Mùa hè năm 1930, một loạt các bài báo đã mô tả khám phá gây chấn động: một chủng tộc người khổng lồ được khai quật từ hai gò mộ ở hạt Doddridge, bang Tây Virginia, Mỹ.
Theo tờ Clarksburg Daily Exponent số ra ngày 15/6/1930, trong một bài viết với tựa đề Hai gò mộ thời tiền sử của người bản địa được phát hiện gần thành phố Morganville (Two Prehistoric Indian Mounds Found Near Morganville – tác giả Bruce Horton), hai gò mộ này nằm tại trang trại của ông Benjamin Zahn ở thành phố Morganville, cách thành phố Salem 19 km về phía Tây. Theo bài viết, giáo sư Ernest Sutton từ trường Đại học Salem là người tiến hành các cuộc khai quật.
Bài viết có những tuyên bố hùng hồn về một “chủng tộc hiện đã bị thất lạc” được phát hiện chôn trong các gò mộ:
“Bộ lạc hay chủng tộc cụ thể này, vốn từng cư ngụ ở vùng đất này của bang, được cho là có những thành viên cao từ 7 đến 9 feet (2,1 – 2,7m)…”
Theo bài viết, trong số hai gò mộ này, có một gò “có chiều cao 6 feet (1,8 m) và đường kính gần 15 feet (4,5 m)”, chứa một loại mộ cự thạch “được tạo hình từ các tảng đá lớn, bẹt”, vốn được “lèn chặt một cách cẩn thận bằng đất sét”. Trong mộ là thi thể một người đang ngồi, có lẽ là vị trưởng tộc.
Cũng theo bài viết này, gò mộ thứ hai “có chiều cao 3 m và đường kính khoảng 18 m, bên trong chứa ba thi thể, một trong số đó là “một người đàn ông sở hữu chiều cao và sức mạnh đáng nể, khi cao đến khoảng 7 feet, 6 inch (228,6 cm)”, được mai táng gần trung tâm gò đất và “được bao phủ cẩn thận bởi các khối đá bẹt”. Một bộ xương khác cũng từ gò đất này được miêu tả là “được bịt kín khí trong một cái hòm bằng đất sét”.
Một bài viết khác, có tựa đề Giáo sư Đại học Salem phát hiện các bộ xương khổng lồ trong các gò mộ (Salem Professor Discovers Huge Skeletons in Mounds) đã xuất hiện trên nhật báo Charleston Gazette số ra ngày 15/6/1930. Theo bài viết này, các gò đất chứa “cái được Giáo sư Ernest Sutton, trưởng khoa lịch sử của trường Đại học Salem, nhìn nhận là bằng chứng quý giá về một chủng tộc người khổng lồ từng cư trú ở khu vực này của bang Tây Virginia vào hơn 1000 năm trước”. Bài báo cũng đề cập đến bốn thi thể trong hai gò đất, với các kích thước “cho thấy họ sở hữu chiều cao từ 7 đến 9 feet (2,1 – 2,7 m)”. Một thi thể được niêm phong trong hòm bằng đất sét, có “chiều cao 7,5 feet (2,28 m)”.
Mùa xuân năm 2015, các tác giả mở một cuộc điều tra những khám phá được thực hiện này từ rất lâu về trước. Đầu tiên, các bài viết trên báo chí đều đề cập đến việc GS Sutton đã gửi những mẫu vật từ hai gò đất ở trang trại Zahn tới Viện bảo tàng Smithsonian. Trên thực tế, các biên bản của viện bảo tàng có ghi chú việc tiếp nhận một vài hiện vật từ “Gò đất Zahn-Maxwell”, bao gồm một đầu mũi tên/thương/giáo mác, áo giáp phần cổ màu xám đen, và một cái đĩa sa thạch. Trong các bài viết trên báo, cái đĩa được miêu tả là có một vài đường thẳng chạm khắc trên một mặt bên. Theo biên bản tiếp nhận ngày 9/7/1930, ba hiện vật này đã được Ernest sutton và Oris Stutler trực tiếp quyên tặng cho bảo tàng.
Đây hiển nhiên là các hiện vật khai quật được từ các gò đất bí ẩn. Quý độc giả có thể quan sát các hiện vật này trực tiếp trên trang web của Trung tâm Tìm kiếm Hiện vật của Viện bảo tàng Smithsonian tại đây.
TAMTHUCBản thân Page Lockard dường như rất hứng thú với bộ xương đặc biệt này:
“Ông Lockard đã thu thập các mảnh xương và mang chúng về nhà”.
GS Sutton sau đó đã dịch chuyển phiến đá lớn bên dưới bộ xương, hé lộ bốn lưỡi dao, các mảnh ống, một cái dùi bằng xương, đá nạo lửa, một đầu mũi tên màu đen, một viên đá lửa, và một hòn đá banner màu xám xanh được đập vỡ làm hai.
Điều đáng chú ý là, một nghiên cứu đối chứng tiết lộ rằng các thông tin trên mặt báo, được đăng tải 29 năm trước khi xuất hiện các tài liệu của GS Sutton, có các chi tiết gần như hoàn hảo.
Lấy ví dụ, tờ Clarksburg Daily Exponent nói rằng bằng chứng đầu tiên cho sự tồn tại của mộ táng trong gò đất Zahn-Maxwell là “các cục than và dấu vết một vài mảnh xương bị đốt cháy” được phát hiện trong một rãnh khai quật ở phía đông gò mộ.
Bản thân GS Sutton cũng đã miêu tả một khu vực tương tự chứa “chất liệu hữu cơ đen huyền” và “các mẩu than và tro”.
Tờ Exponent cũng cho biết rằng “toàn bộ gò mộ đã được bao phủ bởi các tảng đá lỏng lẻo (không được lèn chặt)”, trong khi GS Sutton tuyên bố “gò mộ đã được bao phủ bằng một lớp đá sa thạch bảo vệ tốt với các kích thước khác nhau”.
Tờ Exponent miêu tả đĩa sa thạch có đường kính 7,6 cm, và báo cáo của GS Sutton cũng cung cấp một số đo đường kính tương tự, kèm theo độ dày của mỗi đĩa là 0,48 cm. Tờ Exponent thậm chí còn miêu tả chính xác các hiện vật được GS Sutton phát hiện bên dưới phiến đá lớn trong gò Zahn:
“… bên dưới phiến đá lớn đặt thi thể có chôn ống, đá banner, các đầu mũi tên, các đầu mũi giáo, và những dụng cụ khác được đẽo gọt từ các viên đá lửa”.
Về chi tiết thi thể được “bịt kín khí”, tờ Exponent nói rằng thi thể đã được “bao phủ và niêm phong” trong đất sét, sau đó được nung nóng trong một công đoạn có “nhiều ứng dụng của đất sét và nhiều thao tác nướng khác nhau”, vốn tương đồng với cách diễn giải của GS Sutton rằng “thi thể đã được bọc trong đất sét nhão và khối đất sét này đã được nung nóng hoặc nướng lên”.
Tờ Charleston Gazette cho biết bộ xương này, vốn “được bọc trong một khuôn nặn bằng đất sét” là “[hiện vật] được bảo quản tốt nhất” trong gò đất, “với tất cả xương sống và các xương khác ngoại trừ xương sọ” đều còn nguyên vẹn. Điều này trùng khớp với miêu tả về thi thể của GS Sutton, khi nói rằng “đây là bộ xương hoàn chỉnh đầu tiên được phát hiện”, và rằng “hộp sọ của bộ xương vẫn còn nằm trong gò mộ”.
Mục đích của phần nội dung bên trên là để chứng minh rằng trong trường hợp hiếm hoi này, độ chính xác của các chi tiết trong một bài báo về một cuộc khai quật gò mộ có thể được đối chiếu chéo với công tác hiện trường của người khai quật. Dữ liệu được đưa ra trong hai bài viết là gần đúng với các chi tiết đươc chính GS Sutton chia sẻ, ngoại trừ một số khác biệt trong kích thước gò mộ. Điều này mâu thuẫn rõ rệt với nhận định của những nhà phê bình thuyết về người khổng lồ, những người thường xuyên quy chụp các tuyên bố của báo chí liên quan đến các cuộc khai quật vào thế kỷ 19 và 20 cho xu hướng gây giật gân, câu khách đơn thuần.
Một yếu tố quan trọng không thấy đề cập đến trong báo cáo của GS Ernest Sutton là kích thước các bộ xương. Tuy nhiên, có bằng chứng từ các bài báo và báo cáo của GS Sutton cho thấy tính khả tín trong các tuyên bố về sự tồn tại của các bộ xương khổng lồ. Cả tờ Exponent và tờ Gazette đều nói rằng có một thi thể với tầm vóc khổng lồ trong gò mộ Zahn-Maxwell (Do-2). Sự khác biệt là tờ Exponent tuyên bố bộ xương dài “7 feet, 6 inch” (2,28 m) đã được phát hiện gần trung tâm gò đất, trong khi tờ Gazette nói rằng chính cái bộ xương được bọc trong khuôn nặn bằng đất sét mới sở hữu chiều cao “7,5 feet” (2,28 m). Vì cả hai bài báo, và chính GS Sutton, đã lưu ý rằng chính cái thi thể được bọc trong khuôn nặn bằng đất sét này là bộ xương được bảo quản tốt nhất trong gò mộ, nên chúng tôi cho rằng đây chính là một trong hai người khổng lồ được tìm thấy ở đây.
Chỉ có duy nhất một bộ xương khác tại khu mộ với phần di thể đủ nguyên vẹn để có thể được đo đạc kích thước là thi thể đơn nhất trong mộ đá từ gò đất Zahn (Do-1), theo GS Sutton. Vì các báo cáo trên báo chí đều quy bộ xương cao 2,28 m cho gò đất Zahn-Maxwell (Do-2), nên sẽ hợp lý khi cho rằng thi thể đơn từ gò đất Zahn (Do-1) là nguồn gốc của bộ xương cao 9 feet (2,7 m) được báo cáo trên hai tờ Exponent và Gazette. Liệu kích thước lạ thường của bộ xương này có phải là nguyên nhân ông Page Lockard đã mang nó đi?
Có thể có một lời giải thích cho nguyên nhân vì sao GS Sutton không đề cập đến kích thước các bộ xương trong báo cáo của mình. Trên thực tế, việc thiếu vắng các số đo này lại có thể củng cố cho giả thuyết về sự tồn tại một số thi thể với kích thước khổng lồ.
Điều quan trọng cần lưu ý là báo cáo của GS Sutton không được công bố mãi cho đến năm 1958 – 29 năm sau các chuyến khai quật ban đầu vào mùa hè năm 1929. Gò Zahn là gò mộ đầu tiên được ông tiến hành khai quật, là dấu mốc khởi đầu một sự nghiệp lâu dài trong vai trò một nhà khảo cổ học nghiệp dư công tác ở bang Tây Virginia và bang Ohio.
Là một người làm việc bên ngoài giới khảo cổ chính thống, nên có thể lúc ban đầu GS Ernest Sutton đã không biết được chính sách bảo mật được ban hành dưới quyền curator (giám đốc) khoa nhân chủng học vật lý, ông Ales Hrdlicka từ Viện Smithsonian về việc báo cáo các bộ xương khổng lồ. Từ kết quả của những trường hợp này, GS Sutton có thể đã bước ra công chúng với cái được ông nhìn nhận là các phát hiện nhân chủng học cực kỳ quan trọng vào tháng 7/1930, và sau đó tránh né đề cập đến kích thước các bộ xương trong báo cáo chính thức của mình vào gần ba thập kỷ sau đó.
Bài viết trên tờ Gazette có đề cập cụ thể đến thông tin thu thập được từ chính bản thân GS Sutton, người đã có một số động thái trình diện vào buổi tối ngày 14/6, ngay trước ngày xuất bản bài viết (15/6). Các chi tiết mở rộng và chính xác được đưa ra trong bài viết trên tờ Exponent có thể là vì có ký giả đã tham gia sự kiện đó, vốn có thể đã được tổ chức tại Đại học Salem, nơi GS Sutton giảng dạy môn Lịch sử và Địa lý.
Có bằng chứng cho thấy việc áp đặt các lệnh cấm hành vi báo cáo về các thi thể khổng lồ trong các vụ khai quật sau đó của GS Sutton. Trong giai đoạn từ tháng 9/1962 đến tháng 10/1963, GS Sutton đã khai quật gò đất Johnson-Thompson ở hạt Athens, bang Ohio. Tuy nhiên, một số vấn đề đã ngăn cản việc xuất bản báo cáo chính thức mãi cho đến tháng 7/1966 trên tạp chí Ohio Archaeologist (Nhà khảo cổ bang Ohio). Một số các ấn bản này đã được đề cập đến trong một bức thư trao đổi giữa GS Ernest Sutton và Martha Potter từ Hiệp hội Lịch sử bang Ohio. Bức thư đề ngày 21/3/1966.
Trong số các câu hỏi được giải đáp có bao gồm các phương pháp được GS Sutton sử dụng để xác định chiều cao các bộ xương: “Tôi để ý thấy một số câu hỏi của cả ông và TS Baby về kích thước các thi thể và công thức tôi đã sử dụng. Bằng phương pháp phân tích và kiểm tra, tôi phát hiện thấy độ dài xương đùi bằng khoảng 1/3 tổng chiều cao”.
Trong thư, GS Sutton cũng khẳng định với ông Potter rằng “báo cáo về gò đất Johnson-Thompson đã được chỉnh sửa theo hướng dẫn và hiện đã được gửi lại”. Đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy các tổ chức “chính quy” đang áp đặt các tiêu chí cụ thể khi xuất bản các dữ liệu khảo cổ. Liên quan đến việc này, việc đề cập cụ thể đến số đo chiều cao bộ xương trong bức thư của GS Sutton cho thấy trường hợp này nằm trong phạm vi áp dụng những tiêu chí này.
(Xin gửi lời cám ơn lớn tới Joshua Magaw vì đã cung cấp các bức thư cá nhân của GS Sutton để phục vụ cho cuộc điều tra này).
Chú thích của tác giả: Bài viết này có đề cập đến môt nguồn thông tin không rõ nguồn gốc. Tuy rằng nguyên tắc của chúng tôi là không sử dụng các nguồn tin không rõ nguồn gốc trong các bài viết được xuất bản, nhưng đây là một trường hợp ngoại lệ, vì chúng tôi cảm thấy các khả năng được đưa ra trong cuộc điều tra này có thể có một tầm quan trọng nhất định.
Tác giả: Jason Jarrell và Sarah Farmer, Ancient Origins.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch
TRÂN TRỌNG THÔNG BÁO: Thời báo Đại Kỷ Nguyên nay đã có ứng dụng đọc báo tiện lợi với tốc độ nhanh trên di động. Mời quý độc giả tải ứng dụng theo đường dẫn sau: Android | IOS |
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/nguoi-khong-lo-hat-doddridge-cac-khu-mo-chon-mot-chung-toc-that-lac-phan-1.html