Có rất nhiều cuộc thảo luận trong giới y khoa về việc hướng năng lượng trong cơ thể người phù hợp với các tần số chữa bệnh trong vũ trụ. Liệu các phương pháp được quảng bá đó có thực sự hiệu quả? Hoặc liệu những phương pháp như vậy dưới góc độ khoa học có hợp lý hay không? Đây là các vấn đề thảo luận nằm ngoài phạm vi bài viết này.
Tuy nhiên, một nghiên cứu được trình bày tại hội thảo của Hiệp hội Khám phá Khoa học (Society for Scientific Exploration) ở Washington, D.C, Mỹ vào tháng 5 vừa qua, đã đưa ra giả thuyết rằng, cơ thể của chúng ta sẽ tự điều chỉnh để phù hợp với các tần số trong vũ trụ.
York Dobyns hoàn thành luận án tiến sĩ ngành vật lý tại Đại học Princeton và đã làm việc ở “Phòng Nghiên cứu những Hiện tượng bất thường Princeton” trong 30 năm. Ông là đồng tác giả nghiên cứu và là người thuyết trình tại buổi hội thảo, còn Tiến sĩ Rollin McCraty đến từ Viện HeartMath là người chịu trách nhiệm chính. Theo đó, Rollin và nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện ra rằng, các biến số môi trường như: tia vũ trụ, tình trạng hoạt động của Mặt Trời và các sóng điện từ trong bầu khí quyển Trái Đất… có thể là tác nhân gây nên 2-8% sự thay đổi trong nhịp tim.
Trong nghiên cứu của Rollin, 16 tình nguyện viên tham gia đến từ Ả-rập Xê-út (Ả-rập Saudi) đã được đo sự biến thiên của nhịp tim từ ngày 1/3 đến ngày 31/8/2012. Trong khoảng thời gian đó, 12 biến số của từ trường Trái Đất, vũ trụ và các nhân tố như nhịp điệu sinh học của cơ thể cũng được đồng thời ghi lại để xem xét khi tiến hành phân tích dữ liệu.
Kết quả thu được cho thấy, 74/120 thử nghiệm có xác suất ngẫu nhiên p < 0,05. Nghĩa là chỉ có 5% sự thay đổi của nhịp tim xảy ra một cách ngẫu nhiên. 31/120 thử nghiệm còn lại cho xác xuất p < 0,001 tức là trong những thử nghiệm này, 99% sự thay đổi nhịp tim là do các nhân tố bên ngoài tác động.
Có đến hơn 99,9% khả năng các nhân tố môi trường đã tác động đến sự thay đổi nhịp tim.
Theo TS Dobyns, hiện tượng cộng hưởng Schumann và các tia vũ trụ là một trong những nhân tố được cho thấy có sự tác động đáng kể đến sự thay đổi nhịp tim.
Trang web của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ đã miêu tả về các tia vũ trụ như sau: “Các tia vũ trụ được tìm thấy trong không gian vũ trụ, chúng rất giàu năng lượng và được phóng liên tục vào bầu khí quyển của Trái đất. Chúng đến từ mọi hướng trong không gian vũ trụ và nguồn gốc của những tia này đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn”.
Còn đối với các cộng hưởng Schumann, trang Wikipedia đã miêu tả như sau:
“Cộng hưởng Schumann là hiện tượng các bức xạ điện từ được tạo ra bao quanh theo chu vi trái đất như ở trong một hốc cộng hưởng sóng dọc. Nguyên nhân có thể do sét, nhưng biên độ của chúng cực bé cho nên chỉ có thể phát hiện bằng các máy đo có độ nhạy cao. Cộng hưởng Schumann có ảnh hưởng đối với sự thay đổi khí hậu, các hoạt động địa chấn và hệ thần kinh của con người. Loại cộng hưởng này dường như có liên hệ với các hoạt động điện trong bầu khí quyển, đặc biệt trong những khoảng thời gian hoạt động ánh sáng cường độ mạnh.
Cộng hưởng Schumann tương tự như một loại nhiệt kế, trong đó các chỉ số tần số giúp đo nhiệt độ chung của Trái Đất, cũng như sự thay đổi của khí hậu và thậm chí là có khả năng dự báo về những trận động đất lớn. Ngoài ra, tần số chính của Cộng hưởng Schumann trùng hợp với tần số Alpha của não bộ, được miêu tả như là sóng điện từ đại diện cho các hoạt động của vỏ não trong giai đoạn nghỉ ngơi, và là một trong những tham số được sử dụng đối với hệ thần kinh trung ương.”
TAMTHUCTrong chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưởng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.
Tác giả: Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Thanh Hải biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/anh-huong-cua-vu-tru-len-co-the-nguoi.html