Trong đêm giao thừa và tuần đầu tiên của năm mới, người ta đã ghi nhận được hiện tượng cá chết và hàng trăm con chim rơi trên đất ở cả 4 châu lục. Các chuyên gia đã rất nhanh chóng đưa ra lời giải thích, tuy vậy trong những trường hợp bất thường như vậy mà khoa học hiện đại vốn chưa từng trải nghiệm trước đây, ai mới thật sự là chuyên gia?
Hàng loạt con chim đã chết một cách kỳ lạ ở Beebe, Arkansas, Mỹ. Hiện tượng này đang làm bối rối các nhà khoa học. (Ảnh: Internet)
Hàng nghìn con cá chết trôi dạt vào bờ biển Jersey, Mỹ. (Ảnh: Cục Bảo vệ Môi trường New Jersey)
Có rất nhiều phỏng đoán về nguyên nhân đằng sau từng vụ việc như vậy. Một số người cho rằng các sự kiện này có liên hệ với nhau; số khác lại nghĩ rằng chúng xảy ra một cách độc lập. Tôi nghĩ rằng chúng ta đang đi đến kết luận một cách quá vội vàng.
Không một “cách giải thích” nào cho tới nay hoàn toàn phù hợp với loại hiện tượng này. Chúng ta phải nhận thức được rằng khoa học không thể lý giải được tất cả mọi thứ trong vũ trụ, nên cần phải giữ một thái độ khiêm tốn khi nghiên cứu các hiện tượng vượt khỏi phạm vi hiểu biết hiện tại. Nếu không, chúng ta đang tự giới hạn bản thân mình vào những sự việc chúng ta đã biết, dẫn tới các phỏng đoán ban đầu vốn không thật sự lý giải được các sự việc nhưng vẫn mặc nhiên được công nhận như những quan điểm mang tính chuyên môn.
Cho đến nay, các giả thuyết chính được đưa ra nhằm giải thích cho hiện tượng cá chết bao gồm bệnh tật, sự thay đổi đột ngột nhiệt độ môi trường, và sự sụt giảm nồng độ khí oxy trong nước. Thông thường, đây là những cách giải thích khá hợp lý cho hiện tượng cá chết, nhưng không đúng trong các trường hợp cụ thể này. Những vụ cá chết này xảy ra với số lượng lớn, và tất cả chúng đều diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn.
Bầy cá không tử vong trong một quãng thời gian dài, mà chỉ ngay trong đêm, và ở hầu hết các khu vực nơi xảy ra hiện tượng này, người ta chỉ ghi nhận được một chủng loài cá chết. Nếu các nguyên nhân sinh học và môi trường đã dẫn đến hiện tượng cá chết, thì tại sao chúng đều tử vong trong cùng một ngày, và tại sao các loài động vật biển khác không bị làm sao?
Đối với loài chim, hầu hết các chuyên gia cho rằng chúng rơi rụng xuống mặt đất vì lý do pháo hoa, đường dây điện, mưa đá tầm cao, hoặc sấm sét. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là, các bầy chim này lại không rơi xuống cùng một lúc hay ít lâu sau khi diễn ra sự kiện bắn pháo hoa, mưa đá tầm cao, hoặc sấm sét.
Về giả thuyết mưa đá tầm cao và sấm sét, câu hỏi đặt ra là, tại sao những trường hợp tử vong tương tự lại không xảy ra trong những ngày cũng có thời tiết xấu khác?
TAMTHUCTrái: Chim két cánh đỏ giống cái. Phải: Chim két cánh đỏ giống đực. (Ảnh: Internet)
Tôi chưa tận mắt nhìn thấy loài chim này ở Arkansas, nhưng trong tất cả các bức ảnh trên truyền thông tôi đã xem qua, bao gồm hình chụp các nhà nghiên cứu đang khám nghiệm xác các con chim, tôi chưa từng nhìn thấy một con chim két cánh đỏ cái. Tại sao không ai đặt nghi vấn về vấn đề này?
Chỉ những cá thể chim đực mới bị phát hiện rơi rụng ở Arkansas: Ảnh chụp màn hình kết quả tìm kiếm trên Google cho thấy các bức ảnh từ vụ việc bầy chim rơi rụng ở Arkansas. Tất cả các con chim trong hình chụp đều là con đực. Nhần vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên).
Ngoài ra, không phải tất cả các con chim được phát hiện trên mặt đất đều đã chết. Nếu đúng như những gì các chuyên gia bảo chúng ta, rằng các con chim đã bị đau tim hoặc bay đâm vào các tòa nhà khi bị hù dọa bởi tiếng pháo hoa, tại sao chúng không chết trong không trung từ một cơn đau tim hoặc đâm vào một tòa nhà và sau đó rơi xuống đất? Hoặc đầu tiên bị điện giật, sau đó rơi xuống dưới đất?
Với ý kiến cho rằng bầy chim này hẳn đã gặp phải tình huống rất chấn động, Susie Kesielke, người chăm sóc bầy chim tại vườn thú Los Angeles, đã trao đổi với kênh CNN: “Loài chim két thường nghỉ ngơi theo bầy vào mùa đông, và chúng ngủ sâu hơn hầu hết các loài động vật khác”.
Nhưng nếu chúng ngủ sâu hơn hầu hết các loài động vật khác, thì phải chăng một số loài động vật trú ngụ trên cây khác mới nên là đối tượng bị sốc tỉnh, và sau đó tử vong?
Nick Nuttall, người phát ngôn của tổ chức Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (United Nations Environment Programme – UNEP), đã hành xử như một nhà khoa học có trách nhiệm hơn. “Khoa học đang vật lộn để giải thích những điều này. Đây là ví dụ về những điều kinh ngạc tự nhiên vẫn có thể mang đến”, ông trao đổi với kênh Reuters.
Trên thực tế, có nhiều thứ kỳ dị hơn đã xảy ra trong nhiều thế kỷ, như đã được chỉ ra trong một bài viết trên Đại Kỷ Nguyên về các cơn mưa vật thể.
Theo bài viết này, nhà nghiên cứu người Mỹ Charles Fort (1874–1932), người đã sưu tầm được khoảng 60.000 mẩu tin từ các báo, tạp chí, và các nguồn tin khác về các sự kiện lạ thường, đã dành nhiều năm nghiên cứu cái được gọi là các cơn mưa vật thể. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã ghi nhận được các cơn mưa thập tự giá, mưa rắn, mưa tem Trung Quốc cổ đại, mưa máu, mưa ếch, mưa động vật, mưa bông cotton, mưa dầu, và mưa các loại chất lỏng khác.
Năm 1578, một trận mưa chuột vàng cỡ lớn đã trút xuống Bergen, Na-uy.
Vào hai năm 1873 và 1877, tạp chí Scientific American đưa tin thành phố Kansas (Mỹ) đã bị những con ếch bao phủ sau một cơn bão, và một trận mưa rắn đã xảy ra ở thành phố Memphis, bang Tennessee, Mỹ.
Vào tháng 2/1877, một chất liệu dạng bông, màu vàng đã trút xuống khu vực Penchloch, Đức. Theo báo cáo, chất liệu này khá đặc, có mùi thơm, và có đủ loại hình dạng từ mũi tên, hạt cà phê, cho đến các đĩa hình tròn.
Một nghiên cứu của nhà động vật học người Úc Gilbert Whitley đã ghi nhận được 50 trận mưa cá vào năm 1972.
Tháng 5/1981, tại Naphlion, Hy Lạp, rất nhiều con ếch đã rơi xuống từ bầu trời, sau khi di chuyển một quãng đường dài, vì chủng loài ếch này chỉ được tìm thấy ở Bắc Phi.
Sau một cơn bão ếch vào tháng 7/1901, các nhân chứng ở Minneapolis, Minnesota, phát hiện thấy bốn con đường đã bị ếch bao phủ với độ dày lên đến gần 7 cm, khiến người dân không thể đi lại.
Ngày 23/10/1947, trong khoảng từ 7 đến 9 giờ sáng, một bầy cá đã rơi xuống thành phố Marksville, bang Louisiana, Mỹ, và đụng phải một vài người đi đường, với mật độ khoảng một con trên mỗi mét vuông.
Ngày 28/6/1957, hàng nghìn con cá nhỏ, ếch nhỏ và tôm nhỏ đã đã trút xuống trong một trận mưa rào tại Magnolia Terminal gần thành phố Thomasville, bang Alabama, Mỹ. Rất nhiều con cá rơi xuống vẫn còn sống.
Tháng 12/1974, một cơn mưa trứng luộc kéo dài khoảng vài ngày đã trút xuống một ngôi trường tiểu học ở hạt Berkshire, Anh.
Năm 1969, một cơn mưa thịt và máu đã đổ xuống một vùng diện tích lớn ở Brazil.
Năm 1989, những con búp bê bằng gỗ với phần đầu bị đốt cháy hoặc cắt bỏ đã rơi xuống từ trên bầu trời thị trấn Las Pilas, Cantabria, Tây Ban Nha.
Ngày 6/2/2004, hơn 10.000 con chim sẻ núi, một loài chim nhỏ, đã rơi xuống trên bầu trời tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
Ngày 18/8/2004, một cơn mưa cá đã xuất hiện ở hạt Powys, xứ Wales, Vương quốc Anh.
Ngày 26/7/2005, một cơn mưa nhện đã trút xuống làng Odzaci, Serbia. Những con nhện này không phải là chủng loài động vật bản địa.
Năm 2007, có một trận mưa ếch đã nhỏ xuống thành phố Alicante, Tây Ban Nha.
Xuyên suốt trong lịch sử, nhiều người đã từng chứng kiến những cơn mưa động vật đổ xuống từ trên bầu trời. Trận mưa nhện này đã được ghi nhận tại Argentina vào đầu năm 2007. (Ảnh: Christian Oneto Gaona)
Ngày 31/7/2008, trời đã đổ mưa máu (báo cáo đã được xác thực qua phân tích trong phòng thí nghiệm) tại thị trấn Choco, Colombia.
Tháng 6/2009, một trận mưa nòng nọc đã xuất hiện tại tỉnh Ishikawa của Nhật Bản.
Cơn mưa cá nhỏ và nòng nọc đã xuất hiện tại tỉnh Ishikawa của Nhật Bản vào tháng 6/2009. (Ảnh: Internet)
Vào ngày 25 và 26 tháng 2 năm 2010, một chủng loài cá rô bản địa của Úc với danh pháp khoa học Leiopotherapon unicolor đã trút xuống thị trấn nhỏ Lajamanu, Úc, cách bờ biển khoảng 300 km. Khi được phát hiện, những con cá này vẫn còn sống.
Theo báo cáo của các kênh truyền thông, các nhà khoa học cho rằng những con cá này đã bị cuốn lên trời dưới sức hút của các cơn lốc xoáy, vòi rồng, rồi di chuyển theo những đám mây, sau đó rơi lại xuống đất, cách xa địa điểm ban đầu.
Tuy nhiên, không có hồ chứa nước nào gần đó, và cũng không có bão xoáy hay vòi rồng nào được ghi nhận tại thời điểm này, hoặc trong những ngày trước khi xảy ra hiện tượng kỳ lạ tại thị trấn Lajamanu.
Lý thuyết này cũng không giải thích được tại sao chỉ một loài động vật hoặc vật thể nhất định rơi xuống từ trên bầu trời. Tại sao một luồng khí chỉ cuốn lên tất cả các cá thể ếch trong, ví như một hồ nước, mà lại không cuốn theo nó lượng nước, bùn, tảo, và các chủng loài sinh vật khác cũng chính trong hệ sinh thái này?
Một số người lý giải rằng các vật thể nhân tạo rơi xuống đất là các vật thể rơi ra từ máy bay, nhưng điều đó là không thể vì nếu nó xảy ra như vậy, thì các nhân chứng hẳn đã nhìn thấy những chiếc máy bay này. Chỉ đến năm 1903 anh em nhà Wright mới thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên, và các nhân chứng không báo cáo nhìn thấy bất kỳ chiếc máy bay nào trong tất cả các trường hợp kể trên.
Như đã được báo cáo trước đây trong một bài viết trên Đại Kỷ Nguyên, những người dân làng ở Yoro, Honduras, không coi các cơn mưa vật thể là một điều gì đó kỳ lạ. Họ đã quen với việc chuẩn bị các dụng cụ trữ đựng như xô, chậu vào mùa mưa hàng năm từ tháng 5 cho đến tháng 7 bởi vì mưa cá là một hiện tượng xảy ra thường niên ở đây.
Dân làng thậm chí còn tổ chức hội mừng mỗi năm để kỷ niệm “món quà từ trên trời rơi xuống” này. Hiện tượng này sẽ bắt đầu khởi màn như một cơn bão bình thường, nhưng khi cơn mưa chấm dứt, trên mặt đất sẽ tràn ngập các con cá sống.
Mưa cá ở Honduras. (Ảnh: Internet)
“Năm 1970, Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ (National Geographic) đã gửi các chuyên gia tới Honduras để khảo sát hiện tượng thời tiết ly kỳ này. Họ phát hiện thấy những con cá rơi xuống từ trên trời đều có cùng kích cỡ—dưới 15 cm—và đều bị mù. Các nhà nghiên cứu đã xác định được chủng loài, nhưng không thể tìm thấy tư liệu ghi chép về giống cá này ở địa phương”.
Sưu Thần Ký—một cuốn cổ thư của Trung Quốc ghi chép lại các truyền thuyết, truyện ngắn và tin đồn về linh hồn, ma quỷ, và các hiện tượng siêu nhiên—có ghi chép lại một sự kiện xảy ra vào thời Đông Hán (khoảng 2000 năm trước). Truyện kể rằng lúc đó hơn 10.000 con chim—trong tiếng Trung từ này đồng âm với từ “quý tộc”—đã đánh nhau đến chết tại lăng mộ của Hán Xung Đế. Hán Linh Đế, người kế thừa vương vị, đã qua đời vào ba năm sau. Không lâu sau đó, các quan viên trong triều bắt đầu tranh giành quyền lực, và triều nhà Hán chính thức đi đến hồi kết, với Trung Quốc bị phân thành ba quốc gia khác nhau, mở màn cho thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử.
Các học giả Trung Quốc cổ đại cho rằng hiện tượng bầy chim đánh nhau tại lăng mộ hoàng tộc là một sự điểm hóa (gợi ý) của thiên thượng về các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai.
Dù đây có phải là một sự trùng hợp hay không, một điều đáng nói là đã có rất nhiều sự kiện kỳ lạ xảy ra trong năm 2015 qua. Bất kể hiện tượng này là tự nhiên hay siêu nhiên, nó có thể cung cấp cho chúng ta một sự hiểu biết về năm mới.
Các sự kiện kỳ lạ trong năm 2015: