Giới khoa học đã nhận biết được rằng, ở bên trong hộp sọ của con người còn có một con mắt. Các nhà khoa học thông qua nghiên cứu giải phẫu não và thuyết phôi học hiện đại phát hiện ra rằng, thể tùng bên trong não bộ, chính là nơi chứa con mắt thứ ba thần bí.
Trên thực tế, trong giới tu luyện luôn có cách nói “mở thiên nhãn”, và cũng thừa nhận loại hiện tượng này là thực sự tồn tại. Cho dù là một số hiện tượng được xem là “công năng đặc dị” vẫn không hoàn toàn được các nhà khoa học hiện nay nhận biết rõ ràng, nhưng con người đối với nghiên cứu về công năng (khả năng đặc biệt) trước giờ chưa từng từ bỏ. Trong “Biển Thước liệt truyền” của “sử ký” có ghi chép rằng Biển Thước có khả năng “nhìn được màu sắc bên trong nội tạng của con người”. Trong “thái bình thiên quốc sử” có ghi chép về công năng đặc dị của Hồng Tú Toàn, khả năng này của ông xuất hiện sau cơn bệnh nặng hơn 40 ngày, phạm vi chữa bệnh của ông bao gồm bại liệt và tai điếc, có thể “nhìn mặt là khỏi”, những ghi chép này cũng chứng sự tồn tại của công năng đặc dị từ cổ xưa.
(Hình: Thể tùng bên trong não, chính là nơi chứa con mắt thứ ba thần bí. (ảnh trên mạng))
Con mắt thứ ba – thể tùng quả
Con người có con mắt thứ ba, điều này đã được các nhà khoa học chứng thực. Các nhà khoa học thông qua nghiên cứu giải phẫu não bộ và thuyết phôi học hiện đại phát hiện ra rằng, trong thể tùng của não bộ, chính là nơi chứa con mắt thứ ba thần bí. Ở phía trước thể tùng quả có một loại từ trường, nó có thể hội tụ các tia chiếu, và có tác dụng quét hình ảnh.
Một bài báo trên trạng mạng của tạp chí Nature Mỹ có nhắc đến, một loại cá hang mù chính là lợi dụng thể tùng quả trong não bộ để “nhìn” thế giới bên ngoài.
(Hình: Một loại cá hang mù chính là lợi dụng thể tùng quả trong não bộ để “nhìn” thế giới bên ngoài. (ảnh trên mạng))
Một loại cá tên là Astyanaxmexicanus, còn gọi là cá hang mù Mexico hoặc cá không mắt, vì không có kết cấu mắt hoàn chỉnh, các nhà khoa học luôn cho rằng chúng không thể nhìn thấy mọi vật. Nhưng trong một tình huống ngẫu nhiên, các nhà nghiên cứu của Đại Học Maryland phát hiện cá hang mù Mexico có phản ứng với ánh sáng. Điều này khiến các nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên.
Thông qua thử nghiệm thực tế, các nhà nghiên cứu phát hiện, cá hang mù lợi dụng thể tùng quả của chúng để nhìn. Sau khi các nhà nghiên cứu cắt bỏ thể tùng quả của chúng, phát hiện cá hang mù không còn phản ứng với ánh sáng nữa.
Chuyên gia sắc tố thị giác nước Anh Jim. Pomark nói rằng: “càng ngày càng nhiều chứng cứ cho thấy, thể tùng quả của một số động vật có thể đóng vai trò tương tự con mắt, nghiên cứu này đã trực tiếp chứng thực điều này.”
TAMTHUCChâu Yến Lâm
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/bi-an-co-the-nguoi/con-nguoi-co-con-mat-thu-ba-co-the-nhin-thay-thu-ngay-thuong-khong-nhin-thay.html