NASA đang lên kế hoạch gửi một tàu thăm dò lên bề mặt Mặt Trời để đo lường nguy cơ mang tính hủy hoại từ các trận gió và bão Mặt Trời tiềm năng.
Tàu thăm dò Solar Plus Probe, với khả năng đạt vận tốc 750.000 km/h, sẽ được phóng lên Mặt Trời vào năm sau với hy vọng tìm hiểu “các nguy cơ đến từ hoạt động thời tiết trong không gian”.
Ảnh minh họa tàu thăm dò Mặt Trời Solar Probe Plus của NASA. (Ảnh: Internet)
Cơ quan không gian này cũng đang hy vọng tìm hiểu thêm về lỗ nhật hoa (sun’s coronal) – một cái lỗ lớn ở trung tâm Mặt Trời. Các nhà khoa học tin rằng cái lỗ này lạnh hơn rất nhiều so với khu vực xung quanh, nhưng không biết lý do tại sao.
NASA hy vọng hé mở các bí ẩn của Mặt Trời. (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, họ biết rằng vành nhật hoa [1] sản sinh các đợt gió và bão Mặt Trời đang không ngừng tấn công Trái Đất bằng bức xạ điện từ.
Khi bức xạ điện từ va đập vào Trái Đất, nó hâm nóng bầu khí quyển thượng tầng, khiến nó giãn nở, Hệ quả là tín hiệu vệ tinh sẽ phải nỗ lực để thâm nhập bầu khí quyển bị phình to, dấn đến sự cố gián đoạn đường truyền internet, định vị GPS, truyền hình vệ tinh và tín hiệu điện thoại di động.
Ngoài ra, sự gia tăng dòng điện trong từ trường Trái đất – hay từ quyển – trên lý thuyết có thể dẫn đến một sự gia tăng điện năng đột biến trong đường dây điện, làm nổ các trạm biến áp và nhà máy điện dẫn đến khả năng mất điện tạm thời, cục bộ tại các khu vực.
Gió Mặt Trời tấn công Trái Đất bằng bức xạ điện từ. (Ảnh: Internet)
Trái Đất liên tục hứng chịu bức xạ điện từ từ Mặt Trời. (Ảnh: Internet)
Vành nhật hoa, quan sát khi xảy ra hiện tượng nhật thực. (Ảnh: Internet)
Quý Khải
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/nasa-gui-tau-tham-do-den-mat-troi-de-do-luong-nguy-co-mang-tinh-huy-hoai-den-trai-dat.html