Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
binh-dat-set-thiet-bi-ghi-am-thoi-co-dai Bình đất sét: Thiết bị ghi âm thời cổ đại?
Wednesday, 22/06/2016 10:00 am
Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Khi Édouard-Léon Scott de Martinville, một người Pháp, hoàn thành phần thu âm thử nghiệm đầu tiên vào ngày 9/4/1860, ông còn một chặng đường khá xa trước khi có thể thật sự để lại một dấu tích âm thanh cho các thế hệ tương lai.

Công việc của nhà nghiên cứu bị giới hạn trong việc ghi lại các sóng âm của giọng nói con người và biểu diễn chúng dưới dạng thức hình ảnh trên giấy mây; ông đã không bao giờ tưởng tượng được rằng những tần số được ghi lại bởi chiếc “máy ghi chấn động âm” của ông sẽ được tái lập trong tương lai.

1859 model of Édouard-Léon Scott de Martinville's phonautograph. Mô hình máy ghi chấn động âm năm 1859 của Édouard-Léon Scott de Martinville. (Ảnh: Wikimedia)
Mô hình máy ghi chấn động âm năm 1859 của Édouard-Léon Scott de Martinville. (Ảnh: Wikimedia)

Năm 2008, các bản ghi âm của ông Scott đã có thể nghe được nhờ vào một chương trình thông tin phức tạp được phát triển bởi Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ.

Những âm thanh mà ông Scott cho rằng đã mất trong “chiều sinh học” của bề mặt tờ giấy đã một lần nữa khuấy động bầu thinh không trong nghiên cứu về việc thu âm, mang theo chúng một giai điệu cổ điển của Pháp dưới chất giọng của một phụ nữ.  

Đoạn nhạc có thể được nghe thấy, chỉ dài vỏn vẹn 10 giây, đã được làm sống lại sau khi yên nghỉ trong khoảng một thế kỷ rưỡi.

Bản ghi âm từ năm 1860 (đã được phục hồi âm thanh):

Những chiếc bình có thể nói chuyện

Nhiều nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết về khả năng tái lập các âm thanh được tình cờ in lên một bề mặt phẳng, tương tự như điều đã xảy ra trong trường hợp của máy ghi chấn động âm của ông Scott.

Trên thực tế, có một “truyền thuyết” đã được phổ biến rộng rãi về khả năng tái xuất các giọng nói từ những bình gốm cổ đại vốn đã thu giữ được các dao động âm thanh khi đất sét vẫn còn tươi mới.

Để trang trí một bình hoa với các hoa văn hình xoắn ốc, người thợ thủ công có thể dùng một cọng rơm cào nhẹ lên bề mặt cục gốm ướt đang chuyển động trên bàn xoay. Như một kết quả không chủ ý, cục gốm này sẽ thu thập các sóng âm từ môi trường xung quanh. Theo cách này cọng rơm có thể đang lần theo một “vệt âm” trên đất sét.

TAMTHUC

Trong một thí nghiệm khác, ông Woodbridge nói rằng ông đã phát hiện được các vết tích âm nhạc trên lớp vải tiếp xúc với các dao động, trong khi ông đã phủ lên nó một lớp sơn màu xanh dương. Nhà nghiên cứu này thậm chí còn nói rằng ông đã tìm kiếm và phát hiện thấy từ “xanh dương”, vang ra từ miệng ông khi cây bút lông chuyển động.

Khi các nhà nghiên cứu từ chương trình “MythBusters”, một chương trình truyền hình khoa học nổi tiếng ở Mỹ, tiến hành các thí nghiệm với các bình đất sét vào năm 2006, họ đã không thu được kết quả gì nhiều hơn những âm thanh rối loạn, và không thể nhận ra được giọng nói của người ở trong đó. Tuy nhiên, các âm thanh đã được thu thập trên một tinh thể hình kim bất ổn định, một phương pháp có độ tin cậy không cao, khó tạo ra chất lượng âm thanh tái lập tốt.

Ngoài ra, như đã được khám phá ra bởi giáo sư âm học người Thụy Điển Mendel Kleiner, bàn xoay của người thợ gốm cần phải đạt được những vòng quay tốc độ cao để có thể thu giữ một cách chính xác các dao động.

Truyền thuyết hay công nghệ khiếm khuyết?

Cuộc khám phá của ngành âm học đã bắt đầu với việc xem xét toàn diện lĩnh vực khoa học giả tưởng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các bình gốm là một mốc lịch sử quan trọng.

Như rất nhiều thí nghiệm đã cho thấy, một sự dao động âm thanh từ nhân tố thô sơ (như cọng rơm) cào lên một bề mặt phẳng nhẵn (như bùn hoặc sơn) thường sẽ luôn bị áp đảo bởi các dao động mạnh, như mạch đập của người thợ thủ công.

Tuy nhiên, điều này không phải để nói rằng sự tái lập âm thanh là khả thi. Câu trả lời có lẽ nằm trong một công nghệ phát triển hơn, dưới một dạng thức “đọc quang học” (tương tự như đọc mã vạch tia laser) thay vì cào cây kim một cách vụng về lên một vết lõm hiển vi.

Nhìn từ một góc độ nhất định, thế giới có thể chứa đầy các bản ghi âm về các thời kỳ khác; chúng ta chỉ cần một công cụ thích hợp để tái lập chúng. Nếu “giả thuyết cái bình” được chứng minh là đúng, thì với một công nghệ tương đối tân tiến chúng ta sẽ có thể tái lập các âm thanh được lưu giữ trong hàng triệu nét bút lông xuyên suốt trong lịch sử trên các bức tường, tranh sơn dầu, đồ gốm, và các tác phẩm khác.

Tác giả: Leonardo Vintini, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/binh-dat-set-thiet-bi-ghi-am-thoi-co-dai.html