Grace Lark* là một luật sư môi trường, và một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Nhưng bà cũng bảo vệ công lý với những khả năng đặc biệt của mình, khi tìm kiếm các món đồ bị thất lạc bằng trực giác rồi gửi lại cho người chủ, và tìm kiếm những người bị mất tích qua giấc mơ.
Thực ra, những khả năng này không quá “kỳ lạ” nếu nhìn qua ống kính của nền văn hóa bản địa Châu Mỹ, bà nói.
“Ở nền văn hóa phương Tây nói chung, các vật thể và tự nhiên là không có sự sống”, bà Lark nói. “Tuy nhiên, những người bạn thổ dân của tôi lại nhìn thế giới dưới một con mắt hoàn toàn khác biệt. Trong một thế giới khi giới tự nhiên có thể giao tiếp [với nhau], người chết có thể quấy nhiễu [người sống], và các món đồ vật có sở hữu năng lượng, thì sự vắng mặt của cái chúng ta gọi là ‘sự trùng hợp’ thật sự là một điều đáng kinh ngạc”.
Có một dịp, bà Lark đang ở trong một khu buôn bán đồ cũ. Bà có một niềm hứng thú với các món cổ vật của thổ dân bản địa Châu Mỹ (bà từng là một nhà khảo cổ học trước khi chuyển sang ngành luật môi trường), và yêu thích việc lục lọi tìm kho báu.
Bà đang ở trong một cửa hàng ở tầng hầm khu thương mại, và trong một góc tối là một thùng thưa đặt trên sàn xi-măng. Trong thùng thưa là bức ảnh chụp một thổ dân bản địa với thuốc vẽ bôi lên mặt và một cái mề đay đính hạt. Trái tim bà nhộn nhịp khi nhìn thấy nó.
Trong tâm trí, bà nghĩ tới một người thổ dân bản địa mạnh mẽ bà quen biết. Bà tự hỏi nếu bà có thể mang bức ảnh này cho ông. Câu trả lời “Không” vang lên trong đầu bà. Thay vào đó, một người bạn khác của bà xuất hiện trong tâm trí.
Bà cho người bạn này xem bức ảnh. Đó là người anh em sinh đôi của ông, vốn đã qua đời ở Đức trong Thế chiến II.
Bức ảnh này thuộc quyền sở hữu của em gái ông, nhưng cô đã bị tước đoạt nó. Người chồng cũ đã lấy trộm rất nhiều đồ dùng cá nhân của cô và nói rằng ông ta đã tiêu hủy chúng. Bức ảnh này nằm trong số những thứ cô nghĩ mình đã mất vĩnh viễn.
Câu trả lời “Không” vang lên trong đầu bà. Thay vào đó, một người bạn khác của bà xuất hiện trong tâm trí.
Nhờ thu hồi bức ảnh này thông qua một sự “trùng hợp” như vậy, người phụ nữ này có cảm giác như anh trai cô đã trở lại. “Tôi không biết liệu cô ấy có biết đau buồn hay không”, bà Lark nói. Bức ảnh này đã phần nào làm dịu nỗi đau của người em gái.
TAMTHUCBà đã tìm thấy một món đồ gia truyền khác bị đánh cắp. Người trộm nó đã bảo người chủ rằng con trai ông, lúc đó lên 5 tuổi, đã đánh vỡ nó. Khi món đồ này được tìm thấy, một vết rạn nứt trong mối quan hệ giữa hai cha con đã được chữa lành.
Trong một trường hợp khác, một di vật của cha hoặc mẹ để lại cho đứa con đã bị thất lạc. “Việc tìm lại món đồ cho đứa trẻ nói lên rằng đứa trẻ không bị lãng quên, rằng chúng được yêu thương”. Bà Lark nói. “Đó là một biện pháp phục hồi tổn thương với hiệu quả đáng kinh ngạc”.
Bà đã tìm thấy khoảng 70 món đồ vật theo cách này cho cư dân ở bốn bộ lạc.
Thật khó để miêu tả cái trực giác đã dẫn bà tới các món đồ vật và những người đã đánh mất chúng, bà Lark nói. “Giống như tôi nghe hay nhìn thấy thứ gì đó; đôi lúc các món đồ vật gọi tôi với như thể cái cảm giác nam châm này. Tôi thường có thể tìm thấy câu chuyện… bằng cách nào đó nó sẽ nêu tên linh hồn người đó cho tôi”.
Đôi lúc các món đồ vật gọi tôi với như thể cái cảm giác nam châm này.
— Bà Grace Lark
Khả năng này không chỉ có tác dụng đối với các món cổ vật ở Bắc Mỹ. Bà từng tìm mua một chiếc bàn Leopold cho chồng. Chồng bà có một mối liên hệ với nhà sinh thái học quá cố Aldo Leopold, mà cha ông là người sáng lập công ty sản xuất bàn ghế Leopold.
Tìm kiếm trên mạng, bà đã tìm thấy một chiếc bàn trị giá 300 USD cộng khoảng vài trăm đô tiền vận chuyển. Ngày tiếp theo, bà đến một cửa hiệu đồ cũ và tìm thấy một chiếc ghế được bán nửa giá tại mức 20 USD. Bà chưa từng nhìn thấy một chiếc bàn Leopold tại một cửa hiệu đồ cũ trước đó và bà chỉ nhìn thấy hai chiếc bàn như vậy trong vòng suốt 15 năm sau sự kiện này.
Bà có tài năng tìm kiếm thứ bà cần, khi bà cần.
“Tôi khá đặc biệt, nhưng tôi không nghĩ mình là người duy nhất”, bà Lark nói.
Bà đã nghe kể về “những người tìm kiếm” trong nền văn hóa bản địa. Tại một hội thảo được tổ chức gần đây của thổ dân bản địa Châu Mỹ, bà đã lắng nghe cách thức một người theo dõi giấc mơ tìm thấy một cuộn giấy làm từ vỏ cây bu-lông bị thất lạc khi nhìn thấy địa điểm của nó trong một giấc mơ.
Bà Lark không mơ về các món đồ vật bà muốn tìm kiếm, nhưng bà đã mơ về những người bị thất lạc, từ đó hỗ trợ công tác tìm kiếm họ.
Bà đã mơ về những người bạn của mình ở Mexico đang giúp những đứa trẻ trên phố. Mười đứa trẻ đã bị mất tích. Trong giấc mơ, bà nhìn thấy con đường vào một cái phòng, và bà nhìn thấy một họa sĩ không mặc quần.
Nhờ vào miêu tả của bà về người họa sĩ kỳ lạ trong giấc mơ, những người bạn của bà đã biết được nên tìm kiếm tại tòa nhà nào ở địa phương. Lũ trẻ, tuổi từ 4 đến 14, thật sự đã tiến vào tòa nhà bỏ hoang này và tìm thấy căn phòng giống với miêu tả của bà Lark.
Tòa nhà này đã bị sập và lũ trẻ đã bị mắc kẹt ở đó trong vòng 4 ngày.
Bà Lark từng gặp một sĩ quan cảnh sát, và người này bảo với bà rằng sở cảnh sát của ông thường nhờ đến sự giúp đỡ của những người theo dõi giấc mơ.
Bà Lark nhìn nhận chứng nghiện mua sắm như một hệ quả sai lệch cho bản năng săn bắt và hái lượm. Bà sử dụng khả năng của mình để làm điều tốt cho cộng đồng.
Ga-ra của bà chất đầy các món đồ gia dụng được bán hạ giá cho người nghèo. Thông qua sở thích tìm kiếm các món đồ vật có ý nghĩa trong các cửa hiệu đồ cũ và những nơi khác, bà đã giúp mọi người tìm kiếm những món đồ vật bị thất lạc.
Bà tưởng tượng một show truyền hình thực tế: trong đó mọi người được yêu cầu chi tiêu trong một khoản định mức để sắm sửa cho các nạn nhân của một vụ cháy nhà đã thiệt hại nhiều tài sản. Đây là một việc có thể giúp sản sinh ra những người theo dõi giấc mơ hữu ích.
Thông qua việc chia sẻ câu chuyện bản thân, bà Lark mong muốn có thể khích lệ các bạn trẻ sở hữu các năng lực tương tự, nhưng không hiểu chúng, hãy mạnh dạn vận dụng chúng đúng cách.
“Đây quả là một trải nghiệm cá nhân kỳ diệu”, bà nói. Thật khó để chia sẻ với người khác, vì nền văn hóa [phương Tây] của chúng ta không có một ngôn ngữ phù hợp để miêu tả nó, bà giải thích.
Nó cũng không mang tính “khoa học” như nền văn hóa chúng ta đòi hỏi: “Tôi không nghĩ tôi có thể tái lập điều này trong một [môi trường] phòng thí nghiệm”, bà nói. “Điều này rất là mơ hồ”.
“Nó đã trở thành một bộ phận bí mật trong đời tôi, bởi vì quá khó để diễn tả nó”.
*Grace Lark là một hoá danh. Bà Lark đề nghị được giấu danh tính của mình.
TS Bernard D. Beitman là một giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Virginia. Ông từng là chủ tịch khoa tâm thần học tại Đại học Missouri-Columbia. Xem trang blog Connecting With Coincidence (Kết nối với sự trùng hợp), để tìm hiểu thêm về các nghiên cứu về sự trùng hợp của ông.
Trong chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưỏng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.
Tác giả Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên Anh ngữ và Bác sĩ, Ts Bernard D. Beitman.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/nguoi-phu-nu-tim-nguoi-mat-tich-trong-mo-tim-do-that-lac-nho-truc-giac.html