Mặt Trăng vẫn luôn là một ẩn đố của nhân loại. Hiện các nhà khoa học đã phát hiện nhiều vấn đề liên quan đến Mặt Trăng: Mặt Trăng là một vệ tinh “khổng lồ” bất thường, luôn có một mặt hướng cố định về phía Trái Đất, quỹ đạo của của nó hình tròn chứ không phải elip… Những bằng chứng này có thể góp phần minh chứng cho một giả thuyết mới: Mặt Trăng có thể đã được con người tạo ra từ một thời kỳ xa xưa.
Có lẽ nhiều người sẽ bật cười khi đọc xong câu trên, nhưng hiện đã có nhiều bằng chứng ủng hộ tính khoa học của thuyết này. Sau đây là những tổng hợp khái quát của các nhà khoa học tiên phong về kết quả nghiên cứu Mặt Trăng.
Mặt Trăng là vệ tinh “quá lớn”
Các nhà khoa học phát hiện, vệ tinh Mặt Trăng so với vệ tinh của các hành tinh khác là lớn hơn rất nhiều, và đây là điều bất thường, vì thể tích của nó so với hành tinh mẹ là quá lớn.
Số liệu đo đạc cho thấy, đường kính Trái Đất là 12,756 km, còn đường kính Mặt Trăng là 3,467 km, bằng khoảng 27% đường kính Trái Đất. Còn đường kính của vệ tinh của các hành tinh khác đều chưa từng vượt quá 5% so với hành tinh mẹ, nhưng Mặt Trăng lại bằng 27%, điều này cho thấy Mặt Trăng không phải một thiên thể tự nhiên thông thường.
Đường kính Mặt Trăng bằng 1/395 đường kính Mặt Trời, còn tỷ lệ khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất so với giữa Trái Đất và Mặt Trời là 1/395. Tỷ lệ này sẽ tạo ra một hiệu ứng thú vị, nếu chúng ta đứng trên Trái đất mà nhìn lên thì sẽ thấy Mặt Trăng và Mặt trời có kích thước tương đương nhau (do Mặt trời cách xa Trái đất hơn Mặt trăng 395 lần nhưng lại có đường kính gấp đúng 395 lần). Đây là hiện tượng mà giới thiên văn nhìn nhận là vô cùng bất bình thường; ít nhất sẽ khó có thể tìm được một hiện tượng tương tự đối với các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời khác.
Xem thêm: 3 điều trùng hợp lạ thường trong hệ Mặt trời: Chúng có ý nghĩa gì?
Mặt Trăng sẽ luôn hướng một mặt duy nhất về Trái Đất khi đang quay. Đây là điều rất khó hiểu từ góc độ thiên văn học, vì quỹ đạo quay đồng bộ này cần có sự tính toán vô cùng chuẩn xác. Không ai biết Mặt Trăng quay quanh Trái Đất đã bao lâu, nhưng chỉ cần một chút sai lệch thì hiện tượng hướng một mặt duy nhất về phía Trái Đất sẽ không thể xảy ra.
Tại sao Mặt Trăng chỉ quay một mặt hướng về phía Trái Đất? Mặt Trăng có 2 chuyển động tương đối: chuyển động tự quay và chuyển động quay quanh Trái Đất. Thời gian nó tự quay vừa bằng thời gian nó quay quanh Trái Đất là 27,3 ngày. Cho nên khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất được 1 góc thì nó cũng tự quay quanh mình được 1 góc như thế. Nếu Mặt Trăng quay quanh Trái Đất được 1 vòng thì nó cũng vừa tự quay xong 360 độ. Vì vậy nó chỉ có 1 mặt hướng về Trái Đất còn 1 mặt luôn quay lưng với Trái Đất.
Trước đây giới thiên văn dự đoán mặt sau của Mặt Trăng cũng tương tự như mặt chính, đều có rất nhiều miệng núi lửa và biển dung nham, nhưng hình ảnh do phi thuyền không gian gửi về lại cho thấy mặt sau của Mặt Trăng có nhiều hố vực gập ghềnh, có rất nhiều miệng núi lửa nhỏ cùng những rặng núi, nhưng có rất ít biển dung nham. Các nhà khoa học hiện vẫn chưa giải đáp được sự khác biệt giữa hai mặt của Mặt Trăng. Về lý mà xét, Mặt Trăng là tinh thể tự nhiên trong vũ trụ, trong thời gian tồn tại lâu dài như thế, cơ hội bị thiên thạch rơi vào ở các mặt là như nhau, vậy tại sao lại có sự khác biệt to lớn giữa hai mặt như vậy?
TAMTHUCMặt Trăng là quả cầu kim loại rỗng
Các nhà địa chấn học thường dùng sóng địa chấn để nghiên cứu thành phần cấu tạo bên trong trái đất, và tính từ năm 1969 trở lại đây, nước Mỹ đã 8 lần phóng phi thuyền vũ trụ lên Mặt Trăng.
Lúc 4:15 ngày 20/11/1969 (giờ chuẩn miền Trung CST), các phi hành gia trên tàu Apollo 12 đã tạo ra một va chạm trên bề mặt Mặt Trăng để có thể đo đạc sóng địa chấn. Ngay lâp tức đã xảy ra một cơn nguyệt chấn. Mặt Trăng “rung lên” đến hơn 55 phút. Chấn động từ nhỏ rồi lớn dần lên, và duy trì ở cường độ lớn nhất trong khoảng 8 phút, sau đó biên độ sóng yếu dần rồi mất hẳn. Quá trình này diễn ra khoảng 1 tiếng, nhưng “dư âm ngân nga” kéo dài mãi.
Người phụ trách nghiên cứu địa trấn là Maurice đã nhận định như sau: “Địa chấn giống như khi ta gõ vào cái chuông nhà thờ. Sóng địa chấn từ tâm địa chấn truyền ra xung quanh bề mặt ngoài Mặt Trăng, thay vì hướng vào bên trong Mặt Trăng, tương tự như hiện tượng diễn ra với một khối cầu kim loại rỗng”. Điều này cho thấy Mặt Trăng rỗng ruột, và bề mặt bên ngoài chỉ là lớp vỏ. Các nhà khoa học đều biết, chỉ khối cầu rỗng mới có thể xuất hiện một cơn địa chấn loại này.
Tốc độ truyền dao động bên trong Mặt Trăng là tương đương với tốc độ truyền dao động của kim loại, từ đó các nhà khoa học phòng đoán rằng phần trong của Mặt Trăng có một lớp vỏ kim loại, trên lớp vỏ này được che phủ bởi một tầng đá lỏng lẻo có độ dày từ 10 – 20 dặm Anh.
Bên trong Mặt Trăng có lớp vỏ rất cứng
Các nhà khoa học cho rằng, các hố trên Mặt Trăng hình thành sau khi va chạm với thiên thạch và sao chổi. Trên Trái Đất cũng có những hố thiên thạch, nghiên cứu cho thấy, nếu một thiên thạch có đường kính vài dặm di chuyển với tốc độ 30 ngàn dặm/giây đụng vào Trái Đất hoặc Mặt Trăng, nó có thể tạo ra một hố sâu có đường kính gấp 4 ~ 5 lần thiên thạch (tương ứng với một triệu tấn thuốc nổ TNT). Các hố thiên thạch trên Trái Đất đều là như vậy.
Nhưng hố thiên thạch trên Mặt Trăng rất kỳ lạ, chúng “rất nông”, hố sâu nhất như Gagrin Crater cũng chỉ sâu khoảng 4 dặm, nhưng đường kính của nó lại lên đến 186 dặm. Các nhà khoa học ước tính rằng với đường kính 186 dặm, độ sâu của nó nên phải là 700 dặm, nhưng trên thực tế độ sâu của hố GagrinCrater chỉ vỏn vẹn bằng 12% đường kính của nó.
Các nhà khoa học không thể lý giải được hiện tượng này. Các nhà khoa học chỉ có thể giả định rằng, có tồn tại một kết cấu vật chất rất cứng 4 dặm sâu bên dưới bề mặt Mặt Trăng mà thiên thạch không thể xuyên qua, vì thế cái hố va chạm mới nông như vậy. Liệu kết cấu vật chất cứng này có phải là một lớp vỏ kim loại không?
Trên Mặt Trăng có nhiều kim loại hiếm thấy trên Trái Đất
Hố thiên thạch trên Mặt Trăng chứa rất nhiều dung nham, và trong những dung nham này có bao hàm những nguyên tố kim loại hiếm thấy trên Trái Đất, ví như titan, crôm, yttrium… Đây đều là những kim loại rất cứng, có khả năng chịu nhiệt cao, và không thể bị ăn mòn.
Các nhà khoa học nhận định rằng, muốn làm nóng chảy những nguyên tố kim loại này sẽ phải cần đến mức nhiệt độ từ 2 ~ 3 nghìn độ C trở lên, nhưng trên thực tế Mặt Trăng là một “tinh cầu lạnh lẽo hoang vắng”, ít nhất 3 tỷ năm qua không có núi lửa hoạt động. Vậy tại sao trên Mặt Trăng lại có nhiều nguyên tố kim loại nóng chảy ở mức nhiệt độ cao đến thế?
Sau khi các nhà khoa học phân tích 380 kg mẫu đất trên mặt trăng được các phi hành gia mang về, họ phát hiện trong thành phần của nó có chứa hai kim loại sắt và titan. Đây đều là những quặng kim loại tinh khiết không thể tìm thấy trong tự nhiên. Kim loại trong tự nhiên, chủ yếu tồn tại dưới dạng oxit kim loại hoặc hỗn hợp, còn kim loại tinh khiết là vô cùng hiếm hoi, và thông thường phải cần đến kỹ thuật tinh luyện cao mới có thể đưa kim loại trở về trạng thái hợp chất đơn phân tử. Vậy câu hỏi đặt ra là kim loại này đã được ai tạo ra và vào thời điểm nào?
Mặt Trăng có mùi khói thuốc súng
Theo thông tin vào năm 2006 trên trang web của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), các phi hành gia đã quan sát thấy bụi trên Mặt Trăng có nhiều vật chất dính với thành phần cấu tạo rất phức tạp, hơn nữa có mùi khá kỳ lạ.
Mỗi phi hành gia Apollo đều từng ngửi thấy mùi này, và mỗi lần đi bộ trên Mặt Trăng họ đều mang bụi Mặt Trăng về. Đó là một loại vật chất hơi dinh dính, có thể bám vào những đôi giày, găng tay và các bề mặt tiếp xúc khác. Cứ mỗi khi trở lại khoang tàu, bất kể các nhà phi hành có cố gắng phủi như thế nào, thì trang phục của họ sẽ vẫn bị bám dính loại bụi này. Chỉ cần các phi hành gia tháo mũ và bao tay ra, thì họ liền có thể ngửi thấy “mùi Mặt Trăng” là lạ khiến họ không khỏi bối rối.
Phi hành gia Jean Cernan của “Apollo 17” nhận xét như sau về bụi mặt trăng: “Nó tỏa ra mùi khói thuốc nổ!” Còn Phi hành gia “Apollo 16” là Charlie nói: “Đối với tôi, bụi Mặt Trăng có mùi lẫn vị rất giống thuốc súng. Mùi của nó giống như thể ai đó vừa bắn súng cacbin ở đây”.
Thế nhưng khi họ trở về Trái Đất thì bụi Mặt Trăng không còn lưu lại một chút mùi hương. Trong phòng thực nghiệm mẫu vật Mặt Trăng ở Trung tâm Vũ trụ Johnson thuộc Cục Hàng không Liên bang Mỹ có hàng trăm kg bụi Mặt Trăng. Nhưng các nhà khoa học cho biết khi đến đây, bụi đó đã không còn có mùi như thế nữa.
Trong nhiều năm, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra lời giải cho vấn đề bụi Mặt Trăng.
Các ngọn tháp bí ẩn trên Mặt Trăng
Ngày 4/2/1996, tàu vũ trụ không người lái Luna của Liên Xô cũ đã đổ bộ lên “Imbrium” (một địa điểm trên Mặt Trăng do các nhà khoa học đặt tên), và chụp được hai kết cấu hình tháp có độ lớn tương đương. Tiến sĩ Ivan Ivanov nói: “Chúng phản xạ ánh sáng rất mạnh. Từ độ dài của bóng, ước tính kết cấu đó có độ cao bằng một tòa nhà 15 tầng”.
Ngày 20/11/1966, tàu thăm dò quỹ đạo số 2 của Mỹ đã chụp được một cấu trúc hình kim tự tháp từ độ cao 46 km, và các nhà khoa học ước tính nó có độ cao từ 15 đến 25 mét, với màu sắc nhạt hơn nham thạch và đất ở xung quanh, cho thấy đây không phải cấu trúc hình thành trong tự nhiên. Nếu những kết cấu hình tháp phản xạ ánh sáng này do một chủng loại sinh vật thông minh thời xưa tạo ra, thì mục đích của nó là gì?
Các bằng chứng khảo cổ cũng đã cho thấy rằng, con người đã trải qua nhiều thời kì văn minh phát triển rực rỡ với trình độ khoa học cao, sau đó bị tàn lụi. Ngay cả trên Trái Đất, nhiều công trình xây dựng cổ đại cho đến nay vẫn còn là ẩn đố đối với các nhà khoa học. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết trong mục Văn minh cổ đại.
Tổng hợp hàng loạt bằng chứng đã phần nào cho thấy Mặt Trăng có thể là sản phẩm nhân tạo, nhưng quan điểm này không nhận được sự hưởng ứng của giới khoa học chính thống, vì vậy nó đã không được đặt thành vấn đề để nghiên cứu sâu. Nếu con người có thể thoát khỏi sự ràng buộc của cái khung khoa học đã được đặt định trong quá khứ, thì việc nghiên cứu khoa học mới có thể đột phá lên một tầm cao mới.
Theo secretchina
Tinh Vệ biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/nhung-chung-cu-khoa-hoc-ung-ho-thuyet-mat-trang-la-nhan-tao.html