Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
y-nghi-cua-con-nguoi-ton-tai-o-dau-tren-phuong-dien-vat-chat Ý nghĩ của con người tồn tại ở đâu trên phương diện vật chất?
Wednesday, 20/01/2016 09:00 am
Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Trong nhiều năm, các nhà triết học đã băn khoăn tự hỏi ý thức và vật chất liên hệ với nhau như thế nào, và vật lý học hiện đại đang chen chân vào cuộc tranh luận này. Dưới đây là một số giả thuyết về vị trí hoặc cách thức các ý nghĩ của chúng ta tồn tại trên phương diện vật chất.

Trí quyển (Noosphere), liên hệ với Internet

Teilhard de Chardin, một thầy tu và nhà cổ sinh vật học theo dòng tu Jesus, đã đề cập đến khái niệm “noosphere (trí quyển)” vào nửa đầu thế kỷ 20. Ông dự đoán rằng tại một giai đoạn phát triển trong tương lai của nhân loại, một lớp màng chứa các ý nghĩ và trải nghiệm tập thể sẽ bao trùm lên toàn bộ thế giới.

noosphereNoosphere –  một lớp màng chứa các suy nghĩ và trải nghiệm tập thể sẽ bao trùm toàn bộ thế giới. (Ảnh: Internet)

Trong cuốn “Hiện tượng của nhân loại”, ông đã viết: “Đây không phải như một cá thể vĩ đại nào đó đang được sinh ra—với tứ chi, hệ thần kinh trung ương, các cơ quan thụ cảm, và trí nhớ—trên thực tế, cơ thể của sinh mệnh vĩ đại đó đã đến đây để thỏa mãn các tham vọng được dấy khởi bên trong thực thể biết suy nghĩ với ý thức mới được hình thành này?”

Rất nhiều người đã gán một mối liên hệ giữa trí quyển của De Chardin và mạng Internet. Liệu mạng Internet có được nhìn nhận là một địa hạt trong đó ý thức tập thể của chúng ta tồn tại hay không?

Các ý nghĩ của con người tồn tại trong các chiều khác

Bernard Carr, một giáo sư toán học và thiên văn học tại trường Đại học Queen Mary ở London, cho rằng ý thức của chúng ta sẽ có thể tương tác với các chiều khác. Albert Einstein từng nói rằng có ít nhất bốn chiều. Chiều thứ tư là thời gian, hay thời không (thời gian – không gian), vì Einstein cho rằng không gian và thời gian không thể bị tách rời.

GS Carr lý luận rằng các giác quan vật lý của chúng ta chỉ cho chúng ta thấy được một vũ trụ 3 chiều, tuy nhiên trên thực tế có ít nhất 4 chiều. Những thứ tồn tại trong các chiều cao hơn là các thực thể chúng ta không thể tiếp cận bằng các giác quan vật lý. Ông nói rằng những thực thể như vậy vẫn phải tồn tại trong một loại hình không gian nào đó.

“Các thực thể phi vật lý duy nhất trong vũ trụ mà chúng ta có thể trải nghiệm là các thực thể trong tinh thần, và … sự tồn tại của các hiện tượng siêu thường cho thấy các thực thể tinh thần phải tồn tại trong một loại hình không gian nào đó”, GS Carr đã viết.

Ý nghĩ của con người có thể đột phá chiều thời gian?

Tiến sĩ Dean Radin đã tiến hành các nghiên cứu cho thấy các ý nghĩ của chúng ta có thể tác động đến thực tại vật lý, nhưng nó có thể không phải nằm ở hiện tại hay tương lai như chúng ta vẫn tưởng. Có thể ý nghĩ của chúng ta trong tương lai sẽ tác động đến thực tại quá khứ, ông nói.

TS Radin là trưởng khoa học gia tại Viện Khoa học Tinh thần, một tổ chức phi chính phủ được lập ra bởi phi hành gia Edgar Mitchell trên chuyến thám hiểm Apollo 14 với mục tiêu nghiên cứu phạm trù ý thức. TS Radin cũng là giáo sư kiêm nhiệm của khoa tâm lý học tại trường Đại học Sonoma State University, và ông đã nắm giữ các chức vụ được bổ nhiệm tại Đại học Princeton và một số Viện Nghiên cứu ở Thung lũng Silicon, trong số các tổ chức khác.

Ông nói rằng cho đến nay ông đã có thể đo lường vật chất vô hình này, nhưng chỉ khi nó tương tác với các vật chất chúng ta có thể đo lường theo cách thức truyền thống. Sự tương tác này dường như xảy ra khi được thúc đẩy bởi ý định con người, cho thấy các ý nghĩ của chúng ta tồn tại một cách chân thực trong vùng không gian này.

Trong chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưỏng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.

Tác giả Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên Anh ngữ.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/y-nghi-cua-con-nguoi-ton-tai-o-dau-tren-phuong-dien-vat-chat.html