Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
qua-cau-anh-sang-bi-an-trong-khong-gian-va-thi-nghiem-tether-cua-nasa Quả cầu ánh sáng bí ẩn trong không gian và thí nghiệm Tether của NASA
Sunday, 18/09/2016 16:00 pm
Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Thuật ngữ quả cầu (orb) miêu tả các loại ánh sáng xuất hiện đột ngột dưới dạng quả cầu trên các ảnh chụp và thước phim. Các quả cầu nguyên gốc có quỹ đạo bay của riêng chúng và phát ra ánh sáng tự nhiên. Hiện tượng này đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học và thậm chí của các nhà nghiên cứu từ NASA, đặc biệt trong trường hợp của thí nghiệm Cột dây (Tether Experiment) nổi tiếng.

qua cau anh sang
Quả cầu kỳ lạ trong rừng cây mập mờ. (Ảnh: Wikimedia)

Có một sự kiện xảy ra vào cuối năm 1972 đã được truyền hình trực tiếp cho toàn cầu. Theo thông tin từ NASA:

Ba phi công người Mỹ trên hành trình tới Mặt Trăng đã tuyên bố rằng họ đã quan sát được một tín hiệu ánh sáng trên bảng điều khiển thứ hai của tàu con thoi Apollo 17, theo sau là một tín hiệu âm thanh. Vài giây sau đó, chúng biến mất trước khi ba phi công có thể thấy rõ bản chất của chúng. Ngay sau đó hiện tượng này đã được triển khải nghiên cứu trên Trái Đất. Một đại diện của NASA đã tuyên bố rằng đây không phải là lần đầu tiên trong một chương trình Apollo mà họ ghi nhận được những tín hiệu như vậy trong các chuyến bay.

Vậy những quả cầu phát quang này dường như cũng xuất hiện bên ngoài không gian. Đôi khi, rất hiếm thấy, sẽ có các âm thanh yếu ớt sau chúng sẽ xuất hiện.

Trước khi có sự kiện này, các nhà nghiên cứu của NASA đã biết đến hiện tượng này, và họ thậm chí đã có một loạt các đoạn băng ghi âm/ghi hình được cung cấp bởi nhiều phi hành gia. Từ những tư liệu này, người ta đã công bố một loạt các bức ảnh, ví dụ như quả cầu phát quang của phi hành gia M. Scott Carpenter được chụp bên ngoài tàu con thoi Aurora 7, các bức ảnh được phi hành gia James Mc Divitt thu thập trên chuyến bay ngoài không gian Gemini 4, và sau đó đã được xác nhận bởi thước phim được hai phi hành gia James Lovell và Frank Borman thực hiện trên chuyến bay Gemini 7 cùng rất nhiều chuyến bay khác.

Tuy nhiên, sau vụ đăng tải các bức ảnh chụp từ camera của phi hành Frank Borman trên chuyến bay Apollo 8, cho đến nay các tài liệu thuộc loại này chưa từng được công khai, mà chỉ được tiếp cận bởi các chuyên gia của NASA. Một thước phim thú vị được công bố đã cho thấy một nhóm lớn các thực thể phát quang bắt nguồn từ khu vực ngoài không gian gần với Trái Đất. Những thực thể này đã bay tại một độ cao khoảng hơn 500 km, nhưng vì thước phim này nằm dưới quyền quyết định của các “chuyên gia”, nên nó đã nhanh chóng bị ‘lãng quên’.

Năm 1996, các phi hành gia trên tàu con thoi Columbia đang làm việc trong một dự án kỹ thuật với tên gọi “Thí nghiệm cột dây (The Tether Experiment)”. Bên cạnh các hoạt động nghiên cứu, các phi hành gia cũng phải phóng một vệ tinh kết nối với một dây cáp kim loại rất dài (dây cột), để phục vụ các mục đích thí nghiệm. Vụ phóng này đã được ghi hình với nhiều máy camera hơn trên con tàu, bao gồm một camera tia cực tím (hay tia tử ngoại). Khi vệ tinh được phóng, một số thiết bị đã bắt đầu gặp trục trặc.

qua cau khong gian thi nghiem tether
Vụ triển khai STS-46 TSS-1. Vệ tinh và dây cột. Những vệ tinh trong trạng thái bay tự do này đóng vai trò như các bục quan sát bên ngoài tàu vũ trụ. (Ảnh: NASA)

Sợi dây cột dài 19 km bị bật ra và trôi dạt trong không gian—nhưng không ai tỏ ra hoài nghi với bất kỳ sự can thiêp [tiềm tàng] nào từ bên ngoài. Tuy vậy, khi thu dây về, các nhà khoa học đã rất sửng sốt khi nhìn vào các thước phim camera tia cực tím.

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/qua-cau-anh-sang-bi-an-trong-khong-gian-va-thi-nghiem-tether-cua-nasa.html