Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
vlad-ke-dam-xuyen-nguon-goc-cua-nhan-vat-ba-tuoc-dracula-khet-tieng Vlad kẻ đâm xuyên: Nguồn gốc của nhân vật bá tước Dracula khét tiếng
Saturday, 05/03/2016 09:00 am
Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ai là nhân vật có thật đã khơi mào cho các nhà văn viết nên những câu chuyện kinh dị về Dracula?

Tuy ma cà rồng thường được liên hệ với Cơ-đốc giáo (ma cà rồng được cho là sẽ bị đẩy lùi bởi các vật phẩm thần thánh như cây thánh giá và nước thánh), nhưng niềm tin vào loài sinh vật này, hay những cá nhân có đặc tính ma cà rồng, đã xuất hiện từ những thời kỳ xa xưa. Lấy ví dụ, vào thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, có các câu chuyện kể về những loài sinh vật trở về từ cõi chết để uống máu người sống.

Năm 1896 SCN, Bram Stoker, một nhà văn người Ireland, đã viết một cuốn tiểu thuyết mang tựa đề Dracula, và kể từ đó đã trở thành một trong những tác phẩm kinh điển của dòng tiểu thuyết kinh dị Gô-tích. Tuy rằng trên thực tế Dracula là một nhân vật tưởng tượng, nhưng có thể nói rằng Stoker không hề lôi ông ra từ hư vô. Thay vào đó, Dracula được cho là đã được dựa trên một nhân vật lịch sử có thật, nhưng tính ma cà rồng của người này mạnh đến bao nhiêu thì còn tuỳ thuộc vào các độc giả.

Nhân vật Dracula của Stoker được cho là đã được dựa trên hoàng tử xứ Wallachia (Romania ngày nay) vào thế kỷ 15, Vlad III. Vlad được sinh ra vào thời điểm nào đó trong khoảng từ 1428 đến 1431, có lẽ ở thành phố Sighisaora, Transylvania. Tiền tố ‘Dracul’ ở đầu là dựa theo tên của cha ông, nghĩa là rồng (Dragon), bắt nguồn từ vị trí của cha ông, Vlad II Dracul, trong Hội Rồng (Order of the Dragon). Đây là một hội hiệp sĩ được thành lập bởi Sigismund, vị vua của Hungary, nhằm bảo vệ Cơ-đốc giáo ở Đông Âu chống lại Đế quốc Ottoman (hay Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ).

vlad dracula ke dam xuyen
Chân dung của vương công Vlad III trong lâu đài Ambras. (Ảnh: Wikipedia)

Năm 1442, Vlad và anh trai của ông, Radu, đã bị người Ottoman bắt làm con tin để có được sự trung thành của cha họ. Năm 1448, Vlad đã được phóng thích, và cùng với sự hỗ trợ từ Ottoman, ông đã chiếm ngai vàng xứ Wallachia trước khi bị lật đổ vào mùa thu cùng năm. Tuy nhiên, Vlad đã lấy lại được ngai vàng vào năm 1456 và trở thành Hoàng tử xứ Wallachia cho tới năm 1462. Năm 1462, quân Ottoman, dưới sự lãnh đạo của vua Melmed II (cũng chính là vị sultan đã chiếm đóng Constantinople), đã xâm lược Wallachia, nhưng đã bị đẩy lùi khi Vlad viện đến lối đánh du kích.

Tuy nhiên, thắng lợi của Vlad không kéo dài quá lâu, khi Melmed II đã bỏ lại người em trai của Vlad, Radu, để mang quân đến đánh Wallachia. Tuy đã đánh thắng quân Ottoman thêm một số trận, nhưng Vlad lại nhanh chóng tiêu hết tiền và phải nhờ tới sự trợ giúp của quân Hungary/bị họ chặn đứng khi đang rút quân trở về. Kết quả là, Vlad đã bị bắt và tống giam vào nhà ngục. Ông chỉ được thả ra khỏi tù vào 12 năm sau. Cái chết đột ngột của Radu vào năm 1475 đã cho phép Vlad một lần nữa lấy lại ngai vàng của Wallachia vào năm 1476, nhưng ông đã mất cùng năm trong một trận đánh với quân Ottoman.

Tuy rằng Vlad khá nổi tiếng trên khắp Châu Âu bởi sự tàn bạo của mình (theo một số nguồn tin), những có lẽ chính phương thức hành hình yêu thích của ông đã đem lại cho ông vị thế như đã có trong lịch sử. Sau khi chết, Vlad III được biết đến với biệt danh Vlad Tepes (kẻ đâm xuyên).

Đóng cọc là phương thức hành hình yêu thích của Vlad, và theo ghi chép ông đã làm điều này trên diện rộng. Người ta cho rằng sau khi rút lui khỏi một trận đánh chống lại quân Ottoman vào năm 1462, ông đã đóng cọc và đem đi trưng bày khoảng 20.000 người bên ngoài thành phố Targoviste như một cách để ngăn cản quân Ottoman đang đuổi theo phía sau. Đòn tấn công tâm lý này đã có hiệu quả, khi có tuyên bố cho rằng cảnh tượng này quá ghê rợn đến nỗi Melmed II, sau khi chứng kiến quy mô tàn sát của Vlad và cảnh tượng hàng nghìn cái xác đang phân hủy đang bị quạ rỉa, đã quyết định quay đầu lại và trở về Constantinople.

TAMTHUC

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/vlad-ke-dam-xuyen-nguon-goc-cua-nhan-vat-ba-tuoc-dracula-khet-tieng.html