Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
nasa-uoc-tinh-co-khoang-ty-trai-dat-trong-he-ngan-ha NASA ước tính có khoảng 1 tỷ ‘Trái Đất’ trong hệ Ngân Hà
Monday, 25/07/2016 16:00 pm
Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Đúng vậy, bạn không hề nghe nhầm. Có khoảng 1 tỷ Trái đất trong hệ Ngân Hà của chúng ta. Tức là, có khoảng 1 tỷ hành tinh có cùng kích cỡ với Trái đất, đang xoay quanh một ngôi sao giống Mặt trời, và cư trú ở một khu vực có thể tồn tại sự sống.

Trên một tỷ hành tinh đó đều có thể tồn tại nhân loại, hoặc một chủng người ngoài hành tinh, các loài động thực vật, và tất cả các tiện nghi mà chúng ta đang có hiện nay, cũng như sẽ có trong tương lai (nếu các hành tinh đó có tuổi thọ lớn hơn Trái đất, và có quá trình phát triển tương đồng, thì nhiều khả năng việc nghiên cứu cách hành tinh này có thể hé lộ cho chúng ta về tương lai của Trái đất).

Đây là con số ước tính của nhà vật lý thiên văn, Tiến sĩ Natalie Batalha từ NASA.

Trước khi đi sâu vào phân tích cách tính ra con số 1 tỷ này, chúng ta hãy cùng điểm qua một số điều cần lưu ý về Kepler-452b, “phiên bản song sinh” của Trái đất được NASA công bố vào hôm thứ 5 (25/7) vừa qua:

Kepler là kính thiên văn duy nhất có thể nhìn thấy hành tinh này. Nó nằm quá xa Trái đất, cách chúng ta tới 1.400 năm ánh sáng, đồng thời có cường độ ánh sáng khá mờ. Hành tinh này có phải thể rắn hay không? Chưa ai biết được. Tất cả những gì chúng ta có thể thấy là ánh sáng lờ mờ từ ngôi sao chủ của Kepler-452b (tương tự Mặt trời và Trái đất), và từ mô thức ánh sáng đó, chúng ta có thể ước tính chính xác chu kỳ quay của Kepler-452 là 385 ngày, cũng như khối lượng của nó.

Xem thêm:

2ABEB44800000578-3172316-The_Kepler_Space_Telescope_shown_in_the_artists_impression_above-a-10_1437672754591Kính thiên văn không gian Kepler. (Ảnh: dailymail.co.uk)

Chúng ta cũng không nên quá vui mừng trước phát hiện này. Hiện nay kính thiên văn Kepler chỉ đang quan sát một phạm vi không gian rất nhỏ trong hệ Ngân Hà bao la. Mục đích chính của dự án kính thiên văn Kepler là đưa ra một con số ước tính tương đối về sự trù phú của các hành tinh. Và dự án này đã đạt được một thành công nhất định: Hiện nay chúng ta đã biết hệ Ngân Hà tràn đầy các hành tinh ở khắp các ngõ ngách, với đủ loại kích cỡ khác nhau.

Trở lại câu hỏi về cách ước tính số lượng ‘Trái đất’ trong hệ Ngân Hà. TS Batalha, trong một email trả lời phóng viên Joel Achenbach từ tờ Washington Post, đã viết như sau:

“Các con số ước tính trước đây về số lượng các hành tinh giống Trái đất cho thấy 15-25% các ngôi sao (giống Mặt trời) chứa các hành tinh có thể tồn tại sự sống tiềm năng trong hệ sao của nó. Những con số ước tính này phần lớn dựa trên các hành tinh được phát hiện xoay quanh những ngôi sao lạnh hơn gọi là ngôi sao lớp M (hay sao lùn đỏ). Những phát hiện này cho thấy số liệu thống kê các ngôi sao giống Mặt Trời là gần như tương tự với các con số ước tính từ các ngôi sao loại M lạnh hơn. Vậy làm thế nào chúng ta tính toán con cố các hành tinh trong hệ Ngân Hà? Sao lùn M, K, và G chiếm khoảng 90% số lượng các ngôi sao trong hệ Ngân Hà. Nói một cách khiêm tốn, nếu 15% trong số các ngôi sao chứa một hành tinh có kích cỡ khoảng từ 1-1,6 lần kích vỡ Trái đất trong khu vực có thể tồn tại sự sống, thì nghĩa là 15% của 90% của 100 tỷ ngôi sao sẽ chứa các hành tinh như vậy. Tức là có khoảng 14 tỷ hành tinh tiềm năng có thể tồn tại sự sống.

TAMTHUC

Nghĩa là “chỉ có” khoảng 1 tỷ ngôi sao trong số 14 tỷ hành tinh tôi đề cập đến ở trên đang xoay quanh các ngôi sao loại G. Ha!”

Cần nhớ rằng TS Batalha đang sử dụng một con số ước tính khả khiêm tốn. 1 tỷ có thể là hơi ít so với thực tế.

Theo Washington Post
Quý Khải tổng hợp

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/nasa-uoc-tinh-co-khoang-1-ty-trai-dat-trong-he-ngan-ha.html