Có thể bạn sẽ cảm thấy khó tin khi biết người xưa thường đội những chiếc mũ kỳ cục và mặc những bộ trang phục kinh khủng trên người.
Chiến trận thời cổ đại không chỉ cần chiến lược quân sự tài ba và kỹ năng chiến đấu điêu luyện. Để chiến thắng kẻ địch, người chiến binh còn phải trông hung tợn nhất có thể.
Một trong những lực lượng chiến đấu tinh nhuệ và đáng sợ nhất của thế giới cổ đại là các chiến binh Đại bàng và Báo đốm trong văn minh Aztec. Họ mặc áo giáp và đeo mũ trùm đầu đặc biệt. Chiến binh Đại bàng mặc trang phục gắn lông đại bàng và đeo mũ trùm đầu tạo hình đầu đại bàng, gương mặt họ hướng ra ngoài từ một mỏ khoằm lộ mở. Chiến binh Báo đốm thì mặc trang phục làm từ tấm da báo đốm, tương trưng cho vị thần bóng đêm trong tín ngưỡng của họ.
Chiến binh Báo đốm và chiến binh Đại bàng trong văn hóa Aztec. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)
Người tin rằng chiến binh Viking mài giũa răng của họ để hù dọa quân địch hay để thể hiện địa vị của một chiến binh vĩ đại.
Kỵ binh Ba Lan Winged Hussars là một trong những lực lượng quân đội thiện chiến nhất trên thế giới. Kỵ binh Winged Hussars nổi tiếng với đôi cánh lông dài gắn sau lưng hay vào yên ngựa. Trong đối kháng, đôi cánh này sẽ phát ra âm thanh như tiếng gió rít khiến quân địch khiếp sợ.
Kỵ binh Ba Lan Winged Hussars. (Ảnh: Internet)
Ngày nay, vua Henry VIII thường được biết đến với vai trò quan trọng trong cuộc cải cách tôn giáo ở Anh, biến nước này thành một quốc gia Kháng cách. Tuy nhiên, ông còn nổi tiếng với một ‘khẩu vị’ khác thường, thậm chí lập dị với vũ khí và áo giáp.
Mũ giáp có sừng của Vua Henry VIII. (Ảnh: Internet)
TAMTHUCMũ giáp nghi lễ và diễu hành của Hoàng đế Karl V. (Ảnh: Internet)
Mũ giáp “cẩu” Desiderius Helmschmid, từ khoảng năm 1540. (Ảnh: Internet)
Ngày nay có rất nhiều mặt nạ mũ giáp ấn tượng tràn ngập vùng biên giới ba quốc gia Mali, Burkina Faso và Bờ Biển Ngà. Các thợ điêu khắc chạm khắc hình các con động vật hung dữ, như cá sấu, lợn lòi, và linh dương trên mặt nạ nhằm mang đến yếu tố gây sợ hãi cho tác phẩm.
Những tạo hình hung dữ được các họa sĩ tạo ra trên các mặt nạ mũ giáp, ví như cái này, là khác với mặt nạ kpeliye’e, vốn được chế tác tinh xảo và tỉ mỉ hơn. Không liên hệ với bất kỳ loài động vật đơn lẻ nào, mặt nạ mũ giáp kponyugo khơi gợi sự bất định và lo sợ của khán giả.
Mặt nạ mũ giáp kponyugo. (Ảnh: Internet)
Hai hàm răng mở rộng, sắc nhọn của chiếc mặt nạ trông như thể đang chực chờ ‘ăn tươi nuốt sống’’ kẻ địch, từ đó tôn lên vẻ dữ tợn của nó. Thành viên poro và các hội kín khác trong khu vực đội các mặt nạ mũ giáp ghép lại và trang phục phủ toàn thân trong tang lễ và các dịp khác để trừng phạt phạm nhân và đuổi tà.
Do tính chất hung hăng, hiếu chiến của mặt nạ mũ giáp và tác động tâm lý tiềm tàng của nó, phụ nữ và trẻ nhỏ bị cấm nhìn chúng. Do hậu quả khôn lường của nó, một hình phạt nghiêm khắc kèm theo đã được thiết lập nếu vi phạm.
Mũ giáp kỵ binh La Mã, với niên đại từ 100-250 TCN. (Ảnh: Internet)
Bộ phận dễ bị tổn thương nhất trong chiến trận là phần đầu, nên mũ giáp như một hình thức bảo vệ đã có từ thời xa xưa nhất. Công nghệ áo giáp không ngừng phát triển và các đạo quân trong các thời kỳ khác nhau lựa chọn các hình dạng đặc thù khác nhau cho mũ giáp của họ.
Mũ giáp thường được chế tác tùy chỉnh để bảo vệ người đeo trước các loại vũ khí cụ thể, nhưng như chúng ta đã thấy, mũ giáp cũng được thiết kế và sửa đổi đặc biệt để khiến quân địch khiếp sợ.
Tác giả: Message to Eagle.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/diem-danh-nhung-loai-mu-giap-sat-ky-di-va-khiep-dam-nhat-tren-the-gioi.html