Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
cac-nghi-thuc-thu-toi-quai-go-nham-phan-quyet-toi-trang-trong-phien-toa-trung-co Các nghi thức ‘thử tội’ quái gở nhằm phán quyết tội trạng trong phiên tòa Trung Cổ
Sunday, 21/02/2016 09:00 am

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Lịch sử của ngành tư pháp hình sự và khoa học pháp y thật sự rất hấp dẫn bởi vì tất cả những nghi thức phi lý và mê tín mà các tòa án từng dựa vào để phán quyết tội trạng mãi cho đến thế kỷ 19.

Trước khi xuất hiện các phương pháp xét nghiệm máu, phân tích dấu vân tay, và thử ADN, thì rất nhiều nơi đã viện đến nhiều phương pháp thử tội khác nhau để xác định tội trạng của một nghi phạm. Lấy ví dụ, để chứng minh một kẻ sát nhân là có tội, rất nhiều tòa án ở Châu Âu đã dựa vào loại hình phiên tòa thử tội bao gồm một thi thể “chảy máu”.

Một phiên tòa thử tội là một phương pháp thời cổ đại nhằm mục tiêu phán quyết một nghi phạm là có tội hay vô tội, và có thể được tìm thấy trong nhiều nền văn hóa trên khắp thế giới. Những cộng đồng xã hôi từng viện đến một phiên tòa thử tội tin rằng các vị thần sẽ chỉ trừng phạt kẻ có tội và bảo vệ người vô tội khỏi tai họa. Những phiên tòa thử tội kiểu này đã được áp dụng cho các tội danh như giết người, dị giáo, và thuật phù thủy.

Có rất nhiều loại hình thử tội mà một tòa án có thể dùng để “phán quyết” sự trong sạch của một đối tượng tình nghi. Trong một phiên tòa bằng lửa, nghi phạm sẽ phải bước qua lớp than nóng bỏng hay dùng tay không lôi một vật thể ra khỏi ngọn lửa đang cháy. Nếu anh ta hay cô ta không bị hề hấn gì, thì họ sẽ được tuyên bố vô tội, và ngược lại. Trong một phiên tòa bằng nước, một nghi phạm sẽ bị trói lại rồi thả xuống nước. Nếu vô tội, họ sẽ bị chìm; ngược lại nếu có tội, họ sẽ nổi lên trên mặt nước.

Một phiên tòa thử tội khác, có từ cuối thời kỳ Đế quốc La Mã, đã được dành riêng cho các nghi phạm mang tội sát nhân. Phép thử tội Bier-right, hay Cruentation, được dựa trên niềm tin cho rằng cơ thể sẽ vẫn có thể nghe và phản ứng (trước các yếu tố ngoại lai) một thời gian ngắn sau khi chết, vậy nên nếu một kẻ sát nhân tiến đến gần và chạm vào thi thể nạn nhân của họ, cái xác sẽ chảy máu và sùi bọt mép. Tên gọi Bier-right bắt nguồn từ cái xe ba gác, gọi là bier, chuyên dùng để chở thi thể hay quan tài. Cruentation bắt nguồn từ tiếng Latin ‘cruentatio’, có nghĩa là nhuộm máu hay ‘cruentare’ có nghĩa là làm đổ máu.

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/cac-nghi-thuc-thu-toi-quai-go-nham-phan-quyet-toi-trang-trong-phien-toa-trung-co.html