Những chất gây nghiện nào mạnh nhất? Câu hỏi này tưởng chừng đơn giản, nhưng câu trả lời lại phụ thuộc vào đối tượng được hỏi.
Từ quan điểm của các nhà nghiên cứu khác nhau, tiềm năng gây nghiện của một chất có thể được đánh giá dựa trên tác hại nó gây ra, giá cả chất đó ngoài chợ đen, mức độ chất đó kích hoạt hệ dopamin (chất dẫn truyền thần kinh) trong não bộ, cảm giác dễ chịu người dùng báo cáo khi dùng chất đó, mức độ chất đó gây nên các triệu chứng cai thuốc (triệu chứng khó chịu xuất hiện trong người khi ngừng sử dụng thuốc), và mức độ dễ dàng một người thử sử dụng chất đó sẽ trở nên bị nghiện.
Còn có các yếu tố khác khi đo lường khả năng gây nghiện của một chất, và thậm chí có những nhà nghiên cứu cho rằng không có chất nào luôn gây nghiện. Trong bối cảnh có nhiều luồng quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu, có một cách để xếp hạng các chất gây nghiện là thăm dò ý kiến của hội đồng chuyên môn. Năm 2007, Giáo sư David Nutt và các đồng nghiệp của ông đã đề nghị các chuyên gia về chất gây nghiện làm việc đó, và thu được một số kết quả khá thú vị.
Các chuyên gia của GS Nutt và cộng sự đã xếp heroin là loại chất gây nghiện đứng đầu, với điểm số 2,5/3. Heroin là một chất an thần, giảm đau khiến mức độ dopamin gai tăng lên đến 200% trong hệ thống tưởng thưởng (reward system) của não bộ các động vật thí nghiệm. Ngoài việc là chất gây nghiện nhất, heroin cũng khá nguy hiểm, do liều dùng gây tử vong chỉ cao gấp năm lần liều dùng gây kích thích.
Heroin còn được xếp hạng là loại chất có sức tàn phá lớn thứ hai đối với người sử dụng nói riêng và xã hội nói chung. Thị trường thuốc phiện trái phép, bao gồm heroin, được ước tính có quy mô 68 tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2009.
Tuy rằng hợp pháp ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng rượu bia vẫn bị các chuyên gia của GS Nett và cộng sự xếp hạng là chất gây nghiện đứng thứ hai (điểm số 2,2/3). Rượu bia có nhiều tác động đến não bộ, và từ kết quả các thí nghiệm trên động vật trong phòng thí nghiệm, loại chất kích thích này đã gia tăng mức độ dopamin trong hệ thống tưởng thưởng của não bộ lên đến 40-360% – mức độ gia tăng dopamin tương thích với liều dùng rượu bia của các động vật (thí nghiệm).
Khoảng 22% những người từng uống rượu bia sẽ phát triển sự lệ thuộc vào nó tại một thời điểm nào đó trong đời. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính đã có khoảng 2 tỷ người sử dụng rượu bia vào năm 2002 và có hơn 3 triệu người tử vong trong năm 2012 do sự tàn phá của rượu bia đối với cơ thể. Rượu bia cũng đã được các chuyên gia khác xếp hạng là chất có sức tàn phá mạnh mẽ nhất.
Cocain tác động trực tiếp lên cơ chế sử dụng dopamin của não bộ để truyền dẫn tín hiệu giữa các nơ-ron thần kinh. Về cơ bản, cocain ngăn chặn các nơ-ron ngắt các tín hiệu truyền dẫn của dopamin, dẫn tới sự kích hoạt bất thường các đường dẫn trong hệ thống tưởng thưởng của não bộ. Trong các thí nghiệm trên động vật, cocain đã làm gia tăng mức độ dopamin lên gấp ba lần mức độ trung bình. Ước tính có khoảng 14-20 triệu người trên thế giới sử dụng cocain, và trong năm 2009 thị trường cocain có giá trị khoảng 75 tỷ USD.
Cocain dạng đá đã được các chuyên gia xếp hạng là chất có sức tàn phá đứng thứ ba, trong khi cocain dạng bột, vốn gây kích thích nhẹ hơn, có sức tàn phá đứng thứ năm. Khoảng 21% những người từng thử dùng cocain sẽ bị lệ thuộc vào nó tại một thời điểm nào đó trong đời. Cocain tương tự như những chất kích thích gây nghiện khác, ví như methamphetamine – vốn đang ngày càng trở thành một vấn nạn do sự phổ biến tràn lan của nó – và amphetamine.
TAMTHUCSau khi xem xong 5 loại chất gây nghiện ở trên, hi vọng bạn sẽ quyết tâm hơn để không díu líu với chúng, hoặc để cai chúng một cách dứt khoát. Khoái cảm chúng mang lại chỉ là nhất thời, nhưng sự huỷ hoại cơ thể và thần kinh, thậm chí nhân cách, thì là vĩnh viễn.
Tác giả: Eric Bowman, The Conversation.
Đăng tải với sự cho phép. Xem bài gốc ở đây.
Hoàng Sâm biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/top-5-chat-gay-nghien-manh-nhat-va-tac-dong-cua-chung-len-nao-ban.html