Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
bi-an-co-the-nguoi-kha-nang-nhin-xuyen-tuong-dua-tren-nghien-cuu-can-tam-ly Bí ẩn cơ thể người: ‘Khả năng nhìn xuyên tường’ dựa trên nghiên cứu cận tâm lý
Friday, 13/05/2016 10:00 am

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

“Cận tâm lý học” (parapsychology) đã bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 như một bộ môn tâm lý học thực nghiệm mới. Mục đích của nó là chứng thực thông qua khoa học thực nghiệm về sự tồn tại của các tiềm năng trên cơ thể người và các nhân tố ảnh hưởng đến những tiềm năng này.

Tiềm năng cơ thể người còn được gọi là “công năng đặc dị”, và ở phương Tây nó được biết đến với cái tên “hiện tượng Psi”, có nghĩa là “chưa biết”. “Hiện tượng Psi” đã được nghiên cứu theo hai loại chính:

Trong hơn 70 năm nghiên cứu thực nghiệm, người ta đã chứng thực được sự tồn tại của những công năng này. Các nhà khoa học đã nhận thức thêm và hiểu rõ hơn rằng những công năng này đều bắt nguồn từ một dạng năng lượng tâm lý bí ẩn, điều mà sinh lý học hiện đại đã công nhận. Để vén bức màn bí ẩn bao phủ các tiềm năng của cơ thể người, người ta phải đột phá những rào cản cố hữu mà khoa học hiện đại dựng nên và thiết lập một cách tiếp cận mới để nhận thức cơ thể người và vũ trụ.

Vào cuối năm 2001, “Nghiên cứu cơ sở về cận tâm lý” (The Fundamental Study of Parapsychology) đã được biên soạn và xuất bản bởi nhà cận tâm lý nổi tiếng, K.R. Rao. Cuốn sách điện tử này đã tổng kết các thí nghiệm trong lĩnh vực cận tâm lý và sau đó phân tích kết quả. Qua tham khảo cuốn sách này, chúng ta có thể thấy được sự tiến bộ trong nghiên cứu lĩnh vực cận tâm lý và cùng nhau thảo luận về các bí ẩn của cơ thể người.

Công năng nhìn xuyên tường: Chuỗi thí nghiệm Pearce-Pratt

Công năng nhìn xuyên tường (clairvoyance) chỉ khả năng nhìn một đồ vật bị che khuất hoặc được ngăn cách bằng một bức tường (“cách tường khán vật”). Thí nghiệm kinh điển trong lĩnh vực này chính là chuỗi thí nghiệm Pearce-Pratt.

Năm 1934, Tiến sĩ J.B. Rhine thuộc Đại học Duke ở Hoa Kỳ đã thiết kế 5 bộ thẻ được gọi là Thẻ Trắc nghiệm Siêu cảm (Extrasensory Testing Cards). Trên mỗi bộ thẻ là một hình vẽ đơn giản: hình tròn, hình vuông, hình chữ thập, hình sóng nước và hình ngôi sao.

Bằng việc sử dụng 5 bộ thẻ này, ông và cộng sự, Tiến sĩ J.G. Pratt, đã tiến hành một chuỗi thí nghiệm trên một học sinh, H. E. Pearce, Jr., người tuyên bố là sở hữu công năng nhìn xuyên tường.

Các thí nghiệm được tiến hành 34 lần trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1933 đến tháng 3 năm 1934. Năm loại thẻ (tổng cộng 25 thẻ) đã được sử dụng vào mỗi lần thí nghiệm. Người được thí nghiệm, Pearce, Jr., ngồi trong một căn phòng nhỏ tại thư viện Đại học Duke, trong khi cộng sự Pratt ngồi trước một chiếc bàn ở tòa nhà cách nơi mà ông có thể thấy Pearce từ 100-200 thước. Trước khi thí nghiệm bắt đầu, Pratt trộn một cách ngẫu nhiên những tấm thẻ và đặt chúng ở phía bên phải chiếc bàn, với mặt thẻ có hình úp xuống. Một cuốn sách cũng được đặt ở giữa chiếc bàn.

Ngay khi thí nghiệm bắt đầu, Pratt chọn một tấm thẻ bằng tay phải và đặt nó lên cuốn sách với mặt có hình úp xuống. Cùng lúc đó, Pearce cố gắng đoán xem hình trên chiếc thẻ là gì. Một phút sau, Pratt dùng tay trái để chuyển chiếc thẻ từ cuốn sách sang phía bên trái của chiếc bàn với mặt thẻ úp xuống, và rồi chọn tấm thẻ tiếp theo bằng tay phải. Với mỗi chiếc thẻ được chọn trong vòng một phút, quá trình này tiếp tục cho tới khi 25 chiếc thẻ được lấy hết. Những chiếc thẻ luôn được đảm bảo là úp xuống trong toàn bộ quá trình, và cả Pearce và Pratt đều không thể nhìn thấy các hình vẽ.

TAMTHUC

Tham khảo:

1. Rhine, J. G. Extrasensory Perception. Boston: Boston Society for Psychic Research, 1934.

2. Rhine, J. G. Some basic experiments in Extrasensory Perception-a background, Journal of Parapsychology, 1937,1,70-80.

3. Russell, W. Examination of ESP records for displacement effects. Journal of Parapsychology, 1943,7,104-17.

Theo Pureinsight

Trong chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưỏng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/bi-an-co-the-nguoi-kha-nang-nhin-xuyen-tuong-dua-tren-nghien-cuu-can-tam-ly.html