Một phụ nữ ở bang Wisconsin (Mỹ) đã cố gắng có thai trong 5 năm. Một ngày nọ, chồng của cô thức dậy và cảm thấy nôn nao như ốm nghén trước mùi vị của bữa sáng.
Anh chạy vội vào phòng tắm và nôn thốc nôn tháo. Hiện tượng này lặp lại vào sáng hôm sau. Phải chăng anh đã bị loét dạ dày? Không phải vậy. Lý do là vì người vợ đã mang thai.
Người chồng đã trải qua triệu chứng ốm nghén nhưng vợ anh thì không. Triệu chứng của anh tiếp diễn trong vòng bốn tháng sau đó trong khi người vợ vẫn không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Các triệu chứng của anh vẫn xuất hiện ngay cả khi anh đang ở cách xa vợ.
Triệu chứng mang thai đồng cảm (còn gọi là hội chứng couvade – hiện tượng người chồng ốm nghén thay vợ) bắt nguồn từ các phản ứng sinh lý song song xuất hiện trên một người sắp làm bố.
Trong một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Memorial ở Canada, đàn ông và phụ nữ có mức độ hóc-môn prolactin và cortisol tương đồng vào thời kỳ trước khi em bé chào đời.
Sau khi sinh, các ông bố và bà mẹ sẽ có nồng độ hóc-môn sinh dục thấp hơn (testosterone đối với nam và estradiol đối với nữ). Những ông bố xuất hiện triệu chứng mang thai đồng cảm có nồng độ prolactin cao hơn và mức suy giảm testosterone lớn hơn.
Vì sự gia tăng nồng độ prolactin dường như sẽ làm gia tăng mối liên kết giữa các cá thể, nên các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng những thay đổi hóc-môn này đóng một vai trò nhất định trong việc liên kết người bố với đứa trẻ.
Có vài lý thuyết tâm lý học để giải thích cho hội chứng couvade, nhưng chúng dường như không thỏa đáng. Những lý thuyết này cho rằng nguyên nhân của hội chứng couvade là do sự đố kỵ của người đàn ông đối với đứa bé sắp chào đời; cái cảm giác bị thay thế và “cho ra rìa”.
Theo quan điểm của tôi (tác giả – Tiến sĩ Bernard Beitman), người đàn ông mắc hội chứng couvade sẽ trở nên hết sức hòa hợp với người vợ đang mang thai. Trong trạng thái đó, người chồng sẽ cảm thụ được các cảm giác của người vợ theo nghĩa đen, trong khi không cố ý.
TAMTHUCTheresa đã quán xuyến thêm nhiều công việc khó khăn mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, trong khi chồng cô chỉ đảm nhận những việc vặt nhẹ nhàng hơn trong tình trạng ốm nghén lúc ấy.
Nếu chúng ta hiểu được cơ chế đằng sau hội chứng couvade, chúng ta có thể tiến gần đến việc giải thích hiện tượng “simulpathity” (tạm dịch: đồng thấu cảm) – sự trải nghiệm nỗi đau của một người thân đang xa cách.
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/hoi-chung-couvade-chong-om-nghen-khi-vo-mang-thai.html