Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
chuyen-ly-ky-ve-noi-cat-giu-bau-vat-voi-vang-cua-vua-ham-nghi Chuyện ly kỳ về nơi cất giữ báu vật ‘voi vàng’ của Vua Hàm Nghi
Tuesday, 12/05/2015 10:00 am
Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Báu vật của Vua Hàm Nghi tạ lễ gồm hai con voi vàng. Sau voi vàng là hai con nghê đồng, hai thanh kiếm thần bằng đồng nung, lưỡi trắng có cán bằng gỗ chạm hình rồng phượng sơn son thiếp vàng.

Ngôi đền Đức Thánh Mẫu Trầm Lâm ở xã Phú Gia, huyện Hương Khê-Hà Tĩnh còn có tên bản địa là Miếu Trăm Năm. Ông Phan Hiền, 72 tuổi, tân cố đạo chủ (người có trọng trách gìn giữ báu vật của Vua Hàm Nghi trong năm) thắp nén hương cho chúng tôi rồi ngước nhìn lên pho tượng gỗ Đức Thánh Mậu đọc bài cúng Đức Thánh Mậu Trầm Lâm, báo tên từng người đến thăm viếng, cầu chúc cho tất cả thượng lộ bình an, gặp nhiều may mắn.

báu vật, Vua Hàm Nghi

Toàn cảnh ngôi đền Đức Thánh Mẫu.

Giấc mơ kỳ lạ của nhà vua

Miếu Trầm Lâm có từ thế kỉ 14 (thời Hậu Lê)-nơi được nhiều người dân và du khách thập phương biết đến sau một đêm Vua Hàm Nghi (em ruột Kiến Phúc-con nuôi thứ ba của Tự Đức) ngủ ở chiến tuyến Sơn Phòng (cách Miếu khoảng 1000m) được báo mộng không lành: “Quân bạch quỷ (giặc Pháp) đang theo kịp chân Trẫm. Việc này do Trẫm định liệu. Nhưng nếu Trẫm còn trú ngụ nơi đây thì muôn dân lành sẽ bị bọn phiến loạn sát hại”.

Choàng dậy, Vua Hàm Nghi rung chuông, rung đạc triệu các cận thần lại để báo mộng từ một phụ nữ mặc áo dài trắng hiện lên trong Miếu rồi kịp thời viết sắc phong. Từ đó Miếu thiêng trở thành đền Muội Thiên Hiện (người con gái trời giáng xuống trần) trở thành ngôi đền thờ Đức Thánh Mậu Trầm Lâm trước khi Vua Hàm Nghi lùi vào dãy núi Giăng Màn (thuộc địa phận Hương Khê, dưới chân dãy núi Trường Sơn bây giờ).

Đó là đêm 20/9/1885 trời không trăng, không sao (sau khi Vua Hàm Nghi bị thất thủ tại kinh thành Huế, các cận thần đưa vua xa giá ra Quảng Trị rồi chọn núi Ẩu trong vùng rừng Hương Khê xây dựng căn cứ chống Pháp) Vua giao cho đại thần Tôn Thất Thuyết chuẩn bị sắc phong và các lễ vật quý đến tạ lễ đền Đức Thánh Mẫu Trầm Lâm. Tại đây Vua Hàm Nghi hạ Chiếu Cần Vương (lần 2) được chí sĩ yêu nước Phan Đình Phùng (ở huyện Đức Thọ) và Cao Thắng (ở huyện Hương Sơn) tụ tập nghĩa quân tham gia công cuộc kháng chiến.

Báu vật được gìn giữ suốt 125 năm

Tương truyền trên đây được bà Nguyễn Thị Hương-cán bộ chuyên trách công tác bảo tồn, bảo tàng huyện Hương Khê cùng cán bộ địa phương và nhiều người chăm sóc ngôi đền nhớ như tạc dạ. Bà cho hay báu vật của Vua Hàm Nghi tạ lễ gồm hai con voi vàng nặng 27 chỉ và 17 chỉ.

Cả hai đều được bàn tay nghệ nhân kim hoàn chế tác theo thế đứng thẳng mang dáng vóc mạnh khỏe của con voi chiến với nai nịt và bành bé xíu nhưng tinh xảo từng nét chạm. Sau voi vàng là hai con nghê đồng, 35 đục đạc (treo đầu màn vua nằm để báo động), hai thanh kiếm thần bằng đồng nung, lưỡi trắng có cán bằng gỗ chạm hình Rồng Phượng sơn son thiếp vàng, ngoài bao đề hai chữ “phụng tự”. Tám bộ áo mũ triều thần bằng nỉ như còn mới nguyên. Phía trước bên phải thêu hình con cò (tượng hình quan văn), bên phải là hình con cọp (tượng hình quan võ) theo ý tưởng văn võ-cò cọp; 40 đạo sắc đựng cẩn thận trong ống quyển còn tươi nét chữ của các triều vua…

Kì lạ thay, trong suốt 125 năm trải qua bao biến cố thăng trầm của chiến tranh, bao trận đói, nạn đói nhưng toàn bộ báu vật này vẫn được người dân nghèo âm thầm gìn giữ mãi đến năm 2000 UBND huyện Hương Khê mới biết câu chuyện lạ kì này.

báu vật, Vua Hàm Nghi

Voi vàng, nghê đồng đang được tân cố đạo chủ Phan Hiền cất giữ.

Bí ẩn nơi gìn giữ báu vật của Vua

Sau khi đọc bài cúng Đức Thánh Mậu Trầm Lâm, tân cố đạo chủ Phan Hiền hướng dẫn chúng tôi xuống gian nhà khách bên cái giếng cũng rất kì lạ hiện trước ngôi đền.

Cố đạo chủ vuốt chòm râu bạc cước, tự hào: “Đã ba năm nay tôi xin keo (xin quẻ âm dương) giờ mới được vua ban cho quyền cất giữ báu vật trong vòng một năm từ cố đạo chủ cũ nên vợ con, cháu chắt cả nhà, cả họ đều vui”. Ông Lê Hồng Vân, phó ban quản lí Di tích Lịch sử văn hóa đền Trầm Lâm cho hay cụ Phan Hiền là người “lận đận” nhất trong hầu hết các cố đạo chủ bởi mỗi cố đạo chủ thường nhận trọng trách này trong một năm. Cứ đến ngày rằm tháng giêng các bô lão trong làng họp lại để lựa chọn ba người tiêu biểu về sự hiểu biết phong tục thờ thần, tin kính bề trên và biết đọc bài cúng hay; vợ chồng đang thượng tại; con cháu hiếu thảo, gia phong để tiến hành làm lễ xin keo ngay trước bàn thờ Vua Hàm Nghi ở Sơn Phòng.

báu vật, Vua Hàm Nghi

Tân cố đạo Phan Hiền trước bàn thờ Đức Thánh Mậu.

Thường trong ba người được sàng lọc thì “phần âm” sẽ chỉ định một người làm cố đạo chủ. Trường hợp cố đạo chủ cũ muốn muốn giữ trọng trách này thêm một năm nữa thì các bô lão vẫn cho ứng cử nhưng phải làm lễ xin keo tiếp. Nếu xin được mới có quyền lưu lại. Người nào trúng keo, được phong chức cố đạo chủ thì bắt đầu làm lễ rước báu vật. Hôm rước, cố đạo chủ cũ và mới trong bộ đồ lễ thành kính, dân làng ai cũng mặc bộ đồ đẹp nhất, nổi trống, đánh chiêng hầu theo đám rước từ cố đạo chủ cũ qua quần thể ba ngôi đền Đức Thánh Mậu Trầm Lâm đến đền thờ Vua Hàm Nghi và đền Công Đồng rồi mới về nhà tân cố đạo chủ.

Trải qua hơn 126 năm (2001) lễ rước ấy trở thành lễ hội rước phong sắc Vua Hàm Nghi hay còn gọi là lễ rước lộc đầu năm khi Sơn phòng Hàm Nghi, miếu Trầm Lâm, đền Công Đồng trở thành quần thể Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Ngay năm đó, lễ hội rước báu vật vua ban này đã trở thành lễ hội văn hóa truyền thống lớn nhất huyện Hương Khê, thu hút hàng ngàn du khách thập phương.

Người cất giữ báu vật suốt 15 năm

Nếu tân cố đạo chủ Phan Hiền là người ba năm mới xin được keo thì ông Phan Đình Dơn là cố đạo chủ “kì cựu” nhất trong đời các cố đạo chủ bởi cụ có công cất giữ báu vật này trong 14 năm 6 tháng bắt đầu từ năm 1968 đến năm 1984. Đó là năm ông Dơn qua đời nên báu vật này mới được trao cho cố đạo chủ mới. Chúng tôi tìm đến xóm Phú Linh, xã Phú Gia thấy ngôi nhà từng giữ kỉ lục cất giấu báu vật thiêng liêng này rất tuềnh toàng, trống vắng.
báu vật, Vua Hàm Nghi

Bà Phan Thị Vân (con thứ ba Cố đạo chủ Phan Đình Dơn, trong ngôi nhà nghèo từng cất giữ báu vật của Vua Hàm Nghi).

Được người làng báo tin, bà Phan Thị Vân, 74 tuổi (con gái thứ ba của cụ Dơn) chậm rãi bước về. Bà bảo: “Nhà tui ở xóm Vũ Quang nhưng “bán trú” tại đây để thi thoảng thắp hương cho bọ mạ (cha mẹ). Nhà rách lắm nhưng cố gắng mà giữ bởi năm nào cũng có người từ Hà Nội, TP.HCM đến thăm nơi bọ tui cất giữ báu vật rất tài tình”.

Nhìn ngôi nhà hai gian một hồi thấp nhỏ, không cửa ngõ, ba phía thưng những tấm ván thưa chúng tôi thật khó hình dung cách cất giữ hai con voi bằng vàng, hai con nghê bằng đồng rồi kiếm thần, đạo sắc, áo mão, đục đạc… như thế nào. Bà Vân chỉ lên những xà nhà, nói: “Giữ được vàng cho kín khó lắm. Vừa sợ kẻ trộm vừa sợ người ta dè bỉu là mê tín dị đoan. Thời đó tránh được hai tiếng mê tín là khó vô kể. Tai bọ tui lại điếc nên không nghe được họ nói thì bị mắng nhưng bọ vẫn không để voi vàng bị mất”.

Nói rồi bà kể: “Sau khi ra xin ngoài đền Đức Thánh Mậu Trầm Lâm về bọ mở chốt nêm trên các xà nhà và đục phía trên nóc cột nhà để giấu voi vàng, nghê đồng vào đó. Có năm chiến tranh ác liệt quá bọ tui phải đào hầm cất giấu báu vật nhưng cứ sáng mồng một tết, bọ ra hồ Trầm Lâm múc nước vào đền thắp hương rồi đem về tắm rửa cho voi, nghê, kiếm, chiêng (lau chùi đồ tế khí) rồi để lên bàn thờ cúng. Riêng cái chuông bằng đồng đen to quá không biết giấu vào đâu cho kín kẽ, mấy ông công an xóm bắt đưa ra nhà thờ để. Được mấy hôm là mất toi”.

Một bà cụ người hàng xóm sang nói một câu ngắn gọn: “Thời đó dân làng nghèo lắm, bọ mạ bà Vân thường ra vườn bứt (hái) quả mít non về mài cho cùn gai rồi băm ra làm nhút ăn với cơm. Khổ cỡ đó mà có người đổi thanh kiếm thần lấy hai tạ thóc vẫn không được”. Nghe người hàng xóm nhắc lại chuyện cũ, bà Vân đến bàn thờ thắp hương cho bọ. Dưới mái ngói tấm giấy khen của UBND huyện tặng hiện cách đây hơn 30 năm là tài sản duy nhất trong ngôi nhà xưa.

Chuyện ly kỳ khi báu vật bị mất

Trong dáng vóc nho nhã, tân cố đạo chủ Phan Hiền thừa nhận công lao kì lạ đối với cố đạo chủ cũ của mình. Ông nói, người dân Phú Gia chúng tôi xem kỉ vật vua ban là báu vật thiêng liêng của làng. Từ thời xa xưa khó mấy, mỗi năm cũng phải làm một lễ phơi đồ, lễ mộc dục để chuẩn bị bàn giao cho cố đạo mới.

Trước khi bàn giao, cố đạo cũ phải đếm cẩn trọng từng báu vật và dùng cân tiểu li để cân lại trọng lượng hai con voi vàng. Thế nhưng, năm 1936 con voi vàng 27 chỉ bị trộm, thay vào đó là một con voi mạ vàng giống đúc. Năm bị mất vàng, cố đạo chủ L.T. và cả nhà hoảng hồn vì xem đây là tội trọng không thể dung tha. Truy mãi mới biết kẻ trộm táo tợn này là L.Y. con trai cụ L.T.

Chuyện này ông Trần Lê Độ (71 tuổi) người đang đưa con cháu từ Hà Nội về thăm viếng đền Đức Thánh Mậu Trầm Lâm, kể: “Hiện con voi 17 chỉ bị một vệt cưa trên cổ. Chúng tôi nghi là kẻ xấu nào đó cưa để xem có đúng vàng thật hay không nhưng bại lộ nên không trộm được. Giờ báu vật tuy đã giao cho cố đạo chủ cất giữ trong két sắt nhưng lãnh đạo UBND xã giữ chìa khóa két”, ông Độ nói.

Nguồn: ST

TAMTHUC