Trực giác, như nhiều người nghĩ, phải chăng là thứ gì đó mơ hồ, trừu tượng, còn khoa học thì trái lại, rất rõ ràng, hữu hình, và có căn cứ?
Tuy vậy, hai “phương thức tiếp cận vấn đề” tưởng như đối nghịch này lại có thể kết hợp với nhau. Theo Tiến sĩ William H. Kautz, tương lai của khoa học sẽ được dựa vào đó.
Tiến sĩ William Kautz. (Ảnh: Internet)
TS Kautz nhận bằng Tiến sĩ Khoa học từ Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vào năm 1951, và đã tiến hành nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học máy tính tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Stanford (Stanford Research Institute (SRI) International) trong 34 năm, cùng với các công trình nghiên cứu khác trong lĩnh vực địa vật lý, y tế, hóa học, và các ngành khoa học xã hội. Năm 1977, ông thành lập Trung tâm Trực giác Ứng dụng (Center for Applied Intuition), một tổ chức có trụ sở tại thành phố San Francisco (Mỹ) chuyên thực hiện các nghiên cứu về bản chất của trực giác và ứng dụng của nó trong nhiều lĩnh vực khoa học.
“Khoa học hiện đang đi vào một ngõ cụt khi cố gắng tìm ra một cách thức bao hàm các yếu tố tâm thức trong khi [không bao hàm các yếu tố tâm trức trong các nghiên cứu của nó]”, Tiến sĩ Kautz nói, và phá lên cười trước nghịch lý này. “Nó đang cố gắng khám phá lĩnh vực chủ quan bằng các phương thức khách quan”.
TS Kautz là một “nhà khoa học khá cứng nhắc” khi ông bắt đầu sự nghiệp của mình, ông nói. Người vợ thích khám phá của ông đã mở ra trước mắt ông những chân trời mới, giới thiệu ông với những chuyên gia trực giác (nhà ngoại cảm) có khả năng nói ra những điều về ông mà ông chưa từng tiết lộ với bất kỳ ai—những người có khả năng trả lời những câu hỏi ông chưa hề nêu ra. Những khoảng khắc “À há!”, như cách ông miêu tả các cuộc gặp gỡ của ông với những người như vậy, đã dẫn ông đến hành trình tìm kiếm một vị trí cho trực giác trong khoa học. “Hay đúng hơn là, tôi đã tìm được một vị trí cho khoa học trong trực giác”, ông nói.
“Trực giác là một phương thức khác để nhận biết”, TS Kautz nói. “Nó cũng được gọi là nhận thức thiên bẩm”. Khi trực giác mách bảo bạn một điều gì đó, bạn nói: “Bạn thường sẽ chối bỏ nó ngay tức thì—một sự thật đột ngột có thể khiến bạn không vui—nhưng đôi lúc nó đánh trúng đích và bạn chỉ đơn giản biết rằng nó đúng; không chất vấn, cũng không nghi ngờ. Đó là cách thức trực giác hoạt động”.
Xem thêm:
“Trực giác là gì? Đó là khả năng thu thập kiến thức một cách trực tiếp, không cần sử dụng đến lý trí, cảm nhận, hay trí nhớ theo cách thức thông thường”.
Nhà tâm lý học Carl Gustav Jung (Public Domain)
Phát minh xuất hiện như hệ quả của một hành động mang tính xây dựng… Yếu tố có giá trị thực sự là trực giác.
-Albert Einstein
Khi các nhà khoa học đang tìm kiếm một “Lý thuyết cho mọi thứ” có thể dung hòa sự xung khắc này, TS Kautz đang làm phần việc của mình để thúc đẩy nền khoa học theo hướng ông cảm thấy có thể là một phương thức tiếp cận toàn diện hơn: sử dụng trực giác. Điều này có thể cho phép chúng ta khám phá các lĩnh vực chủ quan và phi vật chất bằng các phương thức khách quan.
Xem thêm:
Vào thế kỷ 17, những nhà huyền bí và các kiến thức mang tính trực giác của họ đã bị “cho ra rìa” bởi phương pháp khoa học của Ngài Francis Bacon. Giờ đây, TS Kautz đã cho thấy rằng trực giác có thể sẽ sở hữu các lợi thế rất lớn nếu được thêm vào các phương pháp khoa học. Ông bắt đầu bằng cách sử dụng trực giác để tìm kiếm câu trả lời cho một số câu hỏi khoa học chưa thể giải đáp. Sau đó, ông sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống để xác thực những kiến thức thu thập được từ trực giác.
Vào cuối những năm 1970, TS Kautz đã tập hợp một nhóm 8 người sở hữu những khả năng trực giác mạnh mẽ. Ông đã bảo họ, từng người một, suy nghĩ xem làm thế nào để dự đoán tốt hơn các trận động đất. Những người này được chọn ra từ công chúng, và họ không phải các nhà khoa học.
Mặt đường bê tông bị nứt gãy sau một trận động đất. (Ảnh: S. Dubi/iStock)
Ông đã thu thập các câu trả lời nhất quán của họ về các dấu hiệu cảnh báo động đất vào một bản nhận thức chung. Năm 2012, ông xem lại bản nhận thức này và viết một bài báo được đăng trên ấn bản mùa thu của Tạp chí Khám phá Khoa học, có tiêu đề “Kích phát động đất: Xác minh các hiểu biết thu thập được từ bản nhận thức chung trực giác”.
Trong bài viết, ông đã nói như sau: “Việc tái xem xét những phát hiện từ trực giác này sau 30 năm, đối chiếu với rất nhiều những phát hiện sau này đã được báo cáo trên các tạp chí địa vật lý chủ đạo, đã cho thấy rằng các chuyên gia trực giác đã cung cấp những thông tin mới lạ, có ý nghĩa, và vô cùng chính xác về tác nhân gây động đất và các dấu hiệu cảnh báo có liên quan”, ông đã viết.
Lấy ví dụ, các nhà trực giác đã gợi ý tìm kiếm các dấu hiệu cảnh báo trong thượng tầng khí quyển và tầng điện ly, một ý tưởng vượt quá sức tưởng tượng của các nhà địa chấn học vào thời đó. Nhưng vào thập niên 80, các vệ tinh mới đã phát hiện được một vài sự kiện mang dấu hiệu cảnh báo như vậy, bên trên đỉnh đầu ngay trước lúc xuất hiện các cơn địa chấn chủ chốt. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu (bao gồm các nhà khoa học NASA) đã vận hành một số chương trình giám sát để tìm kiếm các dấu hiệu cảnh báo nhiệt và điện từ trong tầng điện ly sử dụng các vệ tinh và các phương tiện khác.
Khi được hỏi trực giác đến từ đâu, TS Kautz trả lời: “Vậy sự thiện lương đến từ đâu? Bạn sinh ra cùng với nó, nó là [bản chất] của con người”.
Tiến sĩ Pierre-Richard Cornely, một kỹ sư điện tại trường Cao đẳng Eastern Nazarene College ở Massachusetts (Mỹ), đã trình bày nghiên cứu mới của ông theo cách thức tương tự tại buổi họp thường niên năm 2014 của Hiệp hội Địa Vật lý Hoa Kỳ (American Geophysical Union). Theo tạp chí Earth Magazine, TS Pierre-Richard Cornely đã phát hiện thấy một tình trạng hoạt động bất thường của electron trong bầu khí quyển được các vệ tinh ghi nhận bên trên bầu trời Haiti dẫn đến một trận động đất mạnh 7 độ Richter đã tàn phá thủ đô Port-au-Prince của nước này vào ngày 12/1/2010. TS Cornely hy vọng có thể sử dụng mạng lưới định vị toàn cầu GPS ở Haiti để thu thập số liệu mật độ electron, từ đó có thể giúp phát hiện những sự gia tăng ứng suất trước khi bất kỳ trận động đất nào xảy ra trong tương lai.
Ivy Carter Beaumont, một giáo viên ở Anh vào những năm 1930, đã nói một thứ ngôn ngữ kỳ lạ, và sử dụng nó rất nhiều. Cô tuyên bố đây là tiếng Ai Cập cổ đại, mặc dù các nhà Ai Cập học ở London đã phủ nhận điều này vào thời điểm đó—họ đã từ chối nhìn nhận lời tuyên bố này một cách nghiêm túc và không nghiên cứu nó sâu hơn, TS Kautz nói.
Chữ tượng hình Ai Cập. (Ảnh: Wrangel/iStock)
TS Kautz đã lục tìm nghiên cứu nguyên gốc, trong đó bao gồm 44 quyển sổ ghi chép chứa đầy các bản nội dung phiên âm và một đoạn băng ghi âm giọng nói của cô Beaumont. Ông cũng đã xem xét hồ sơ ghi chép các cuộc hội thoại giữa cô và một nhà Ai Cập học không chuyên, người đã chèn các nguyên âm của cô vào khoảng vài chục các mẫu văn bản Ai Cập để ông có thể đối thoại với cô.
Các văn bản viết tay tiếng Ai Cập trên các di chỉ cổ đại và trong các tư liệu không có các nguyên âm, nên không ai biết được rằng thứ ngôn ngữ thất truyền này được phát âm như thế nào. Vì Beaumont hoàn toàn có thể hiểu những gì nhà Ai Cập học nói với cô sau khi ông chèn các nguyên âm của cô vào, và điều này cho thấy cô thật sự có khả năng nói tiếng Ai Cập cổ đại, TS Kautz giải thích.
Xem thêm:
Các bài kiểm tra khả năng đọc hiểu/nghe hiểu chi tiết hơn được TS Kautz thực hiện cũng đã xác nhận sự tương đồng giữa ngôn ngữ của Beaumont và thứ ngôn ngữ được viết trên các di chỉ.
“Thí nghiệm Ai Cập này mang tính thực nghiệm khá cao”, TS Kautz nói. “Vấn đề thực sự ở đây là làm thế nào để tích hợp cái khả năng bẩm sinh mà mỗi người chúng ta đều có này—trực giác—vào ngành khoa học hiện đại, vốn đang vận hành theo một cách thức khá khác biệt. Bất kỳ sự thay đổi nào trong khoa học cũng phải cần thời gian, và chúng tôi biết điều đó, bởi vì đối diện trước mặt bạn là rất nhiều người cần phải thuyết phục và rất nhiều niềm tin cần phải thay đổi. Vậy nên chúng tôi cố gắng làm thứ gì đó dựa trên các bằng chứng [thực tại] ở đây, vì như vậy sẽ phù hợp hơn với lối tiếp cận dè dặt cẩn trọng, với phía mặt thực nghiệm của khoa học”.
Trong chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưỏng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.
Tác giả Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên Anh ngữ
Đọc bản gốc ở đây.
Sử dụng bản dịch của Tinh Hoa net
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/buoc-dot-pha-trong-khoa-hoc-ung-dung-truc-giac-trong-nghien-cuu.html