại sao một bộ xương khủng long (tìm thấy ở Vỉa Hell Creek, Montana, Hoa Kỳ) lại có mùi đặc trưng của xác chết, thì ông ta thản nhiên trả lời: “Ồ đúng thế, tất cả xương cốt tìm thấy ở Hell Creek đều bốc mùi thế cả!“. [4]
Hình ảnh chụp bởi Schweitzer vào năm 2004, khi phân tích một mẩu xương khủng long bạo chúa dưới kính hiển vi.
Bên trái: Cấu trúc dạng mạch máu. Bên phải: Những cấu trúc tế bào máu đỏ được nặn ra từ các mạch máu kể trên.
A: Hình mũi tên chỉ là vị trí mà mảnh mô tìm được trong mảnh xương con khủng long bạo chúa vẫn còn dai và đàn hồi.
B: Hình ảnh cho thấy rõ nét tươi và mới của mảnh mô tìm thấy trong mảnh xương đó
Dưới đây là các bằng chứng thực nghiệm cho thấy hemoglobin thực sự đã được bảo tồn trong mẩu xương khủng long của Schweitzer [8]:
Chúng ta có xương khủng long chưa hề hóa thạch, trong đó có cả hemoglobin cùng với các mạch máu rõ ràng, và nó vẫn còn mùi xác chết! Với một tư duy khoa học khách quan và công tâm, chúng ta đều biết con khủng long đó cùng lắm chỉ mới vài ngàn năm trước đây. Vậy mà các nhà tiến hóa vẫn khăng khăng nó đã sống “80 triệu năm trước”, cho khớp với thuyết tiến hóa.
Các nhà triết học khoa học từ lâu đã nói rất nhiều về sức ỳ của một niệm giới (paradigm: nghĩa là một hệ thống các lý thuyết, giả thuyết và quan niệm cố hữu đã và sẽ hình thành xung quanh một thuyết phổ biến nào đó), đặc biệt là khi niệm giới ấy có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Các niệm giới luôn luôn rất khó bị loại bỏ hoặc thay thế, ngay cả dưới tác động của nhiều bằng chứng mạnh mẽ chống lại nó.
Trường hợp mô mềm của khủng long này cũng như vậy, quan niệm “khủng long tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm” đã trở thành một niệm giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học từ lâu đã chứng minh được các mô mềm, DNA, máu, protein… đều không thể tồn tại quá lâu ngay cả trong điều kiện lý tưởng nhất. Vì vậy khi người ta tìm thấy chúng trong các mẫu xương khủng long, thì thay vì chất vấn niệm giới đó, họ quay lại công kích bản thân các bằng chứng, nào là “việc làm nguy hiểm!”, “không phải xương khủng long”, “không phải tế bào máu mà là biofilm”, vv… Trải qua bao nhiêu nhạo báng, hoài nghi và phản đối từ các nhà tiến hóa, đến tận 20 năm sau đó, khi mẫu xương khủng long và tế bào máu khủng long rốt cục đều đã được chứng minh, các nhà tiến hóa liền tiếp tục chống đỡ bằng một giả thuyết mới toanh: “Chúng tôi biết là các thứ đó có thể tồn tại hàng trăm triệu năm!”. Lại thêm một giả thuyết mới, mơ hồ và không thể kiểm chứng bằng thực nghiệm nữa. Các nhà tiến hóa có hàng trăm giả thuyết kiểu như vậy.
Hãy xem chuỗi lý luận của họ:
Không nhiều người nhận ra điều (1.) và điều (5.) hoàn toàn giống nhau, đây chính là một loại ngụy biện lý luận vòng quanh điển hình.
Còn đây là một chuỗi lý luận khác, khách quan, lôgic và khoa học hơn nhiều:
Chuỗi lý luận thứ 1 là một loại niềm tin, được niệm giới tạo ra với mục đích bảo vệ chính nó. Đó thực chất không phải lý luận khoa học mà là ngụy biện.
Chuỗi lý luận thứ 2 là lý luận khoa học bình thường, mang tính thực chứng, khách quan.
Lịch sử khoa học đã từng và vẫn còn tồn tại một số niệm giới như vậy. Chúng không những có hại cho sự phát triển của khoa học và tiến bộ nhận thức của nhân loại, mà còn gây nguy hiểm cho các nhà khoa học dũng cảm tiên phong. Sự tồn tại của các niệm giới chính là phản ánh cho thấy sự yếu kém của tư duy loài người.
Chúng ta tiếp tục xem xét các bằng chứng thực nghiệm thú vị khác. Trước tiên là các bằng chứng niên đại C14.
Các bằng chứng C14
Các thành viên của Hội Nghiên cứu niên đại cổ sinh vật học (Paleochronology Group) đã trình bày các khám phá của họ tại Hội nghị Địa vật lý Tây Thái Bình Dương 2012 tổ chức tại Singapore, ngày 13-17 tháng 8 năm 2012. Báo cáo của họ cho biết các giám định niên đại C-14 của nhiều mẫu xương lấy từ 8 con khủng long được tìm thấy ở Texas, Alaska, Colorado, và Montana nước Mỹ đều chứng tỏ chúng đã sống cách đây chỉ 22.000 đến 39.000 năm. Nếu những con khủng long này sống cách đây hơn 65 triệu năm trước theo mô hình tiến hóa, thì đáng lẽ ra các mẫu xương đó không còn chút C14 nào. Thế nhưng trong thực tế các mẫu xương này đều còn lượng C14 lớn, quá đủ để tiến hành giám định niên đại theo phương pháp Cacbon phóng xạ C14 và đều cho kết quả nhất quán như trên.
Phần trình bày của đại diện Hội Nghiên cứu niên đại cổ sinh vật học tại Hội nghị Địa vật lý Tây Thái Bình Dương 2012
Sau khi hội nghị kết thúc vài ngày, báo cáo đó đã bị 2 chủ tọa gỡ khỏi website của hội nghị, bởi vì họ không thể tin nổi các phát hiện kể trên. Không muốn thách thức các dữ kiện một cách công khai, họ âm thầm xóa bản báo cáo đó mà không nói với các tác giả báo cáo một lời nào. Khi bị chất vấn, họ trả lời là “Chắc chắn phải có sai lầm gì đó trong dữ liệu” mặc dù họ không hề đọc báo cáo và chưa bao giờ nói chuyện với các nhà nghiên cứu đề tài. Đơn giản là họ không thích kết quả đó, rồi kiểm duyệt nó đi, chỉ có thế.
Dưới đây là bảng giám định niên đại C14 các mẫu xương khủng long do Hội Nghiên cứu niên đại cổ sinh vật học cung cấp (bấm vào bảng để phóng to):
Cần nói thêm, từ năm 2007 tới năm 2011, Hội Nghiên cứu niên đại cổ sinh vật học đã gửi 11 mẫu xương khủng long khác nhau đến Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đồng vị phóng xạ (CAIS) tại trường đại học Georgia (Mỹ) để kiểm nghiệm. Đây nổi tiếng là nơi giám nghiệm niên đại C14 tốt nhất thế giới. Các nhà khoa học tại trung tâm này không biết các mẫu xương đó là xương khủng long. Tất nhiên, kết quả giám định đều cho thấy C14 vẫn tồn tại lượng lớn trong các mẫu, và niên đại C14 của chúng đều trên dưới 30 ngàn năm.
Nhưng 7 năm sau lần đầu tiên giám định các mẫu xương, vào năm 2014 có ai đó mách với Jeff Speakman giám đốc trung tâm CAIS, rằng Hội Nghiên cứu niên đại cổ sinh vật học đã sử dụng các kết quả giám định trên để thuyết trình về niên đại thực sự của khủng long. Thế là, khi nhận được một mẫu xương khác từ Hội Nghiên cứu gửi đến giám định, Jeff thẳng thừng từ chối, với email nói rằng: “Tôi mới được biết việc các ông đang làm liên quan đến việc giám định niên đại xương bằng phương pháp C14. Các nhà khoa học tại CAIS và tôi bị sốc trước các tuyên bố của ông và nhóm của ông về tuổi Trái Đất và thuyết tiến hóa sinh học. Vì vậy, chúng tôi không thể tiếp tục cung cấp dịch vụ giám định niên đại bằng phương pháp đồng vị C14 để hỗ trợ cho kế hoạch chống khoa học của các ông nữa. Tôi đã lệnh cho Phòng thí nghiệm C14 gửi trả các mẫu gần đây lại cho các ông và sẽ không tiếp tục chấp nhận phân tích các mẫu nào nữa trong tương lai”.
Để ý rằng Jeff không hề nhắc đến các báo cáo đồng vị phóng xạ của các mẫu xương, không hề nói rằng chúng không chính xác. Ông ta chỉ chống lại việc Hội nghiên cứu sử dụng các báo cáo đó làm bằng chứng cho thấy khủng long sống cách đây vài ngàn năm thay vì hàng chục triệu năm trước thể theo thuyết tiến hóa. Các nhà khoa học của Hội nghiên cứu đã nhiều lần gửi thư chất vấn tới Jeff và các nhân viên khác ở CAIS, rằng “Vậy các kết quả giám định niên đại đó sẽ dẫn đến kết luận đúng đắn nào?” thì không bao giờ nhận được hồi âm.
Hugh Miller, trưởng Hội nghiên cứu niên đại cổ sinh vật học đã gửi cho CAIS mẫu xương lấy từ cái sừng của một con khủng long 3 sừng Triceratops, vào năm 2012 để giám định C14. Kết quả cho thấy con khủng long này sống cách đây khoảng 33.570 năm
Đó chính là “Sức ỳ của niệm giới” đang phát huy tác dụng. Khi một quan niệm đã hình thành hệ thống và phương pháp luận thì rất khó tiếp thu nhận thức mới. Bằng chứng rõ ràng cho thấy quan niệm cũ sai lầm, người ta cũng không dám nhìn nhận mà lại chối bỏ theo bản năng. Nhà khoa học nào dũng cảm tiên phong thách thức niệm giới đó đều bị biến thành kẻ thù của cả hệ thống.
Nguy hiểm treo lơ lửng trên đầu mọi người. Giám đốc của một phòng thí nghiệm giám định niên đại tư nhân – công ty Beta Analytic Inc., đã xem xét các dữ liệu về niên đại khủng long mà Hội nghiên cứu có trong tay. Cô khá quan tâm và đã thảo luận với một thành viên của Hội nghiên cứu về đề tài này. Sau đó Hội nghiên cứu yêu cầu công ty của cô thực hiện giám định niên đại C14 cho một mẫu xương khủng long bạo chúa. Cô hồi âm như sau: “Cám ơn vì đã tính đến dịch vụ của chúng tôi khi thực hiện dự án này. Chúng tôi chúc các bạn thành công trong nghiên cứu này, nhưng buộc phải chọn cách không tham gia phân tích mẫu đó. Bởi vì các bạn đã xác định đó là một con khủng long bạo chúa, và chúng được người ta cho là đã tuyệt chủng 50 triệu năm trước, nó vượt quá giới hạn giám định của chúng tôi. Nếu chúng tôi đưa ra một kết quả cho thấy mẫu xương này có niên đại “gần đây” thì phòng thí nghiệm của chúng tôi sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị mọi người nghi ngờ. Các bạn nên cộng tác với một phòng thí nghiệm trường đại học nào đó để thực hiện dự án này thì tốt hơn nhiều”.
Nhiều nhà khoa học khác cũng đã từng làm giám định niên đại C14 xương khủng long. Vào năm 2015, các nhà khoa học Brian Thomas và Vance Nelson đã trình bày kết quả giám định niên đại bằng phương pháp đồng vị cacbon C14 đối với các mẫu mô và xương khủng long, trong cuốn Tạp chí hàng quý của Hội Nghiên cứu Sáng tạo Xuân 2015 (Tập 51, trang 299-311). Các dữ liệu niên đại C14 của 4 con khủng long được trình bày trong bảng dưới:
Dễ nhận thấy các giám định niên đại đều cho kết quả khá tương đồng so với các giám định của CAIS và của các cơ sở khác. Những con khủng long này đều có niên đại C14 trong khoảng 25.000-37.000 năm. Không có mẫu nào mà nồng độ C14 không còn đủ để đo cả.
Tuy nhiên, từ đầu bài viết đến giờ chưa phải là các bằng chứng chấn động nhất. Trong thực tế chúng ta có rất nhiều bằng chứng rất mạnh, thậm chí còn trực quan và sinh động hơn nhiều. Đó là các bằng chứng lịch sử và văn hóa.
Các bằng chứng lịch sử – văn hóa
Thành cổ Pompeii nằm phía Tây Nam nước Italia, dưới chân núi lửa Vesuvius. Nó đã bị hủy diệt bởi một trận núi lửa phun trào cách nay hơn 2.000 năm. Tại đó người ta tìm được nhiều di tích, văn vật của một nền văn hóa cổ xưa. Một trong số đó là bức bích họa dưới đây [9]
Khi nhìn cận cảnh:
Chúng ta nhận ra những loài động vật mà các nhà tiến hóa nói rằng đã tuyệt chủng từ hàng triệu năm trước khi con người xuất hiện. Đó là 1 con heo vòi Moeritherium và 1 con khủng long giống Sphenacodon. Nếu chúng đã tuyệt chủng hàng chục triệu năm trước, theo mô hình tiến hóa, thì làm sao người Pompeii có thể mô tả 2 con vật đó một cách sinh động đến thế?
Còn đây là phù điêu một con khủng long Stegosaurus trên một bức tường ở Angkor Wat [10], được xây dựng ít nhất 800 năm trước:
Một bức tượng ngọc cổ Trung Hoa:
Ở đầu bài viết chúng ta đã được biết về mẫu xương khủng long bạo chúa tìm thấy ở Hell Creek, nó vẫn còn mới, trong đó các mạch máu, máu lỏng và các mô mềm khác, vv… đều được bảo tồn rất tốt. Thế nhưng người ta đã tìm thấy xác một con khủng long Hadrosaur trong tình trạng thậm chí còn tốt hơn! [11] Chúng ta không chỉ tìm thấy xương và các đồ tạo tác của con người trong cùng một địa tầng với khủng long Hadrosaur không hóa thạch có mô mềm và máu được bảo tồn rất tốt. Chúng ta thậm chí có hẳn một tấm thảm thêu từ thời trung cổ tại Pháp mô tả chi tiết một con khủng long Hadrosaur đang sống! [12]
Trên mộ của giám mục Richard Bell của nhà thờ Carlisle miền bắc nước Anh có hình vẽ cách đây hơn 1.000 năm mô tả sống động 2 con khủng long cổ dài. Để ý họa sỹ khắc họa rất chính xác con khủng long Shunosaurus này, ngay cả cái đuôi thuôn dài có chóp phình to và có 2 gai nhọn của nó.
Một tấm vải phủ bệ thờ có niên đại từ thời trung cổ, tại Palau de La Generalitat, Barcelona, Tây Ban Nha mô tả St. George đang diệt một “con rồng”. Nó hết sức giống với một con khủng long Nothosaurus. Đặc biệt là kích thước, hình dáng cơ thể kiểu cá sấu, sống lưng gợn sóng, hộp sọ hẹp và dài, hàm răng cong dài nhọn hoắt vv…
Một trận lở đất ở vùng Girifalco phía nam Italy đã làm xuất lộ hàng trăm hiện vật cổ thời kỳ tiền văn minh Hy Lạp cách đây hơn 4.000 năm. Luật sư Mario Tolone Azzariti đã phát hiện ra nhiều đồ tạo tác trong đó là những bức tượng… khủng long với những nét đặc trưng không lẫn vào đâu được. Ảnh chụp từ trên xuống thậm chí cho thấy bức tượng đã mô tả sinh động cả bước đi của con khủng long: dãy tấm sừng trên lưng nó uốn lượn theo từng bước chân. Hình thứ 3 là mảnh gốm vỡ trên đó mô tả một con khủng long, có lẽ là Stegosaurus.
Ở dưới đây là một cái nắp hình trụ thuộc thời kỳ nền văn minh Lưỡng Hà cách đây hơn 5.000 năm, hiện vật này nay được cất giữ tại Louvre. Hình bên phải là ảnh phục chế một con khủng long Apatosaurus, để tiện so sánh.
Ở dưới là một đồ tạo tác thuộc về nền văn minh Ai Cập cổ đại, được đặt tên là “Narmer Palette”, nó được xác định có niên đại 5.100 năm trước đây. Hiện vật này được khai quật lên tại thủ đô Ai Cập cổ đại – thành Hierakonpolis. Trên hiện vật này, chúng ta thấy rõ hình ảnh 2 con khủng long cổ dài, có vẻ như đang bị con người khống chế.
Một số hình ảnh khủng long được tìm thấy trên các bích họa vô cùng cổ xưa trên các vách đá, vách hang động ở Utah (Mỹ) và lưu vực sông Amazon:
Tarasque là một quái vật kỳ lạ. Những câu chuyện truyền miệng của người dân bản xứ cho biết con vật này từng gây kinh hoàng cho một thị trấn ở Pháp thời trung cổ. Nó tấn công và ăn thịt người, cho đến khi nó bị dân làng hợp sức tiêu diệt. Qua nhiều thế kỷ, các đặc điểm siêu nhiên được gán ghép cho nó, nhưng nếu chúng ta loại bỏ các chi tiết phi lý này đi, như mặt người và một cặp chân thừa, thì chúng ta thấy con vật này là một con khủng long Ankylosaurid.
Một mẫu vật bằng ngọc có niên đại từ đời nhà Thương của Trung Quốc (1766-1122 trước công nguyên). Dễ dàng nhận thấy nét tương đồng đáng kinh ngạc với một con khủng long Saurolophus, đặc biệt là cái mỏ rộng, viền da trên sống lưng và cái mào nhọn trên đầu.
Vào những năm 1920, người ta khai quật được 31 hiện vật cổ đại mang phong cách La Mã, ở gần Tucson bang Arizona nước Mỹ. Chúng được mô tả chi tiết tại trang 331 trong cuốn sách “Những thành phố thất lạc Bắc Mỹ và Trung Mỹ” (The Lost Cities of North & Central America) của David Hatcher, từng xuất hiện trong chương trình “Khai quật châu Mỹ” trên kênh truyền hình History Channel vào năm 2013. Giới khảo cổ học rất quan tâm đến khám phá này, tuy nhiên khi người ta phát hiện ra hình ảnh một con khủng long Diplodocus được khắc trên một thanh kiếm trong số các hiện vật cổ đại này thì chúng lập tức bị những người ủng hộ thuyết tiến hóa ỉm đi. Năm 1972, nhiều nhà khoa học xin phép được tiếp tục khai quật khu vực này để tìm kiếm thêm các hiện vật, nhưng họ bị cấm! Các hiện vật này được lưu giữ tại Hội Sử học Arizona.
Những bức tượng khủng long Acambaro
Waldemar Julsrud là một chuyên gia khảo cổ học người Mexico gốc Đức. Vào năm 1945 ông phát hiện ra những bức tượng đất nhỏ bị chôn vùi dưới chân núi El Toro ở vùng ngoại ô của Acambaro, Guanajuato, Mexico. Khi nói chuyện với nông dân địa phương, ông được biết họ thường tình cờ bắt gặp những bức tượng này ở những hố chôn nông, trên cả dải đất rộng của vùng chân núi, mỗi hố có từ 20 đến 40 bức tượng. Thế là ông bắt đầu thu thập các bức tượng này, và sau đó khai quật cả khu đất gần chân núi El Chivo ở phía bên kia thành phố. Cuối cùng ông đã có một bộ sưu tập khổng lồ gồm hơn 30.000 bức tượng.
Kỳ lạ thay, trong bộ sưu tập khổng lồ của Julsrud có tới hàng ngàn bức tượng khủng long. Tất cả đều có niên đại từ 1.600 năm trước trở lên!
Những hình chạm khắc khủng long trên các khối đá Ica
Vào một ngày mưa năm 1960 ở một thị trấn nhỏ tại Peru, con sông Ica nhỏ hẹp đã bị xói mòn, để lộ hàng trăm hòn đá được khắc tạc chôn vùi trong những căn hầm dưới đất ở hai bên bờ sông.
Khi nước rút xuống, người dân địa phương phát hiện ra những hòn đá kỳ lạ và bắt đầu thu nhặt. Khi đó tiến sỹ Javier Cabrera thuộc trường Đại học Lima, Peru đã tình cờ bắt gặp hình ảnh một con cá được chạm khắc trên một hòn đá. Cabrera nhận thấy nó giống một loài cá đã bị tuyệt chủng. Ông rất tò mò và tìm kiếm thêm những hòn đá này. Bộ sưu tập của ông ngày càng lớn, lên đến hơn 11.000 hiện vật. Cabrera gọi đó là thư viện những hòn đá bí ẩn.
Những hòn đá này có rất nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Có những viên đá nhỏ như quả trứng và cũng có những khối đá lớn bằng con chó. Tất cả số đá này đều được chạm khắc bằng những đường liền nét hằn sâu lên mặt đá.
Các bằng chứng lịch sử – văn hóa kể trên chỉ là một phần nhỏ được liệt kê, do khuôn khổ bài viết có hạn. Còn vô số bằng chứng nữa, độc giả biết tiếng Anh có thể tìm hiểu thêm ở đây. Nguyên 89 trang đầy hình ảnh.
Thay lời kết
Các bộ xương khủng long xưa nay luôn được các nhà tiến hóa tuyên bố “hàng trăm triệu năm tuổi”. Nay, đứng trước các bằng chứng rất thuyết phục, nếu họ đành phải công nhận chúng thực tế chỉ có tuổi vài ngàn năm, thì:
Mỗi vấn đề kể trên đều dẫn đến hàng loạt các hệ quả hết sức to lớn, ảnh hưởng sâu rộng đến toàn thể giới khoa học, đặc biệt là các ngành khoa học liên quan… Vì vậy quá hiển nhiên, đối với những người theo phái tiến hóa cách tốt nhất để tồn tại là tìm mọi cách chống lại các bằng chứng rõ ràng đó hoặc tảng lờ như không biết. Tuy nhiên, dù có chông gai, sự thật rồi sẽ được phơi bày ra ánh sáng.
“Mọi chân lý đều đi qua 3 bước:
Đầu tiên, nó bị nhạo báng,
Sau đó, nó bị phản đối kịch liệt,
Cuối cùng, người ta chấp nhận nó như một sự thật hiển nhiên”.Arthur Schopenhauer
Tài liệu tham khảo:
[1] http://news.nationalgeographic.com/news/2006/02/0221_060221_dino_tissue.html
[2] Kyle L. Davies, “Những con khủng long mỏ vịt Hadrosauridae, Ornithischia tại North Slope, Alaska” (Duck-bill Dinosaurs (Hadrosauridae, Ornithischia) from the North Slope of Alaska), Tạp chí cổ sinh vật học Journal of Paleontology, Vol.61 No.1, trang 198-200
[3] Woodward, S. R., N. J. Weyand và M. Bunnell. 1994. “Chuỗi DNA trong các mảnh xương kỷ Creta” (DNA Sequence from Cretaceous Period Bone Fragments), Science. 266 (5188): 1229-1232
[4] http://discovermagazine.com/2006/apr/dinosaur-dna
[5] Schweitzer, M.H., et al., Analyses of soft tissue from Tyrannosaurus rex suggest the presence of protein, Science 316(5822):277–280, 2007
[6] Science 261:160, 9/7/1993
[7] Reexamination Of T. Rex Verifies Disputed Biochemical Remains, www.ScienceDaily.com, 31/7/2009
[8] http://creation.com/sensational-dinosaur-blood-report
[9] https://www.reed.edu/humanities/110Tech/RomanAfrica2/pompei%26herc2.jpg
[10] http://public.media.smithsonianmag.com/legacy_blog/temple-stegosaurus-rhinoceros-300×252.jpg
[11] http://phys.org/news160320581.html
[12] http://www.genesispark.com/exhibits/evidence/historical/ancient/dinosaur/
Bạch Vân
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/da-tim-thay-mau-va-dna-khung-long-thach-thuc-moi-cho-thuyet-tien-hoa.html