Đồng hồ báo thức đổ chuông lúc 6h30 sáng. Bạn quờ quạng tắt chuông. Có lẽ bạn lờ mờ nhớ lại giấc mơ trong khoảng một vài phút. Sau đó bạn nhanh chóng ra khỏi giường và đi tắm để chuẩn bị cho một ngày làm việc, học tập và/hoặc chăm sóc gia đình.
Từ thời điểm này cho đến khi trở lại trạng thái tĩnh lặng vào buổi tối, nhiều khả năng bạn sẽ dành cả ngày ở trong một trạng thái sóng não được gọi là “sóng Beta”.
Trạng thái này tương thích với dải tần số từ 12-30 Hz. Nhìn chung, khi ở trong trạng thái này, con người sẽ trải nghiệm những cấp độ khác nhau của sự cảnh giác, bận rộn và hoạt động tập trung trí óc.
Ở dải tần số thấp hơn (12-15Hz), tâm trạng của chúng ta có thể được mô tả là hơi ủ ê, vẩn vơ. Đó là khi bạn đang bị kẹt xe hay đang lướt Web một cách vô định.
Ở dải trung của sóng Beta (16-22 Hz), bạn thể hiện ra trạng thái can dự một cách tích cực. Lấy ví dụ, có thể bạn đang tích cực phân tích một vấn đề và tìm kiếm giải pháp.
Dải tần cao hơn của sóng Beta (23-30 Hz) tương thích với những suy nghĩ rất phức tạp, sự tích hợp những trải nghiệm mới ,và sự phấn khích. Vấn đề đã trở nên phức tạp hơn và cần đến sự sáng tạo của bạn.
Dưới sóng Beta là sóng Alpha (8-12 Hz). Trong trạng thái này, bạn trở nên mơ màng hay trong trạng thái thư giãn, bàng quan như khi đang xem TV. Tuy không hoàn toàn thư giãn “thái quá” tới mức lơ mơ, nhưng những căng thẳng thường nhật đã biến mất một cách rõ rệt, cả về thể xác lẫn tinh thần.
Dưới sóng Alpha là sóng Theta (4-8 Hz). Loại sóng này trùng khớp với trạng thái thư giãn sâu và thậm chí giấc ngủ chợp mắt. Sóng Theta còn được nhìn nhận là một loại sóng não được kích phát trong trạng thái thôi miên sâu, thiền định sâu, hay trải nghiệm trong bể ngâm mất cảm giác (sensory deprivation tank).
Loại sóng não thấp nhất (dải tần số 0,5-4 Hz) là sóng Delta, tương thích với một giấc ngủ sâu. Những người tập thiền lâu năm có thể đạt đến trạng thái này trong khi thiền định.
Tạp chí Brain World đã miêu tả những phát hiện này như sau: “Trong số những tình nguyện viên đã trải nghiệm khoảnh khắc thông tỏ, TS. Kounios và TS. Beeman đã phát hiện thấy một sự tăng lên rõ rệt hoạt động sóng Gamma cao tần xuất hiện một 1/3 giây trước khi các tình nguyện viên này nghĩ ra một giải pháp trong trạng thái có ý thức.
Hoạt động sóng Gamma là dấu hiệu của việc một mạng lưới các nơ-ron kết hợp lại với nhau lần đầu tiên trong não bộ để tạo ra một mạng lưới nơ-ron thần kinh mới. Đây chính là quá trình sáng tạo ra một ý tưởng mới.
“Hoạt động sóng Gamma là dấu hiệu của việc một mạng lưới các nơ-ron kết hợp lại với nhau lần đầu tiên trong não bộ để tạo ra một một mạng lưới nơ-ron thần kinh mới. Đây chính là quá trình sáng tạo ra một ý tưởng mới. Ngay sau khi xuất hiện xung Gamma này, ý tưởng mới đó loé lên trong tâm thức chúng ta, và đây chính là khoảnh khắc Aha!”.
Sự bùng nổ sóng não Gamma đã xuất hiện theo sau một khoảnh khắc tạm lắng của sóng não Alpha. Dường như có một số cơ sở nhất định cho việc chủ động làm trấn tĩnh đầu óc và làm chậm lại các sóng não để sản sinh các sóng Gamma một cách có ý thức.
Nếu những sự bùng nổ sóng Gamma ở dải tần trung bình đã tạo ra các khoảnh khắc Aha!, vậy thì con người sẽ có các loại trực giác hay trải nghiệm nào ở mức tần số 50Hz, 60Hz, 70Hz hoặc cao hơn nữa?
Nếu những sự bùng nổ của sóng Gamma ở dải tần số vừa phải đã tạo ra khoảnh khắc Aha!, vậy thì con người sẽ có các loại trực giác hay trải nghiệm nào ở mức tần số 50Hz, 60Hz, 70Hz hoặc cao hơn nữa? Vì các sóng Gamma này phát xuất từ những vụ bùng nổ trong một phần nhỏ của một giây, nên điều gì sẽ xảy ra nếu các sóng này có thể được duy trì trong những khoảng thời gian lâu dài hơn? Liệu chúng ta có thể chủ động tăng cường các sóng này được hay không?
Các nghiên cứu cho thấy rằng các trạng thái biến đổi của nhận thức, giấc mơ, và thiền định có thể sản sinh ra các sóng Gamma.
Năm 2005, một nghiên cứu về ảnh hưởng của chất gây ảo giác dimethyltryptamine (DMT) được đăng trên Tạp chí về các chất gây nghiện tác động thần kinh (Journal of Psychoactive Drugs) đã báo cáo “những sự gia tăng gắn kết trong điện não đồ (EEG) toàn phần ở hai dải tần 36-44 Hz và 50-64 Hz (tần số sóng Gamma)”. Nghiên cứu này đã sử dụng DMT từ bên ngoài, nhưng DMT cũng sản sinh một cách tự nhiên bên trong cơ thể người.
Năm 2008, Tạp chí Khoa học Thần kinh (Journal of Neuroscience) đã đăng tải một nghiên cứu phác thảo mối quan hệ giữa sóng Theta và sóng Gamma trong giấc ngủ REM (rapid eye movement – mắt chuyển động nhanh), trạng thái xuất hiện giấc mơ.
Bạn có nhớ giai đoạn tạm lắng trước khoảnh khắc Aha! trong nghiên cứu được đề cập đến bên trên? Trong nghiên cứu về giấc ngủ này, tần số thấp (Theta) và tần số cao Gamma xuất hiện đồng thời một cách thường xuyên hơn rất nhiều trong giấc ngủ REM so với trong trạng thái tỉnh táo.
Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng: “Sự gia tăng năng lượng sóng gamma … thường lên đến đỉnh điểm trong khoảng 100 Hz, nhưng mức năng lượng trong những đợt bùng nổ [sóng gamma] này thường được đạt tới mức khoảng 250 Hz”.
Mức năng lượng trong những đợt bùng nổ [sóng gamma] này thường đạt tới mức khoảng 250 Hz.
Năm 2004, nhà thần kinh học, TS Richard Davidson đã nghiên cứu năng lượng phát ra bởi các nhà sư Tây Tạng trong trạng thái thiền định và phát hiện thấy một số nhà sư có thể phát ra sóng Gamma với năng lượng và cường độ cao hơn bất kỳ trường hợp nào được ghi nhận trong lịch sử.
Các trải nghiệm xuất hiện trong trạng thái “giấc mơ” chủ yếu được quy cho các ảo giác có thể nhận thức. Tuy nhiên, có một số trường hợp trong đó các thông tin được tiếp nhận hoặc diễn dịch trong những giấc mơ này đã mang đến những khám phá khoa học quan trọng – ví như khám phá về tốc độ ánh sáng của Albert Einstein, hay mô hình nguyên tử của Neil Bohr. Một trong số những khám phá quan trọng này đã được tóm tắt trong hai bài viết “5 phát minh ra đời từ giấc mơ” và “4 phát minh ra đời từ giấc mơ” của tác giả Tara MacIsaac trên Đại Kỷ Nguyên.
Liệu điều này có cho thấy tất cả các giấc mơ đều cung cấp những thông tin có khả năng làm thay đổi thế giới một cách sâu sắc?
Không hẳn vậy, nhưng hãy hình dung xem, những nhận thức thông tỏ nào chúng ta có thể đạt được trong trạng thái ý thức tỉnh táo khi xử lý các vấn đề nếu chúng ta có thể phát ra sóng não tại mức tần số 250 Hz theo ý muốn?
Trong chuyên mục Khoa học Huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưởng có thể kích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ để có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.
Tác giả J.C., Q4lt.com.
Đăng tải với sự cho phép. Xem bài gốc ở đây.
Hoàng Sâm biên dịch