Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
su-that-ve-thuyet-tien-hoa-ly-thuyet-di-truyen-cua-mendel-bac-bo-hoc-thuyet-darwin Sự thật về thuyết tiến hóa: Lý thuyết di truyền của Mendel bác bỏ học thuyết Darwin
Friday, 23/09/2016 10:00 am
Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Khi còn là một học sinh trung học, như bất kỳ một học trò nào khác, tôi tin vào học thuyết Darwin. Chúng tôi còn quá ngây thơ để biết sự thật. Thế hệ tôi không may không được học di truyền học. Chúng tôi không biết gì về Mendel. Thầy dạy sinh vật của tôi nói di truyền học là một lý thuyết phản động (!). Nhiều năm sau, tôi biết đó là nói dối. Khi tôi hiểu di truyền học là gì, tôi nhận ra học thuyết Darwin cũng chỉ là một lời nói láo. Nay là lúc nói sự thật: Mendel bác bỏ thuyết tiến hóa của Darwin như thế nào.

 Quý độc giả lưu ý:

Loạt bài về thuyết tiến hóa trên Đại Kỷ Nguyên được phân thành 2 mục chính sau:

Quý độc giả có thể bookmark, ghi lại đường link hai mục trên để tiện theo dõi loạt bài này một cách có hệ thống. Các bài mới sẽ được thêm vào hai mục trên. Trân trọng thông báo.

Một cái nhìn tổng thể lướt qua Mendel và Darwin

Thật “may mắn” cho Darwin vì rốt cuộc ông đã không phải trực diện đối mặt với một nhà khoa học lỗi lạc cùng thời, đó là Gregor Johann Mendel (1822 – 1884), một tu sĩ công giáo người Áo, cha đẻ của Di truyền học. Nếu phải trực tiếp đối diện với Mendel, không biết Darwin sẽ làm thế nào để chống đỡ trước sự tấn công của lý thuyết di truyền do Mendel nêu lên, vì lý thuyết này đã chứng minh một cách không thể chối cãi được rằng cái gọi là ‘transformism’ – sự biến đổi loài này thành loài khác – của thuyết tiến hóa chỉ là một câu chuyện hoang đường không bao giờ xẩy ra.

Thật vậy, theo lý thuyết di truyền của Mendel, khỉ chỉ có thể đẻ ra khỉ, cá chỉ có thể đẻ ra cá,… không bao giờ khỉ biến thành người được. Không có cái gọi là biến đổi từ từ trong một thời gian dài để một loài này biến thành loài khác. Đó là sự tưởng tượng vô căn cứ của học thuyết Darwin. Từ khi cuốn Về Nguồn gốc các Loài của Darwin ra đời (1859) đến nay đã là 156 năm, thuyết tiến hóa vẫn không có bất cứ một bằng chứng nào để chứng minh cho sự biến đổi từ từ đó.

Chẳng hạn, không có bất cứ một hóa thạch nào để chứng minh cho sự tồn tại của một loài nằm giữa loài người và loài khỉ, mà thuyết tiến hóa bảo đó là tổ tiên của loài người. Sự vắng bóng tuyệt đối của các hóa thạch xác nhận tính đúng đắn của lý thuyết di truyền của Mendel, rằng đặc điểm của loài được bảo tồn trong quá trình di truyền, và do đó một loài không thể biến thành loài khác. Có nghĩa là về bản chất, lý thuyết di truyền của Mendel chống đối thuyết tiến hóa của Darwin.

Nhưng chẳng lẽ Darwin sống cùng thời với Mendel mà không hay biết gì về Mendel?

Câu trả lời là KHÔNG! Điều này đã được xác nhận trong một bài báo nhan đề “Gregor Mendel” của David Coppedge, một nhà khoa học của NASA từng làm quản lý hệ thống trong chương trình Cassini Mission to Saturn (Sứ mạng Cassini tới Sao Thổ). Trong bài báo đó, Coppedge viết: “… các nhà lịch sử biết chắc chắn Darwin không biết gì về Mendel, mặc dù Mendel biết về Darwin” [1]

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì thực ra không riêng Darwin, mà nhân loại thế kỷ 19 nói chung không hay biết gì về Mendel, mặc dù công trình của Mendel chính thức được công bố từ năm 1866, tức 7 năm sau khi Darwin công bố cuốn Về Nguồn gốc các Loài. Thực tế là công trình của Mendel đã bị chìm trong quên lãng, không được người đời biết đến trong một khoảng thời gian dài, ít nhất từ khi nó được công bố đến khi nó được tái khám phá vào năm 1900, tức là 34 năm nằm trong bóng tối! Darwin mất năm 1882, tức là 18 năm trước khi công trình của Mendel được dư luận rộng rãi biết đến.

Ngược lại, Mendel biết rõ thuyết tiến hóa của Darwin, và ông coi những định luật di truyền do ông khám phá sẽ đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với lý thuyết ‘transformism’ của Darwin – lý thuyết về sự biến đổi loài này thành loài khác (tư tưởng cốt lõi của thuyết tiến hóa).

Từ xa xưa, thông qua những quan sát thông thường như con cái giống cha mẹ, cháu chắt giống ông bà, mọi người đều tin có di truyền. Nhưng mãi cho tới giữa thế kỷ 19 vẫn không ai biết cơ chế di truyền tác động ra sao và diễn ra như thế nào. Đa số mọi người cho rằng yếu tố di truyền nằm trong máu, và sự pha trộn các dòng máu sẽ chuyển giao các yếu tố di truyền của cha và mẹ cho con cái. Quan niệm ấy còn quá thô sơ và cách xa sự thật. Phải đợi tới khám phá của Mendel, cơ chế di truyền mới được sáng tỏ. Nhưng như chúng ta đã thấy, Darwin không hay biết gì về công trình của Mendel, do đó ông đã phạm sai lầm lớn khi áp dụng một quan niệm sai lầm về di truyền của Jean Baptiste Lamarck vào thuyết tiến hóa.

Tư tưởng về di truyền của Darwin trong thuyết tiến hóa

Mendel refuted Darwinism (2)Theo trang mạng Darwinsim Refuted (Học thuyết Darwin bị bác bỏ) [3] , vấn đề di truyền đặt ra một tình thế bối rối cho thuyết tiến hóa của Darwin. Khi Darwin đang xây dựng lý thuyết của mình, vấn đề làm thế nào mà sinh vật truyền được các đặc tính của chúng cho các thế hệ tiếp theo, tức là làm thế nào mà sự di truyền xẩy ra, vẫn là một câu hỏi chưa được giải đáp. Niềm tin ngây thơ cho rằng sự di truyền được truyền qua máu vẫn được chấp nhận một cách phổ biến. Niềm tin mập mờ ấy dẫn Darwin tới chỗ đặt lý thuyết của mình trên một nền tảng sai lầm.

Để thấy rõ sai lầm đó, trước hết phải biết rằng thuyết tiến hóa của Darwin dựa trên cơ chế “chọn lọc tự nhiên” (natural selection). Chọn lọc tự nhiên là sự chọn lọc những “đặc tính có lợi” (useful traits) để di truyền lại cho các thế hệ sau. Tuy nhiên vấn đề vẫn chưa được trả lời: Làm thế nào để “những đặc tính có lợi” được chọn lọc và chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo?

Tại đây, Darwin đã ôm lấy lý thuyết của Lamarck, đó là lý thuyết về “sự di truyền những đặc tính mới giành được” (the inheritance of acquired traits).

Những đặc tính mới giành được không phải là những đặc tính bẩm sinh, mà là những đặc tính giành được sau khi ra đời, trong quá trình sống và thích nghi với môi trường, và có thể di truyền lại cho các thế hệ tiếp nối. Darwin rất thích thú với khái niệm này, và ông đưa ra quan điểm cho rằng “đặc tính có lợi” là một loại đặc tính mới giành được. Có nghĩa là Darwin đã sử dụng quan niệm về di truyền của Lamarck để giải thích quy luật chọn lọc tự nhiên, và từ chọn lọc tự nhiên giải thích sự tiến hóa!

Trong cuốn “Bí mật lớn về tiến hóa” (The Great Evolution Mystery), tác giả Gordon Taylor cho chúng ta thấy rõ Darwin đã chịu ảnh hưởng bởi Lamarck như thế nào:

Học thuyết Lamarck được xem như học thuyết về sự di truyền các đặc tính mới giành được… Darwin có khuynh hướng tin rằng sự di truyền như thế đã xẩy ra và có trường hợp ông được nghe báo cáo rằng một người bị mất các ngón tay sinh ra những đứa con không có ngón tay… Năm 1868, khi ông công bố cuốn Varieties of Animals and Plants under Domestication (Tính đa dạng của động vật và cây trồng dưới sự thuần hóa), ông đã cho một loạt thí dụ về sự di truyền theo lý thuyết của Lamarck: một người mất một phần ngón tay út và tất cả con trai của người đó sinh ra với những ngón tay biến dạng; những bé trai sinh ra với bao quy đầu có độ dài giảm thiểu là kết quả của nhiều thế hệ được cắt bao quy đầu…”

Nhưng dưới ánh sáng của Di truyền học Mendel, giả thuyết của Lamarck đã bị phủ nhận. Các định luật di truyền của Mendel chứng tỏ rằng các đặc tính mới giành được không chuyển giao cho các thế hệ nối tiếp, vì chúng không hề làm thay đổi các gene. Sự di truyền, theo lý thuyết của Mendel, xẩy ra theo những định luật bất biến xác định. Bất kể những con bò mà Darwin nhìn thấy ở khắp nơi sinh sản thế nào, bản thân loài bò không bao giờ thay đổi: bò luôn luôn vẫn là bò. Các định luật di truyền của Mendel đã hủy hoại thuyết tiến hóa!

Năm 1866 Gregor Mendel công bố các định luật di truyền do ông khám phá. Nhưng mãi tới cuối thế kỷ 19 công trình này mới bắt đầu thu hút sự chú ý của thế giới khoa học. Đầu thế kỷ 20, chân lý của các định luật này mới được chấp nhận bởi toàn thể cộng đồng khoa học. Đây là một đòn chết người đánh vào lý thuyết của Darwin – một lý thuyết sử dụng khái niệm “di truyền những đặc tính có lợi” dựa trên lý thuyết sai lầm của Lamarck.

Nhiều sách báo nhắc tới một sự thật là lý thuyết của Mendel chống lại mô hình của Lamarck, nhưng tảng lờ sự thật là lý thuyết Mendel chống lại cả Darwin, vì Darwin tiếp thu mô hình của Lamark để giải thích sự di truyền những đặc tính có lợi trong quá trình chọn lọc tự nhiên. Vậy hãy trả lại sự thật cho khoa học: Lý thuyết Di truyền của Mendel chống lại cả Lamark lẫn Darwin, như bài báo “Mendel’s Opposition to Evolution and to Darwin” (Sự chống đối của Mendel đối với thuyết tiến hóa và Darwin) trên Tạp chí Di truyền (Journal of Heredity) đã nói rất rõ: “Ông ấy (Mendel) đã quen thuộc với cuốn Về Nguồn gốc các loài của Darwin … và ông chống lại lý thuyết của Darwin…”

Tóm lại, các định luật do Mendel khám phá đã đặt học thuyết Darwin vào trong một tình thế vô cùng khó khăn. Vì thế, trong phần tư đầu tiên của thế kỷ 20, các nhà khoa học ủng hộ học thuyết Darwin đã tìm cách cứu học thuyết này bằng việc xây dựng một mô hình tiến hóa mới: “chủ nghĩa Tân-Darwin” ra đời. Nhưng trước khi tìm hiểu về Tân-Darwin, hãy tìm hiểu các định luật di truyền của Mendel.

Ba Định luật Di truyền do Mendel khám phá

Tận tụy làm việc trong một khu vườn của Tu viện Thánh Thomas ở Brunn, nước Áo, Gregor Mendel đã thực hiện những thí nghiệm kéo dài trong nhiều năm, với những kỹ thuật khéo léo dựa trên một phương pháp khoa học chính xác và thuyết phục.

Nếu đánh giá tính khoa học của một công trình nghiên cứu theo tiêu chuẩn của Pasteur, rằng “Đừng đưa ra bất kỳ điều gì mà anh không thể chứng minh bằng thực nghiệm”, thì sẽ thấy Darwin và Mendel là hai phương pháp đối lập – trong khi học thuyết của Darwin chứa toàn những mô tả chủ quan mang tính phỏng đoán, tuyệt đối không có một thí nghiệm nào để kiểm chứng, thì lý thuyết của Mendel dựa trên những thí nghiệm đạt tới độ chính xác như vật lý và toán học, có thể kiểm chứng bất kỳ lúc nào, và cho phép tiên đoán chính xác những sự kiện sẽ xẩy ra trong tương lai dựa trên những nguyên lý đã tổng kết.

Thật vậy, công trình của Mendel thường được ví như một kiểu mẫu giáo khoa về phương pháp thực nghiệm, đòi hỏi sự kiên trì, sự chú tâm tới các chi tiết, sự ghi chép cẩn thận, và một cái nhìn sâu thẳm vào bản chất của vấn đề. Trong một dự án kéo dài 10 năm, Mendel đã lai tạo 28.000 cây đậu Pisum, quan sát tính di truyền của 7 đặc điểm được lựa chọn:

– bề mặt của hạt (nhăn hoặc mịn)
– mầu của nội nhũ (vàng, da cam hoặc xanh lá cây)
– mầu vỏ hạt (xanh lá cây hoặc vàng)
– hình dạng vỏ đậu (phồng hoặc dẹt)
– mầu vỏ đậu (vàng hoặc xanh lá cây)
– vị thế của hoa (trên trục hoặc ở cuối)
– độ dài cuống (từ 6 feet trở lên hoặc từ 1 foot trở xuống)

Ông chọn cây đậu để nghiên cứu vì cây đậu là loài cây có mùa ngắn (có thể tiến hành thí nghiệm nhiều lần), dễ thụ phấn, có những đặc điểm rõ ràng dễ nhận thấy và có thể che chắn để khỏi bị thụ phấn lai tạp một cách tùy tiện. Ông dành 2 năm đầu tiên để tạo ra những cây đậu thuần chủng đúng loại, rồi dành 8 năm tiếp theo để thụ phấn lai tạo theo dự án và xác định chính xác số lượng các đặc điểm xuất hiện ở các đời con cháu. Khó có thể tưởng tượng được một người âm thầm làm việc một mình trong vòng 10 năm như thế để theo đuổi mục tiêu khám phá sự thật về di truyền. Cuối cùng, vị tu sĩ công giáo trước đó không ai biết đến đã tìm ra những nguyên lý vĩ đại của sự sống, cho phép tiến hành những dự đoán có thể kiểm chứng được, và đặc biệt, có thể trình bầy chúng dưới dạng toán học. Đây là lần đầu tiên toán học bước chân vào sinh vật học, và trở thành công cụ giúp sinh vật học đi tới những nguyên lý chính xác, tương tự như vật lý.

Với trực giác thiên tài, vào thời điểm giữa thế kỷ 19 khi con người chưa biết gì về nhiễm sắc thể và những chi tiết trong việc phân chia tế nào, Mendel đã khám phá ra 3 định luật cơ bản của di truyền học:

Định luật về cặp yếu tố (gene) (Law of Paired Factors (Genes)): Mỗi đặc điểm của sinh vật được quyết định bởi một cặp gene tương ứng. Mỗi cha/mẹ đóng góp chỉ một gene trong cặp gene đó. Mỗi đặc điểm, chẳng hạn mầu vỏ hạt, được đóng góp bởi cả cha lẫn mẹ, nghĩa là, không chỉ một giới xác định mầu của vỏ hạt; trứng và tinh trùng cùng đóng góp một nửa của một đặc điểm cho trước.

Định luật về tính trội (Law of Dominance): Trong một cặp gene, một gene sẽ trội hơn gene kia và sẽ kiểm soát sư biểu lộ ra bên ngoài. Đó là tính trội của gene và gene đóng vai trò trội được gọi là gene trội. Mendel phát minh ra các thuật ngữ trội và lặn để giải thích định luật về tính trội. Thí dụ: tính mịn trội hơn tính nhăn; nếu một thế hệ con cháu có cặp gene trong đó một gene xác định tính mịn, một gene xác định tính nhăn, thì con của nó sẽ biểu lộ tính mịn.

Định luật về tính độc lập (Law of Segregation): Các đặc điểm được di truyền một cách độc lập. Một hạt có thể nhăn và vàng, hoặc nhăn và xanh, hoặc mịn và vàng, hoặc mịn và xanh. Các đặc điểm được chọn một cách độc lập và ngẫu nhiên cho các thế hệ con cháu, nhưng có đủ các phép thử để chúng tuân thủ các quy luật toán học.

Mendel refuted Darwinism (6)Để toán học hóa các định luật này, Mendel dùng chữ cái lớn để biểu thị nét trội, chữ cái nhỏ để biểu thị nét lặn. Chẳng hạn với 7 đặc điểm như Mendel nghiên cứu, có thể dùng các chữ cái sau đây để biểu thị A, B, C, D, E, F, G, a, b, c, d, e, f, g. Mỗi cá thể có thể nhận được các đặc điểm như Aa, Bc, dF, ef, … Mỗi đặc điểm di truyền là một tổ hợp chập hai của các chữ nói trên thậm chí còn hơn thế nữa, vì còn có các cặp dạng AA, bb,… Nghĩa là có thể tính được khả năng một đặc điểm cụ thể nào đó sẽ được di truyền như thế nào ở thế hệ thứ mấy. Tóm lại, Mendel đã mở cửa cho khoa học chính xác bước chân vào một lĩnh vực từ xưa đến nay chỉ là khoa học định tính, mở đường cho di truyền học phát triển chưa từng thấy trong thế kỷ 20.

Thông qua 3 định luật nói trên, một sự thật tự nó tỏ lộ ra rằng các đặc điểm của sinh vật KHÔNG THAY ĐỔI trong quá trình di truyền – các loài được bảo toàn, không có sự thay đổi di truyền để loài này biến thành loài khác. Điều đó đặt dấu chấm hết cho những suy đoán của Darwin và những đệ tử của ông về khả năng pha trộn biến đổi di truyền làm biến đổi loài.

Công trình của Mendel mang một cái tên rất giản dị khiêm tốn “Những thí nghiệm lai giống cây trồng” (Experiments in Plant Hybridization), hoàn thành năm 1865 và công bố năm 1866 đã mở ra một kỷ nguyên mới trong nhận thức về sự sống.

Nhưng một công trình vĩ đại như thế đã bị lãng quên trong 34 năm. Tại sao?

Tại sao công trình của Mendel bị lãng quên?

Một số tài liệu nói rằng vì nó được công bố trên một tài liệu ít tiếng tăm của Áo, nhưng đó chỉ là một cách né tránh sự thật. Sự thật là nhiều người có thể đã đọc công trình của ông nhưng không hiểu và không đánh giá được ý nghĩa quan trọng của nó. Nhưng mặt khác, và điều này đáng nói hơn, vì công trình của Mendel có nội dung trái với quan điểm di truyền của thuyết tiến hóa, một lý thuyết đang đóng vai trò chính thống, nên không được các nhà sinh học tin vào thuyết tiến hóa ủng hộ. Điều này đã được xác nhận trong bài báo Mendel’s Opposition to Evolution and to Darwin (Sự chống đối của Mendel đối với thuyết tiến hóa và Darwin) trên tạp chí The Journal of Heredity, trong đó viết: “Công trình của Mendel đầu tiên bị từ chối, vì hiển nhiên là ông đã tạo ra một lý thuyết chống lại lý thuyết di truyền của Darwin (pangenesis), lý thuyết này lúc ấy đã trở nên phổ biến và được chấp nhận như một lý thuyết chịu trách nhiệm về di truyền”. [4]

Mendel refuted Darwinism (3)Thực ra Mendel không chỉ công bố công trình của mình trên tạp chí chuyên môn, mà còn gửi bản sao đến các nhà khoa học có uy tín trong thời của ông. Chẳng hạn, năm 1867, ông đã gửi công trình đến ngài Carl Nageli, người được tạp chí Great Experiments in Biology (Những thí nghiệm vĩ đại trong Sinh học) ca ngợi là “một nhà thực vật học nổi tiếng và một người có thẩm quyền về tiến hóa luận”, trong đó Mendel viết: “Tôi không bao giờ quan sát thấy những sự chuyển tiếp quá độ từ từ tứng tí một các đặc điểm của cha mẹ cho con cái”. Có nghĩa là ông bác bỏ thuyết tiến hóa – thuyết cho rằng loài này có thể biến thành loài khác thông qua những biến đổi từng tí một trong một thời gian đủ dài. Trong phần kết công trình của mình, Mendel còn nhắc đến một công trình của một người đi trước ông là Gartner. Ông viết:

Kết quả của những thí nghiệm nghiên cứu khả năng một loài có thể biến thành loài khác đã dẫn Gartner đi tới chỗ chống đối lại ý kiến của các nhà tự nhiên học vốn không tin vào sự ổn định của các loài cây trồng mà tin vào sự tiến hóa liên tục của thực vật. Ông đã đưa ra một chứng minh không thể nghi ngờ rằng các loài là cố định…”.

Nói một cách dễ hiểu: ban đầu Gartner cũng muốn tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng quan điểm của thuyết tiến hóa cho rằng một loài có thể biến thành loài khác. Nhưng những thí nghiệm đó lại dẫn Gartner tới kết quà hoàn toàn ngược lại, rằng các loài giữ nguyên các đặc điểm giống loài của nó, và không thể biến thành loài khác.

Mendel refuted Darwinism (7)Mendel kết luận: “những cây lai tạo giữa những loài này không mất đi một chút nào về sự ổn định của chúng sau 4 – 5 thế hệ”.

Xin nhắc lại rằng công trình của Mendel ra đời sau cuốn Về Nguồn gốc các Loài của Darwin 7 năm. Vậy kết luận nói trên của Mendel là một lời nhắn nhủ rõ ràng gửi tới các nhà tiến hóa luận rằng hãy xem xét lại quan điểm về sự biến đổi các đặc điểm di truyền để một loài này có thể biến thành loài khác. David Coppedge viết về điều này như sau:
Khi học thuyết Darwin chiếm lĩnh thế giới trí thức ở Anh và lan tràn sang lục địa Âu Châu, kết luận nói trên của Mendel dường như một tiếng kèn kêu gọi hãy thức tỉnh để quan sát những suy đoán của thuyết tiến hóa về sự biến đổi loài này thành loài khác. Ông dường như đang hét lên, theo cách lịch sự của ông, rằng “các loài không biến đổi thành loài khác! Chúng thể hiện sự ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác, và các thí nghiệm của tôi đã chứng tỏ sự thật đó. Có ai nghe không?””.  Rồi Coppedge trả lời: “Không ai nghe cả. Họ đang say sưa với thứ rượu ngọt của cơ chế tự nhiên đối với cái gọi là ‘transformism’ – sự biến đổi loài này thành loài khác – làm sao họ thấy được ích lợi gì từ những sự thật khó chịu mà vị tu sĩ ở Áo công bố?”.

Cơn say ấy làm cho các nhà khoa học đi theo Darwin quên phắt tiêu chuẩn cơ bản của khoa học là bằng chứng thực tế hoặc thực nghiệm. Không có thực tế và thực nghiệm để chứng minh, thuyết tiến hóa thực chất chỉ là những thảo luận ngụy khoa học. Vì thế Coppedge không coi các nhà khoa học tiến hóa là nhà khoa học, mà chỉ là những người kể chuyện (storytellers). Ông viết: “Mendel thuộc trường phải kinh điển của các nhà khoa học tin vào phương pháp thực nghiệm. Nhưng bây giờ, những người kể chuyện của thuyết tiến hóa tự do suy đoán bừa bãi về quá khứ và tương lai không thể quan sát được rồi gọi đó là khoa học”.

Quả thật, thuyết tiến hóa là một chuyện thần tiên kể chuyện con vật này biến thành con vật khác, và tệ hại nhất là chuyện con khỉ biến thành con người. Chuyện bịa đặt đó được tin là chuyện thật, dẫn tới những đối xử tàn bạo, ngược đãi, thảm sát người thổ dân ở Úc và ở nhiều nơi khác trên thế giới chỉ vì họ bị coi là những sinh vật nửa người nửa khỉ [5].

Khi người khổng lồ thức dậy

Nhưng sự thật không thể bị che khuất mãi. “Năm 1900, người khổng lồ đang ngủ thức dậy”. Đó một tiêu đề trên trang mạng Famous Scientists (Các nhà khoa học nổi tiếng), mô tả sự kiện tái khám phá ra Di truyền học của Mendel. Quả thật là lý thuyết khổng lồ của Mendel đã bị chìm trong giấc ngủ của nhân loại 34 năm, nay mới thức dậy. Gần như đồng thời, 3 nhà khoa học làHugo De Vries, Carl Correns và Erich von Tschermak cùng khám phá ra rằng 34 năm trước, Gregor Mendel đã tìm ra những nguyên lý di truyền vô cùng quan trọng. Hugo De Vries có ấn tượng rất mạnh với những khám phá đó, và lập tức trao đổi sự thật mình vừa phát hiện với các nhà sinh học quan trọng khác. Ông cũng nhanh chóng nhận ra rằng lý thuyết di truyền này đặt ra một thách thức đối với lý thuyết của Darwin về chọn lọc tự nhiên.

Thật vậy, chọn lọc tự nhiên nói rằng sinh vật, trong quá trình thích nghi với môi trường, sẽ có những biến đổi về thể chất, và những biến đổi này sẽ được di truyền lại cho các thế hệ tiếp nối. Quá trình này tích lũy dần dần, đến một lúc nào đó biến đổi này trở thành đủ lớn để làm cho sinh vật đó biến thành một loài khác.

Nhưng lý thuyết di truyền của Mendel không cung cấp bất cứ một sự biến đổi nào như thế để làm chỗ dựa cho lý thuyết chọn lọc tự nhiên. Nói cách khác, những biến đổi của sinh vật để thích nghi với môi trường không hề làm thay đổi các đặc điểm di truyền, và do đó không tạo ra loài mới. Hugo de Vries đã tổng kết nhận định này bằng một tuyên bố bất hủ:

Hugo de VriesSự chọn lọc tự nhiên có thể giải thích sự sống sót của con vật thích nghi tốt nhất, chứ không phải sự xuất hiện một loài mới từ con vật thích nghi tốt nhất” (Natural selection can explain the survival of the fittest, but not the arrival of the fittest). Tuyên bố này có thể coi như tấm màn khép lại tấn tuồng “chọn lọc tự nhiên là cơ sở của tiến hóa.”

Tóm lại, việc tái khám phá ra lý thuyết di truyền của Mendel đẩy thuyết tiến hóa trong những năm đầu của thế kỷ 20 vào tình trạng khó ăn khó nói, sống dở chết dở. Các nhà khoa học tiến hóa lúng túng không biết đối xử với lý thuyết Mendel thế nào. Không thể bác bỏ nó được, vì chứng minh của nó quá minh bạch, rõ ràng, thuyết phục. Hugo de Vries và nhiều nhà khoa học khác đã làm những thí nghiệm tương tự để kiểm chứng các định luật của Mendel và đi tới kết luận rằng các định luật đó hoàn toàn chính xác, không thể phủ nhận được. Vì thế chỉ còn một lựa chọn duy nhất cho các nhà tiến hóa luận: trộn lẫn lý thuyết của Mendel và Darwin với nhau. Đó là lý do ra đời cái gọi là “thuyết tiến hóa tổng hợp” (synthetic theory of evolution), hoặc “chủ nghĩa Tân-Darwin” (neo-Darwinism).

Chủ nghĩa Tân-Darwin và sự đánh giá của toán học

Lý thuyết Tân-Darwin dựa trên sự di truyền những biến dị ngẫu nhiên (random mutations), có thể tóm tắt như sau:
Trong quá trình sống, hệ di truyền của sinh vật có thể xuất hiện những biến dị ngẫu nhiên có lợi cho việc thích nghi với môi trường, và những biến dị có lợi này sẽ được di truyền lại cho các thế hệ nối tiếp. Qua hàng triệu, hàng tỷ năm, những biến dị này có thể tích phân lại thành một biến đổi lớn làm thay đổi loài.

Tư tưởng đó thổi một sức sống mới vào thuyết tiến hóa, làm thỏa mãn các nhà sinh học tiến hóa đến nỗi trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày ra đời cuốn Về Nguồn gốc các Loài của Darwin, nhà tiến hóa luận Julian Huxley đã tuyên bố dõng dạc đầy tự tin rằng thuyết tiến hóa của Darwin đã đạt tới một sự thật không thể tranh cãi được, và rằng toàn bộ vũ trụ được mô tả trong một quá trình duy nhất và liên tục của tiến hóa luận.

Nhưng trạng thái phớn phở lạc quan đó không kéo dài được bao lâu. Những thách thức toán học do Sir Peter Medawar và nhiều nhà toán học khác nêu lên đã phủ một bóng đen ngờ vực lên khả năng biến dị có thể tích lũy thành một biến đổi lớn làm thay đổi loài – xác suất để sự kiện đó xẩy ra gần như bằng 0, tức là không thể xẩy ra!

Bài báo Mathematicians and Evolution (Các nhà toán học và thuyết tiến hóa) của Casey Luskin [6] trên trang mạng Evolution News ngày 11/07/2006 cho biết:

Một trong những cuộc xâm nhập của toán học vào khoa học tiến hóa được biết đến nhiều nhất là Hội nghị chuyên đề Wistar 1966 ở Philadelphia, nơi các nhà toán học và các nhà khoa học khác trong những lĩnh vực liên quan đã họp lại để đánh giá xem liệu thuyết Tân-Darwin có thể thực hiện được hay không. Hội nghị diễn ra dưới sự chủ toạ của Sir Peter Medawar, một nhà khoa học từng đoạt Giải Nobel. Sự nhất trí chung của nhiều người tham dự hội nghị là thuyết Tân-Darwin không thể bảo vệ được bằng toán học (The general consensus of many meeting participants was that Neo-Darwinism was simply not mathematically tenable). Biên bản của hội nghị mang tên Mathematical Challenges to the Neo-Darwinian Interpretation of Evolution (Những thách thức toán học đối với sự diễn giải của thuyết Tân-Darwin về tiến hóa) cho biết các nhà toán học đáng kính và các học giả tương tự trong hội nghị đã nêu lên nhiều thách thức khác nhau.

Chẳng hạn, chủ tịch hội nghị, Sir Peter Medawar, tuyên bố lúc khai mạc: “Lý do trực tiếp của hội nghị này là một cảm giác bất mãn rất phổ biến đối với cái đã được xem như một lý thuyết tiến hóa được chấp nhận trong thế giới nói tiếng Anh, đó là cái được gọi là Lý thuyết Tân-Darwin… Có những phản đối được nêu lên bởi những nhà khoa học cảm thấy trong lý thuyết tiến hóa hiện nay có một số thứ đã mất tích… Những phản đối như thế đối với lý thuyết Tân-Darwin là rất phổ biến trong số các nhà sinh học nói chung; và chúng ta, tôi nghĩ, không vì ai cả phải làm cho sáng tỏ vấn đề. Chính sự kiện hôm nay chúng ta có mặt ở hội nghị này là bằng chứng cho thấy chúng ta chưa làm sáng tỏ vấn đề

Stanislaw_Ulam.tif copyTrong tham luận mang tên “Làm thế nào để trình bầy các bài toán đánh giá sự tiến hóa bằng toán học”, nhà khoa học Stanislaw Ulam làm tan vỡ niềm hy vọng của thuyết Tân-Darwin bằng nhận định sau đây: “Dường như phải có hàng ngàn, hàng triệu biến dị có lợi để tạo ra một sinh vật phức tạp ở mức thấp nhất mà chúng ta thấy trong cuộc sống hiện nay. Bất kể là xác suất để một biến dị đơn lẻ lớn đến đâu, thậm chí bằng một phần hai, nhưng xác suất để xẩy ra một dãy các biến dị có lợi như thế nối tiếp nhau sẽ phải nâng lên lũy thừa một triệu, như thế bạn sẽ có một xác suất rất gần với zero, và một sự kiện như thế dường như không thể tồn tại trên thực tế”.

Tóm lại, thuyết Tân-Darwin không có cơ sở khoa học. Nó không có bằng chứng thực tế, và không được toán học ủng hộ. Thậm chí toán học đã đưa ra những con số mang tính phủ định nó. Rốt cuộc, thuyết Tân-Darwin cũng chỉ là một giả thuyết phi hiện thực. Nó tiếp tục làm khoa học dựa trên các giả thuyết thuần túy không thể chứng minh được. Đó là truyền thống của chủ nghĩa Darwin!

Trong thập kỷ 1980, bằng chứng về sự gián đoạn trong hồ sơ hóa thạch và trong các genes đã chia rẽ các môn đệ của Darwin thành 2 phái: phái “biến đổi từ từ từng tí một” (gradualist) và phái “biến đổi nhẩy cóc” (punctuationist). Đặc biệt Stephen Jay Gould và Niles Eldredge đã phải nổi đóa lên với phái đối lập để thuyết phục rằng đồ thị tiến hóa không phải là một hàm liên tục, mà là một hàm nhảy cóc đột xuất từng đợt một. Cuộc tranh cãi giữa 2 phái này kéo dài cho đến nay chưa chấm dứt. Có nghĩa là phái “gradualist” trung thành với thuyết tiến hóa nhưng bế tắc, còn phải “nhảy cóc” là phái tiến hóa phản bội lại tiên đề của thuyết tiến hóa!

Cuối thế kỷ 20 nhân loại chứng kiến một cuộc bùng nổ tri thức về di truyền học. Người ta đã có thể chỉ rõ ra các gene cụ thể, trong mã di truyền của nó, và quan sát sự sắp xếp của các cặp gene tương ứng vào trong giao tử (tế bào sinh sản trưởng thành, như một tinh trùng hoặc một trứng, có thể kết hợp với một tế bào khác để tạo nên một cơ thể mới). Một hiểu biết mới đã trở nên rõ ràng: tế bào rất khó tính trong việc đảm bảo sao cho các gene được sao chép một cách chính xác và đóng góp không sai sót.

Điều đó có nghĩa làhầu như không có cơ hội cho sự biến dị ngẫu nhiên có lợi.

Trong một số trường hợp có thể có những chữ cái của DNA cá biệt biến đổi mà không gây ra sự hủy hoại – có một sự co dãn nhất định trong mã di truyền sao cho một biến đổi riêng lẻ không tạo nên sự thay đổi bất kỳ một chức năng hoạt động nào cả. Những biến dị đó gọi là biến dị trung tính (vô hại). Người ta cũng khám phá ra cơ chế đọc và sửa chữa rất kỹ lưỡng của DNA, chứng tỏ rằng tế bào có nhiều cách sửa chữa các biến dị. Vả lại, phần lớn biến dị có trong thực tế đều gây ra bệnh tật hoặc tử vong, trong khi cho đến hôm nay các nhà sinh học tiến hóa không thể chỉ ra một trường hợp nào rõ ràng chứng tỏ biến dị dẫn tới loài mới, hoặc thậm chí một biến dị có lợi nào để biện hộ cho lý thuyết chọn lọc tự nhiên.

Rất nhiều ý đồ tạo ra biến dị đã được thực hiện, đặc biệt đối với ruồi dấm Drosophila, nhưng nói chung đề gây nên thiệt hại hoặc chết chóc cho loài này. Không hề có biến dị có lợi.

Trải qua bao nhiêu nỗ lực, cho đến nay, những phỏng đoán của Darwin đang tiến tới bờ vực của sự sụp đổ, trong khi các định luật của Mendel tiếp tục đứng vững.

Kết luận

Lâu đài tiến hóa của Darwin xây trên nền móng là chọn lọc tự nhiên; nền móng ấy được nhào trộn bởi một thứ bê-tông mang nhãn hiệu “biến dị có lợi”. Phải có hàng triệu, hàng triệu biến dị có lợi nối tiếp nhau qua hàng triệu, hàng tỷ năm mới có hy vọng tạo ra những biến đổi lớn để xuất hiện một loài mới. Toán học chứng minh xác suất để xẩy ra một sự kiện như thế gần như bằng 0, tức là không thể xẩy ra. Vì thế lâu đài tiến hóa thực chất giống như một lâu đài trong truyện thần tiên, hoặc trong phim hoạt hình, chẳng hạn phim Alice in Wonderland.

Mendel refuted Darwinism (4)Các nhà khoa học tiến hóa là những người kể chuyện giỏi, những họa sĩ tài ba, làm cho người xem cứ tưởng như thật. Cuốn phim vẫn đang tiếp tục được chiếu ở rạp, vẫn có nhiều người vào xem. Trẻ em thì bắt phải xem, và bắt phải tin lâu đài ấy là có thật. Nhưng vì nó là một cuốn phim, một truyện kể, nên rồi cũng sẽ đến hồi kết. Thực tế phim cũng đang đến những đoạn cuối nhạt nhẽo, nhàm chán. Nhiều khán giả đã thấy rõ đây là chuyện thần tiên bịa đặt. Nhiều người đã bỏ ra về.

Nghĩ lại thời học sinh, tôi thấy mình thật ngây ngô. Thầy nói gì cũng tin. Thầy ca tụng thuyết tiến hóa. Thầy kết tội thuyết di truyền. Sau này, khi ngộ ra sự thật, tôi nghĩ đến thầy, và đặt câu hỏi: Tại sao thầy lại tin vào một lý thuyết sai trái và kết tội một lý thuyết đúng đắn? Trong một thời gian dài tôi không tìm được câu trả lời. Mãi đến khi có internet, thông tin bùng nổ, tôi mới tìm được câu trả lời: “Few are those who see with their own eyes and feel with their own hearts” (Ít người nhìn bằng đôi mắt của chính mình và cảm nhận bằng trái tim của chính mình). Đó là lời của Albert Einstein. Einstein quả thật là một nhà hiền triết thâm thúy.

darwinVâng, đa số tin vào thuyết tiến hóa vì thầy của mình dạy như thế, giống như tôi vậy. Đa số coi nó là một “khoa học” vì quả thật nó là một “khoa học” đã được nhồi sọ cho mọi người từ thủa thiếu thời. Đa số tin vào nó vì nó vẫn đang có những danh hiệu kêu leng keng trong những viện nghiên cứu hoành tráng, vẫn có những giáo sư tiến sĩ giảng dạy nó, vẫn có những đại học danh tiếng tôn vinh nó.

Vẫn có những đại bác học như Francis Collins, một trong hai đồng tác giả của công trình khám phá bản đồ gene người, biện hộ cho nó, cố níu kéo nó, cố gán ghép nó vào lý thuyết di truyền hiện đại… cố chứng minh bộ gene của người rất gần với bộ gene của khỉ, mà lờ đi một sự thật rằng bộ gene của người phần lớn cũng giống bộ gene của chuột, của giun đất,… Điều rất lạ là ông Collins rất tin Chúa, tin rằng Chúa là tác giả của thông tin cài đặt trong DNA, nhưng lại không đủ đức tin để tin rằng Chúa có thể sáng tạo ra mọi loài vật theo ý Chúa mà chẳng cần phải bịa ra bất cứ một thuyết tiến hóa nào cả. Tôi nghĩ ông Collins là một nhà khoa học thực sự có tài, công tâm, một tâm hồn trong sáng, nhưng ông chưa sử dụng hết cái trực giác vốn có ở ông để vượt thoát ra khỏi cái mớ bòng bong của thuyết tiến hóa đã cột chặt ông vào ghế học trò vài chục năm trước.

Những người không nhìn bằng đôi mắt của mình, không cảm nhận bằng trái tim của mình sẽ không bao giờ có khả năng tiên đoán, như tiên đoán đã nói ở cuối mục trước, rằng học thuyết Darwin đã tới bờ vực sụp đổ, và nó sẽ sụp đổ!

CHÚ THÍCH:
[1] http://www.creationsafaris.com/wgcs_4.htm David F.Coppedge
[2] Vụ án Scopes là vụ án xẩy ra tại tiểu bang Tennessee, Mỹ, năm 1925: giáo viên trung học John Scopes đã vi phạm đạo luật Butler của tiểu bang. Luật này cấm dạy môn học về tiến hóa của con người theo thuyết Darwin tại các trường công. Scopes đã bất chấp luật, đem môn học đó dạy cho học sinh. Scopes bị kết tội, nhưng luật sư bào chữa cho Scopes thắng kiện. Đó là thắng lợi của học thuyết Darwin tại nhà trường, nhưng là thắng lợi chính trị, thay vì khoa học.
[3] http://www.darwinismrefuted.com/short_history_03.html
[4] Bishop, B. E. 1996. Mendel’s Opposition to Evolution and to Darwin. The Journal of Heredity. 87 (3): 205-213. Pangenesis là một lý thuyết di truyền do Darwin xây dựng nên, dựa theo giả thuyết sai lầm của Jean Baptiste Lamark. Thuyết này đã bị chứng minh là sai lầm và đã bị loại bỏ. Đáng tiếc là người ta chỉ phê phán Lamark mà không phê phán Darwin.
[5] Xem bài “Missing Links – Những mắt xíc bị mất tích” của Phạm Việt Hưng trên PVHg’s Home ngày 05/08/2015
[6] http://www.evolutionnews.org/2006/07/mathematicians_and_evolution002387.html

Tác giả: Gs Phạm Việt Hưng.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/su-that-ve-thuyet-tien-hoa-ly-thuyet-di-truyen-cua-mendel-bac-bo-hoc-thuyet-darwin.html