Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
nhot-nguoi-vao-chuong-khi-de-trien-lam-nhu-suc-vat-cach-ap-dung-thuyet-tien-hoa-dau-the-ky- Nhốt người vào chuồng khỉ để triển lãm như súc vật – cách áp dụng thuyết tiến hóa đầu thế kỷ 20
Saturday, 17/09/2016 10:00 am
Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

“Một trăm năm sau, tình tiết trong vụ Ota Benga vẫn còn là một minh họa điển hình của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc lan tràn khắp New York vào thời đó”. Đó là một nhận định, một kết luận trong bài báo “Vụ bê bối ở vườn thú” của Mitch Keller trên tờ New York Times ngày 06 Tháng 08 năm 2006. Tôi xin giới thiệu bài báo đó với độc giả Việt Nam thông qua bản lược dịch sau đây…..

 Quý độc giả lưu ý:

Loạt bài về thuyết tiến hóa trên Đại Kỷ Nguyên được phân thành 2 mục chính sau:

Quý độc giả có thể bookmark, ghi lại đường link hai mục trên để tiện theo dõi loạt bài này một cách có hệ thống. Các bài mới sẽ được thêm vào hai mục trên. Trân trọng thông báo.

Khi dân chúng New York đến vườn thú Bronx vào ngày Thứ Bẩy 08/09/1906, họ được chứng kiến một trò biểu diễn mới lạ trong Chuồng Khỉ (Monkey House).

Thoạt tiên, một số người không biết đó là cái gì. “Nó”, à “hắn”, dường như là một con khỉ hơn là một con người, mặc dù đó là một người da đen rất nhỏ bé với một hàm răng trắng nhọn thô thiển. Anh ta mặc quần áo như người ngày nay nhưng không có giầy. Anh ta thành thạo bắn cung, và mua vui cho khách xem bằng việc bắn tên vào đích. Anh ta còn khoe tài bện dây, làm cho khách xem cười thích thú.Khi dân chúng New York đến vườn thú Bronx vào ngày Thứ Bẩy 08/09/1906, họ được chứng kiến một trò biểu diễn mới lạ trong Chuồng Khỉ (Monkey House).

Cư dân mới của Chuồng Khỉ thực ra là một con người, một người lùn Công-gô (người pích-mê) tên là Ota Benga. Hôm sau, một bảng giới thiệu được trưng lên cho biết Ota Benga cao 4 feet 11 inches, nặng 103 pounds và 23 tuổi, kèm theo thông báo: “Trưng bày vào các buổi chiều Tháng 9”.

Khách xem Chuồng Khỉ ngày thứ hai còn được xem một trò diễn hay hơn. Ota Benga và một con khỉ đùa nghịch với nhau, ghì nhau, vật nhau, chơi khăm nhau. Đám đông thích xem trò đó. Để nâng cao hiệu quả rừng rú, một con vẹt đã được đặt vào trong cũi và xương được vãi ra xung quanh nó. Đám đông khán giả cười phá lên khi người lùn pích-mê ngồi nhìn chằm chằm vào một đôi giày vải người ta vừa cho anh. Hôm sau, tờ New York Times viết: “Trước cảnh tượng một con người bị nhốt vào cũi cùng với một con khỉ như những đồng loại, vài người bày tỏ sự phản đối ở mức có thể nghe thấy, nhưng đa số người xem coi việc triển lãm kết hợp người với khỉ là một trò giải trí thú vị nhất tại vườn thú Bronx”.

chuồng khỉOta Benga tại vườn thú Bronx ở thành phố New York vào năm 1906. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)

Nhưng “trò triển lãm” Ota Benga không kéo dài được lâu. Một vụ tai tiếng bùng lên hầu như ngay tức khắc, được châm ngòi bởi vị mục sư da đen James H. Gordon, người quản lý Viện trẻ mồ côi ở Brooklyn. Ông nói: “Chúng tôi cho rằng người da đen chúng tôi bị đè nén đủ lắm rồi, không cần phải triển lãm một trong chúng tôi cùng với khỉ như thế nữa. Chúng tôi nghĩ chúng tôi cũng đáng được xem như những con người với đầy đủ phẩm giá linh hồn”.

Một trăm năm sau, cuộc triển lãm Ota Benga vẫn còn là một minh họa rõ nét về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc phổ biến ở New York thời bấy giờ. Thị trưởng hồi đó là George McClellan đã từ chối gặp các mục sư da đen và không ủng hộ khiếu nại của họ. Nhờ đó ông này được giám đốc vườn thú là William Temple Hornaday chúc mừng. Ông giám đốc này là một khuôn mặt chủ yếu không chỉ trong lịch sử vườn thú mà còn trong lịch sử của chủ nghĩa bảo thủ ở Mỹ. Ông ta viết thư cho ông thị trưởng rằng “Khi lịch sử của Công viên Vườn thú được viết, vụ rắc rối này sẽ tạo nên một trang thú vị nhất”.

TAMTHUC

Thật vậy, ông Verner được thuê làm thế nào để mang được một số người pích-mê và người Phi Châu khác về St.Louis để làm vật “trưng bày nhân chủng học” tại Hội Chợ Quốc Tế năm 1904. Tại đó, để mở mang hiểu biết cho người đến tham quan hội chợ, đám người pích-mê đó cùng với những đại diện thổ dân khác như người Eskimos, người thổ dân Châu Mỹ (người da đỏ) và người bộ lạc Filipino sẽ được trưng bày trong những cái lều và làng mạc truyền thống.

Sau khi kiểm tra thân thể Ota Benga và đặc biệt hài lòng với bộ răng đã được mài dũa sắc nhọn theo kiểu truyền thống trong cộng đồng pich-mê của anh, ông Verner mua anh cùng với vài người pích-mê và người Phi Châu khác. Ông đưa họ về St. Louis. Hết hội chợ, ông lại đưa họ về Phi Châu như ông đã hứa.

Riêng Ota Benga không thể trở lại cuộc sống cũ được nữa, vì bộ lạc và vợ con của anh đã bị giết trong cuộc tàn sát. Thế là anh tiếp tục sống quanh quẩn bên cạnh ông Verner, một nhà nhân chủng học có nhiều mối quan tâm đối với Phi Châu. Tình bạn giữa họ nẩy nở, Ota Benga đề nghị với ông Verner trở lại “mảnh đất của người muzungu” – mảnh đất của người da trắng. Thế là hai thầy trò Verner và anh chàng pich-mê lại tới New York vào Tháng 8/1906.

Điểm dừng chân đầu tiên là Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ (American Museum of Natural History). Giám đốc bảo tàng là ngài Hermon Bumpus không những đồng ý nhận chứa thùng hàng của ông Verner với bộ sưu tập của ông bao gồm một cặp tinh tinh, mà còn nhận luôn cả Ota Benga nữa. Ông Verner lúc ấy đã khánh kiệt, phải đi về Miền Nam để xoay sở kiếm thêm tiền, thế là anh chàng pich-mê chính thức trở thành đồ vật của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên. Anh ta được dành cho một chỗ để ngủ và được tự do đi chơi rong trong bảo tàng.

Nhưng tại đó, anh chàng pích-mê có những nghịch ngợm đến mức khó kiểm soát. Một lần anh ta ném một chiếc ghế suýt vào đầu quý bà Florence Guggenheim, một phụ nữ chuyên làm từ thiện. Thế là giám đốc bảo tàng gợi ý với ông Verner rằng nên đưa anh ta đến vườn thú. Giám đốc vườn thú là Hornaday đồng ý tiếp nhận Ota Benga ngay, cùng với mấy con vật của Verner nữa.

SỰ HẠ THẤP PHẨM GIÁ CON NGƯỜI VÀ HỌC THUYẾT DARWIN

Ngay ngày hôm sau buổi trình diễn Ota Benga như một con thú trong chuồng khỉ, tin tức bay đi khắp nơi. Tờ New York Times đưa tin: “Một người rừng sống chung với khỉ trong cũi ở công viên Bronx”. Hàng nghìn người đã kéo đến vườn thú để xem trò diễn mới lạ, ngắm anh chàng thổ dân đùa giỡn vật nhau với con đười ươi có tên là Dohung.

Nhưng trò diễn đó bị kết thúc nhanh chóng. Đối mặt với sự phản đối của Hội đồng Mục sư Tin Lành da màu, ông giám đốc vườn thú phải tạm hoãn buổi trình diễn tiếp theo.

Đối với các mục sư da đen và những người bạn của họ, trò trình diễn đã phát đi một thông điệp rõ ràng: Người Phi Châu bị xem như một sinh vật nằm ở một bậc thang tiến hóa trong khoảng giữa loài khỉ với đám đông người da trắng, đám đông này coi Ota Benga như một trò giải trí.

Ngài R. S. MacArthur, một mục sư da trắng của Nhà Thờ Tin Lành ở Calvary, cũng lên tiếng: “Người chịu trách nhiệm về trò trình diễn này đã tự làm mất phẩm giá của chính mình như đã làm đối với người Phi Châu. Thay vì biến cậu bé thành một con thú, lẽ ra chúng ta nên đưa cậu bé đó tới trường học để phát triển khả năng của cậu như Chúa đã cho cậu”.

Không phải chỉ có chủ nghĩa phân biệt chủng tộc mới xúc phạm các mục sư, giáo sĩ. Với tư cách những người Thiên Chúa giáo, họ không tin vào học thuyết Darwin. Như ông Gordon ở Viện trẻ mồ côi da màu ở Howard đã nói, cuộc trưng bày Ota Benga “rõ ràng là có mục đích chứng minh Thuyết Tiến hóa của Darwin”.

“Thuyết Tiến hóa của Darwin hoàn toàn chống lại Thiên Chúa giáo, và một cuộc trưng bày công cộng nhằm thỏa mãn ý đồ của lý thuyết đó cần phải bị cấm”, ông Gordon nói.

Trong khi đó tờ The Evening Post mô tả, rằng Ota Benga, theo nhận xét của những người trông nom động vật ở vườn thú, “có ảnh hưởng lớn đối với các con thú – thậm chí đối với con vật lớn hơn, bao gồm con đười ươi đó, anh ta chơi với nó như một thành viên trong bầy đàn của nó, lăn xung quanh sàn trong cũi để vật nhau với nó một cách hoang dại và nói chuyện với nó bằng những âm thanh phát ra từ trong yết hầu mà dường như con vật cũng hiểu”.

Nhưng tờ New York Times viết trong mục xã luận: “Trong khi chẳng hề cảm thấy sự kích thích mãnh liệt đặc biệt nào với trò trình diễn một người pích-mê Phi Châu trong chuồng khỉ của Công viên Vườn thú, chúng tôi hoàn toàn không thể hiểu nổi tất cả những cảm xúc mà những người khác biểu lộ ra trong sự kiện này. Hơn nữa, cuộc trình diễn này đúng là một trò chẳng thú vị gì, và chúng tôi băn khoăn rằng ông Giám đốc vườn thú không nhìn thấy trước vấn đề và tránh khỏi những lời trách mắng hiện nay đang chĩa vào sự lãnh đạo của ông. Trong khi đối với bản thân Benga, lẽ ra anh ta có thể hưởng thụ cuộc sống như anh ta muốn ở bất kỳ nơi nào trong đất nước của anh ta, và thật là ngu xuẩn khi tạo ra những lời ta thán trách móc do việc làm nhục và hạ thấp nhân phẩm mà anh ta phải chịu đựng”.

Tờ The New York Globe đăng một thư độc giả nói: “Tôi sống ở miền nam nhiều năm, và do đó tôi không thích người da đen lắm, nhưng tôi tin rằng họ cũng là con người. Tôi cho rằng thật đáng xấu hổ khi những người có thẩm quyền của thành phố lớn này có thể cho phép một cảnh tượng như thế diễn ra ở Công viên Bronx để mọi người chứng kiến – một cậu bé da đen được trưng bày trong một chuồng khỉ”.

Ông giám đốc Hornaday vẫn không xin lỗi, cố nói rằng ông ta chỉ có ý định làm “một triển lãm dân tộc học” mà thôi… (Đó là 1 lời nói dối trắng trợn. Tiến sĩ William T. Hornaday, giám đốc sở thú cũng là tín đồ tiến hóa, đã từng đọc nhiều bài phát biểu rất dài, về việc ông ta tự hào có “loài chuyển tiếp” đặc biệt này trong vườn thú của mình ra sao. Ông ta đối xử với Ota Benga – đang bị nhốt trong lồng – như thể anh là một con vật).

Một gia đình người Selk’Nam được đưa đến châu Âu để trưng bày như súc vật
Một gia đình người Selk’Nam được đưa đến châu Âu để trưng bày như súc vật
Tại hội chợ quốc tế năm 1904, khoảng 2000 “người nguyên thủy” được trưng bày để thể hiện sự tiến bộ của những người da trắng
Tại hội chợ quốc tế năm 1904, khoảng 2000 “người nguyên thủy” được trưng bày để thể hiện sự tiến bộ của những người da trắng
Cận cảnh một vườn thú người khác
Cận cảnh một vườn thú người khác
Những phụ nữ thổ dân bị trưng bày trong sở thú như súc vật để triển lãm
Những phụ nữ thổ dân bị trưng bày trong sở thú như súc vật để triển lãm

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/177196.html